Phân tích giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang (Trang 54 - 57)

Giá trị gia tăng được tính bằng cách lấy giá bán trừ đi chi phí trung gian hoặc giá bán ra trừ giá mua vào(chưa trừ đi các chi phí tăng thêm của mỗi tác nhân). 3.4.1.1. Đối với chuỗi giá trị cá thịt

Theo kết quả bảng 3.10, giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá trị đối với sản phẩm cá nguyên con như sau:

 Nông dân nuôi cá: chi phí đầu vào của người nuôi cá là chi phí cá giống mà người nuôi phải bỏ ra để tạo ra được 1kg cá thịt. Với tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi khá cao (30 - 60%) và tuỳ thuộc vào trọng lượng cá khi thu hoạch nên chi phí trung gian mà người nuôi cá phải bỏ ra là rất cao so với giá của 1 con giống. Theo kết quả khảo sát, để có được 1kg cá thịt, người nuôi cá phải bỏ ra chi phí con giống là 7.580 đồng. Giá bán trung bình của của 1kg cá thịt là 37.842 đồng, người nuôi cá đã tạo ra giá trị gia tăng là 30.262 đồng/kg, chiếm 82,01% tổng giá trị gia tăng cho toàn chuỗi.

Bảng 3.10: Giá trị gia tăng của chuỗi giá trị cá thịt (đồng/kg) Tác nhân

Khoản mục Nông dân Thương lái Bán sỉ Tổng

1. Giá bán 37.842 39.842 43.600

2. Chi phí đầu vào 7.580 37.842 39.842

3. Chi phí tăng thêm 27.853 1.150 3.100

4. Giá trị gia tăng 30.262 2.000 3.758 36.020

5. % giá trị gia tăng 84,01 5,55 10,43 100,00

6. Giá trị gia tăng thuần 2.409 850 658 3.917

7. % giá trị gia tăng 61,50 21,70 16,80 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2008

 Thu gom/chủ vựa: chi phí đầu vào của chủ vựa là giá mua vào của 1kg cá thịt từ người nuôi cá. Chi phí trung gian của thương lái thu mua thát lát còm là 37.842 đồng; giá trị gia tăng mà thương lái tạo ra được trong chuỗi là 2.000 đồng sau khi bán lại cho người bán sỉ với giá trung bình 39.842 đồng, chiếm 5,55% tổng giá trị gia tăng của chuỗi giá trị.

 Người bán sỉ: chi phí đầu vào của người bán sỉ là giá mua vào của 1 kg cá thịt từ thương lái (39.842 đồng/kg). Với giá bán trung bình cho người tiêu dùng là 43.600 đồng, giá trị gia tăng mà người bán sỉ tạo ra được cho chuỗi giá trị là 3.100 đồng, chiếm 10,43% trên tổng giá trị gia tăng trong toàn chuỗi.

Giá trị gia tăng thuần hay còn gọi là Lợi nhuận được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm.

Tổng giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) của toàn chuỗi giá trị cá thịt là 4.064 đồng/kg và được phân bố tương ứng cho từng tác nhân như sau:

 Nông dân nuôi cá: chi phí tăng thêm bao gồm tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình nuôi cá (trừ chi phí con giống). Những chi phí đó bao gồm: chi phí đào ao và cải tạo ao nuôi, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thuỷ sản, chi phí quản lý nước, chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê nếu có)… Vậy, với giá trị gia tăng 30,262 đồng/kg, người nuôi cá đã tạo ra được 2.409 đồng lợi nhuận trên 1 kg cá thịt sau khi đi chi phí tăng thêm là 27.853

đồng/kg. Lợi nhuận của người nuôi cá chiếm 61,50% tổng lợi nhuận của toàn chuỗi.

 Thu gom/chủ vựa: chi phí tăng thêm của thu gom/chủ vựa trung bình là 1.150 đồng/kg, bao gồm chi phí vận chuyển, bảo quản, chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê), chi phí liên lạc… Lợi nhuận thu được của thương lái sau khi trừ đi chi phí tăng thêm là 850 đồng/kg, chiếm 21,70% tổng lợi nhuận của toàn chuỗi.

 Người bán sỉ: chi phí gia tăng của người bán sỉ bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển và bảo quản, chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê). Giá trị gia tăng thuẩn của người bán sỉ là 658 đồng/kg, chiếm 16,80% doanh thu của toàn chuỗi.

3.4.1.2. Đối với chuỗi giá trị chả cá

Các tác nhân tham gia vào kênh thị trường chả cá tương tự như đối với sản phẩm cá thịt. Qua kết quả điều tra thực tế các nhà bán sỉ/lẻ chả cá thì 1kg chả cá = 2,3kg cá thịt. Do đó kết quả trong bảng 3.11, chi phí và chi phí tăng thêm được quy đổi theo tỷ lệ 1kg chả cá = 2,3kg.

Bảng 3.11: Giá trị gia tăng của chuỗi giá trị chả cá (đồng/kg) Tác nhân

Khoản mục Nông dân Thương lái Bán sỉ Tổng

1. Giá bán 87.037 91.637 110.000

2. Chi phí đầu vào 17.434 87.037 91.637

3. Chi phí tăng thêm 64.062 2.645 9.360

4. Giá trị gia tăng 69.603 4.600 18.363 92.566

5. % giá trị gia tăng 75,19 4,97 19,84 100,00

6. Giá trị gia tăng thuần 5.541 1.955 9.003 16.499

7. % giá trị gia tăng 33,58 11,85 54,57 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2008

Đối với sản phẩm chả cá, tổng giá trị gia tăng thuần của toàn chuỗi là 16.499 đồng/kg. Trong đó giá trị gia tăng thuần của người nuôi cá là 5.541 đồng chiếm

33,58%; thương lái là 1.955 đồng, chiếm 11,85% và người bán sỉ là 9.003 đồng chiếm 54,57%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w