Thực trạng phát triển ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 94 - 97)

nhiều chính sách ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan đã được áp dụng. Những chính sách này đã thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều giữa các nước trong vùng

Tại C-CLVDT, kim ngạch thương mại của vùng có quy mô nhỏ. Đối tác thương mại chính của Stung Treng là Lào trong khi đối tác thương mại của 3 tỉnh còn lại là Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu của Stung Treng sang Lào chủ yếu là thiết bị văn phòng, thùng chứa nước, máy phát điện (sản phẩm tái xuất) trong khi nhập khẩu về vật liệu xây dựng, vải vóc, giấy, cà phê, Amino-nitrat. Giá trị xuất khẩu sang Lào đạt 118.538USD trong khi nhập về 879.918USD (năm 2009).Trong khi đó tổng giá trị xuất khẩu sang Việt Nam đạt 6.580.516 USD và chỉ nhập từ Việt Nam 1.232.705USD[16]. Tuy vậy mặt hàng mà C- CLVDT xuất sang Việt Nam chủ yếu là cao su, bột sắn dưới dạng sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp nên lợi ích thu được là chưa cao. Các sản phẩm từ nhập về từ Việt Nam chủ yếu là thực phẩm, thiết bị gia dụng, đồ điện tử. Thông qua CLVDT, Việt Nam đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

Các trung tâm thương mại tại C-CLVDT chưa mấy phát triển trong đó có chợ biên giới O Ya Dav tại Rattanak Kiri do Việt Nam giúp xây dựng từ năm 2006.

Tại L-CLVDT, hoạt động thương mại khá phát triển. Trong giai đoạn 2005-2009, L-CLVDT có thặng dư thương mại 83 triệu USD (chưa bao gồm thu nhập từ dịch vụ du lịch)

Bảng 3.4. Xuất nhập khẩu tại L-CLVDT giai đoạn 2005-2009

Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Tổng kim ngạch thương mại 2005 33.164.866 29.791.047 62.955.913 2006 27.028.567 26.007.585 53.036.152 2007 56.692.843 34.690.748 91.383.591 2008 63.181.074 42.363.521 105.544.595

2009 67.290.650 31.700.664 98.991.314

Tổng 247.358.000 164.553.565 411.911.565

Nguồn: Quy hoạch phát triển CLVDT đến 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012 Tuy nhiên trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thì gỗ và các sản phẩm từ gỗ chiếm đền 93% cho thấy tính không bền vững trong hoạt động xuất khẩu. Trong tổng số xuất khẩu thì Việt Nam chiếm 74% và Thái Lan chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu [16]. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là đồ gia dụng, linh kiện điện tử từ Việt Nam và Thái Lan. Như vậy, trong hợp tác CLVDT, Việt Nam đã khai thác được nguồn tài nguyên phong phú từ rừng của Lào và mở rộng thị trường hàng hóa của mình.

Các trung tâm thương mại ở đây chưa phát triển, mới có một siêu thị tại Pakse, còn lại là các chợ phân tán tạn các tỉnh lỵ, huyện lỵ hoặc các cụm dân cư tập trung. Tuy nhiên khối lượng hàng hóa luân chuyển không nhiều do sản xuất hàng hóa mới chỉ trong giai đoạn đầu phát triển. Tính chất sản xuất tự cung tự cấp của các hộ dân vẫn còn khá phổ biến.

Tại V-CLVDT, hoạt động thương mại diễn ra khá nhộn nhịp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân địa phương. Hoạt động xuất khẩu có bước phát triển, thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu tăng 18%/năm giai đoạn 2005-2009[16]. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là cà phê, cao su, điều, hạt tiêu, gỗ tinh chế, tinh bột sắn, đồ gỗ. Đối tác thương mại phong phú, đa dạng, trong đó đối với các đối tác Lào và Campuchia thì chủ yếu là nhập khẩu các sản phẩm thô để chế biến thành phẩm.

Hoạt động kinh tế cửa khẩu được đầu tư, đã hình thành được hai khu kinh tế cửa khẩu là Khu kinh tế cửa khẩu Đường 19 tại Gia Lai và Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y tại Kon Tum.

Bảng 3.5. Tình hình xuất - nhập khẩu thông qua các cửa khẩu của Việt Nam (Nghìn USD)

Cửa khẩu Xuất khẩu từ Việt Nam Nhập khẩu vào Việt Nam 2005 2009 2011 2005 2009 2011 Bờ Y - 10579 21808 525 24524 45771 Lệ Thanh 3204 11276 22762 18209 8033 18257 Bu Prăng 45 n.a. 1134 274 513 1070 Hoa Lư 2524 6093 19932 3698 7012 7002 Hoàng Diệu 208 959 362 798 268 430

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam (2012).

Về dịch vụ, mặc dù là khu vực có nhiều tiềm năng khai thác du lịch và đã bước đầu có những đầu tư vào dịch vụ du lịch nhưng đến nay tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch của vùng vẫn chưa được khai thác nhiều, chưa xây dựng được các tua du lịch kết nối các địa phương trong CLVDT.

Tương tự hoạt động du lịch, hoạt động dịch vụ tài chính mới chỉ ở bước đầu triển khai ở các thành phố lớn. Trong đó các tỉnh của Việt Nam phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng, các tỉnh lại Lào và Campuchia mới chủ yếu phát triển hệ thống ngân hàng phục vụ các hoạt động kinh tế mới nổi.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w