MÔ TẢ MẪU QUAN SÁT

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng tiền vay tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 45 - 46)

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát 120 nông hộ trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Trước khi phân tích ảnh hưởng của lượng tiền vay tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ, tác giả giới thiệu khái quát thông tin về tình hình nhân khẩu học của mẫu khảo sát, như sau:

BẢNG 4.1 THỐNG KÊ NHÂN KHẨU HỌC VỀ MẪU ĐIỀU TRA

Thông tin Tần số Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 90 75,0 Nữ 30 25,0 Dân tộc Kinh 50 41,7 Khmer 63 52,5 Hoa 7 5,8

Nguồn: Thông tin tự thu thập, 2013

Dựa vào bảng thống kê, cho ta thấy số hộ có chủ hộ là nam nhiều gấp 3 lần số hộ có chủ hộ là nữ. Chủ hộ là nam có 90 hộ chiếm 75%, trong khi đó chủ hộ là nữ chỉ chiếm 25%, tương ứng 30 hộ. Điều này cho ta thấy, ở vùng nông thôn vẫn còn quan điểm ‘‘Nam là trụ cột gia đình’’, do người dân cho rằng nam mạnh mẽ hơn nữ, quyết đoán đưa ra các quyết định trong gia đình và trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động chân tay chủ yếu nên cần người có sức khỏe hơn.

Theo số liệu thống kê trong cuộc khảo sát thì chủ hộ có dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,5%, tương ứng 63 hộ, kế đến là dân tộc Kinh 50 hộ, chiếm 41,7%. Hộ có dân tộc Hoa chiếm 5,8%, tương ứng 7 hộ. Trên địa bàn nghiên cứu có hộ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hộ dân tộc Kinh và Khmer. Tuy có sự khác biệt về dân tộc, nhưng các hộ dân nơi đây sinh sống hòa thuận, xen kẽ các hộ người Khmer lại có một vài hộ Kinh, nên có thể thấy rằng không có sự khác biệt nhiều giữa điều kiện kinh tế, tập quán sản xuất, nguồn thu nhập,… của các hộ gia đình. Điều này dễ dàng kết hợp các hộ này lại với

nhau tạo thành một tập thể cùng sản xuất, chuyên môn hóa, cùng gia tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng tiền vay tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)