Ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế

Một phần của tài liệu những vẫn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng tới việt nam (2) (Trang 31 - 34)

2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM

2.3.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế

Tiêu cực Giải pháp

Kinh tế Tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại: năm 2007 là 8,48%, năm 2008 là 6,23%, 2009 là 5,32%, 2010 là 6,78%, 2011 là 5,89% , 2012 là 5,03% thấp nhất trong 13 năm qua (vneconomy)

- Giảm chi ngân sách, thắt chặt tài khóa - Cơ cấu lại nền kinh tế

- Phát triển bền vững, tăng trưởng kết hợp bảo vệ môi trường và công bằng xã hội

- Đầu tư cho giáo dục, khoa học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Cải cách hành chính, tăng tính minh bạch chuyên nghiệp trong quản lý nhà nước

- tái cấu trúc các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước để các doanh nghiệp sản xuất có được sức cạnh tranh, có công nghệ tiên tiến, có lao động lành nghề

Hệ thống tài chính ngân hàng

- Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến thời điểm cuối tháng 10, nợ xấu của toàn hệ thống chiếm khoảng 8,8 – 10%. Trong năm ngoái, nợ xấu tăng 64% và đến tháng 10/2012 thì nợ xấu tăng khoảng 66% so với 2008. Tổng dư nợ tín dụng cả nước đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, trong đó có hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản(BBC VN)

- Rà soát các khoản tiền gửi và đầu tư tại các NHTM, TCTC để có biện pháp giảm thiểu nguy cơ mất vốn, rà soát các hoạt động đầu tư, kinh doanh

- Giám sát chặt chẽ các khoản vay, đặc biệt là với những lĩnh vực rủi ro cao như BĐS, CK, đầu tư đa ngành,…tăng cường kiểm soát và phòng ngừa rủi ro với HĐ cho vay BĐS

- Việc mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm minh bạch và lành mạnh hoá hệ thống

Hoạt động xuất nhập khẩu

- Thị trường tiêu thụ, đầu ra cho hoạt động xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn và trong ngắn hạn chưa thể phục hồi.

- Điều chỉnh chính sách thuế phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu

Sức tiêu thụ ở nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… giảm đáng kể đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, nhất là dài hạn. Nếu trước đây phần nhiều doanh nghiệp có đơn hàng 6 tháng hay 1 năm, thì nay phần đông phải "ăn đong" hợp đồng 3 tháng, 2 tháng, thậm chí 1 tháng. Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu ngày càng tăng cường hàng rào kỹ thuật, một số lô hàng thủy sản, rau quả của Việt Nam đã bị cảnh báo là chất lượng chưa bảo đảm, đặt doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ mất nhiều thị trường lớn trên thế giới

Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, trong đó ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường xuất khẩu và sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu trong nước.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thương vụ trong công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm,

- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thuận lợi hóa việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ nhằm góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu…

Vốn đầu tư - Thu hẹp dòng vốn đầu tư

nước ngoài vào Việt

Nam.Trong 11 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,18 tỷ USD, bằng 78,6% so với cùng kỳ 2011 (BBC VN)

- Năm 2010, với 8,26 tỷ USD, Việt Nam xếp hạng 9 trong số các quốc gia đang phát triển về nhận kiều hối. Năm 2011, kiều hối Việt Nam đạt mức kỷ lục 9 tỷ USD, bù đắp được 92% cán cân thương mại. Vai trò của kiều hối càng thể hiện rõ khi góp phần khuấy động thị trường bất động sản với 4,7 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2012 đã thể hiện một dự báo một

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ luồng vốn ra vào của đầu tư nước ngoài, xử lý vướng mắc về thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục pháp lý

- Khuyến khích đầu tư nội địa, thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân

- Gia tăng chất lượng lao động chính là vấn đề cốt lõi bởi kiều hối đóng góp từ bộ phận này là không nhỏ (năm 2011, 8 tỷ USD). Việc Nhà Nước phối hợp với các Bộ Ngành cùng với Doanh Nghiệp tham gia vào việc đảm bảo chất lượng nguồn lao động và kiểm soát lao động ngoại quốc cũng sẽ góp phần "bơm nước" vào kênh kiều hối

năm “mất mùa” kiều hối với 23% sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Suy thoái ở Mỹ hoặc châu Âu có thể gây tụt giảm kiều hối, giảm một nguồn trao đổi ngoại tệ và thu nhập quan trọng

Thị trường chứng khoán

- Khủng hoảng tài chính khiến thị trường tài chính gặp khó khăn, các nhà đầu tư khó khăn trong việc huy động vốn và rút vốn.

Miễn thuế, không đưa chứng khoán vào nhóm phi sản xuất để tiếp cận vốn ngân hàng dễ hơn, cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ hơn 49% cổ phiếu, thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Thị trường BĐS - Hết năm 2012, tồn kho trong lĩnh vực BĐS đã xấp xỉ 41.000 tỷ đồng, trong đó tồn kho 16.469 căn chung cư, 5.176 căn hộ thấp tầng (Báo cáo của Bộ XD)

- Theo số liệu thống kê được báo cáo tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá 13, hiện nay ước tính dư nợ tín dụng liên quan đến BĐS có giá trị xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng (tương đương 50 tỷ USD), chiếm 57% tổng dư nợ cả nước. Thị trường ảm đạm thiếu thanh khoản đã làm tỷ lệ nợ xấu của khối BĐS gia tăng nhanh chóng từ đầu năm đến nay và gây mất ổn định cho hệ thống tiền tệ - ngân hàng, cũng như ảnh hưởng đến dòng vốn của cả nền kinh tế.

- mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với các chủ đầu tư hỗ trợ gói tín dụng dài hạn cho người vay mua nhà, cho phép chia nhỏ diện tích căn hộ, mua lại để chuyển thành các dự án làm nhà ở xã hội, ký túc xá… Đồng thời, sẽ tiếp tục hạ lãi suất tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay.

- phân bổ vốn nhanh, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, tập trung cho những dự án tạo sức lan tỏa lớn, nhà ở xã hội, ký túc xá học sinh, sinh viên… - đẩy mạnh thu hút đầu tư để tăng nhu cầu văn phòng làm việc, căn hộ cho thuê; điều chỉnh chính sách bán nhà cho người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam

Thị trường hàng hóa – dịch vụ

- Giảm cầu trong cả sản xuất và tiêu dùng, tồn kho tăng cao

- Đa dạng hóa thị trường hàng hóa Việt Nam

Xã hội Thất nghiệp - Tỉ lệ thất nghiệp tăng. Báo

cáo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2012 được hai cơ quan này công bố chiều 18/12 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp 9 tháng năm 2012 là 2,17%, tỷ lệ thiếu việc làm là 2,98%. Trong khi cùng kỳ 2011, 2 con số này lần lượt là 2,18% và 3,15%.

- Đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ - Trợ cấp thất nghiệp

Về con số cụ thể, thống kê cho thấy cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu việc làm. Trong đó, người thiếu việc làm ở nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn rất nhiều so với thành thị (246.000 người). Số người thất nghiệp ở khu vực thành thị là 494.000, khu vực nông thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu vực nông thôn với 1,55% Tệ nạn xã

hội - Gia tăng tệ nạn xã hội như lừa đảo, buôn lậu, cướp giật, nghiện ngập…

- Tăng cường quản lý từ trung ương tới địa phương

Tác động tiêu cực là điều khó tránh khỏi, nhưng cuộc khủng hoảng này cũng đem đến những điều tích cực cho Việt Nam ở những điểm sau:

Thứ nhất, giờ đây chúng ta có thể biết những gì có thể xảy ra để tránh trên con đường phía trước.

Thứ hai, đây là cơ hội tốt để củng cố lại hệ thống tài chính trong nước vốn đang có rất nhiều vấn để trục trặc. Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất để chúng ta có thể làm được điều này. Nhiệm vụ đầu tiên là phải bảo đảm an toàn hệ thống không để cuộc khủng hoảng tác động đến hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta.

Thứ ba, phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đi đôi với khai thác tốt hơn thị trường nội địa.

Thứ tư, là phát huy nội lực coi đây là yếu tố quyết định trên cơ sở khuyến khích mạnh khu vực tư nhân phát triển đầu tư kinh doanh, giải quyết những ách tắc để tăng mức vốn thực hiện của các dự án đầu tư trong đó có đầu tư nước ngoài. Trong quản lý điều hành thì cùng với tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, phải chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kính tế nước ta. Các doanh nghiệp phải triệt để tiết kiệm trong sản xuất là lưu thông, giảm chi phí trung gian, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm duy trì ở mức cao nhất có thể thị phần xuất khẩu.

Một phần của tài liệu những vẫn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng tới việt nam (2) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w