- Các nhà cung cấp nhỏ lẻ khác
2.2.3.1. Số lượng tiêu thụ sản phẩm
Ta có số liệu tiêu thụ sản phẩm ô xy trong 5 năm gần đây của Công ty như sau:
Bảng 2.7. Số lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Khí công nghiệp Việt Nam từ năm 2004 – 2008
(Đơn vị tính: 1000 chai)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Số lượng tiêu thụ 290 300 320 330 360
Tỉ lệ tăng trưởng 103.45% 106.67% 103.13% 109.09%
(Nguồn : Phòng Kinh doanh) Từ bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ khí ô xy của Công ty vẫn tăng, mặc dù có sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thị trường, tuy nhiên, tốc độ tăng rất thấp, cao nhất là năm 2008 so với năm 2007 tăng 30.000 chai, chiếm 9,09%. Cụ thể là: năm 2005 so với năm 2004, sản lượng khí ô xy Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam bán được chỉ tăng 10.000 chai, tương
ứng với tỉ lệ 3,45%. Năm 2006 so với năm 2005, số lượng tăng là 20.000 chai, tỉ lệ tăng 6,67%. Năm 2007 so với năm 2006, sản lượng tăng 10.000 chai, tỉ lệ tăng 3.13%, đến năm 2008 so với năm 2007 sản lượng tăng trưởng lớn nhất là 30.000 chai, tương ứng với tỉ lệ tăng là 9,09%.Có lẽ, lượng tăng trưởng năm 2008 là tín hiện rất đáng mừng, thể hiện phản ánh của thị trường, của khách hàng chú trọng hơn tới chất lượng sản phẩm khí ô xy. Năm 2007, nhu cầu ô xy khí của khu vực tăng mạnh, tỉ lệ tăng tới 29.79%, nhưng sản lượng của Công ty lại tăng với tỉ lệ vô cùng khiêm tốn là 3.13%. Sang năm 2008, nhu cầu thị trường suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty lại tăng lên, ngoài nguyên nhân về chất lượng sản phẩm, sự ổn định, đảm bảo an toàn của sản phẩm, còn có nguyên nhân khách quan của sự suy thoái, đó là sự giảm sút mạnh mẽ của tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Vinashin, làm cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khí ô xy dành cho ngành công nghiệp đóng tàu giảm đáng kể.
Trên cơ sở số lượng tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ hàng năm, cùng với mức giá bình quân từ năm 2004 – 2006 là 36.000đ/chai, từ năm 2007 – 2008 là 40.000đ/chai thì ta có bảng doanh thu tương ứng như sau:
Bảng 2.8. Doanh thu thuần từ tiêu thụ khí ô xy của Công ty Cổ Phần Khí công nghiệp Việt Nam từ năm 2004 – 2008
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Số lượng tiêu thụ (chai) 290 300 320 330 360
Doanh thu (1000đ) 10,440,000 10,800,000 11,520,000 13,200,000 14,400,000 Tổng doanh thu thuần
của Công ty (1000đ) 34,260,715 40,271,306 47,886,363 70,666,261 75,075,797 Tỉ lệ doanh thu bán ô xy
/ Tổng doanh thu 30.47% 26.82% 24.06% 18.68% 19.18%
(Nguồn : Phòng Kinh doanh) Những số liệu của bảng doanh thu trên cho ta thấy, từ năm 2004 đến năm 2008 doanh thu thuần từ việc bán ô xy khí là rất cao, nó cũng chiếm tỉ lệ lớn
trong tổng doanh thu của Công ty, cụ thể là: năm 2004, doanh thu thuần bán ô xy chai bình quân được 10,440,000,000 đồng, doanh thu thuần Công ty cho toàn bộ sản phẩm là 34,260,715,000 đồng, doanh thu ô xy chiếm 30,47% trong tổng doanh thu. Năm 2005, doanh thu bán ô xy khí bình quân là 10,800,000,000 đồng, trong khi đó doanh thu thuần của cả Công ty là 40,271,306,000 đồng, chiếm 26,82%. Năm 2006, doanh thu thuần từ bán chai ô xy là 11,520,000,000 đồng, trong khi đó doanh thu tăng lên là 47,886,363,000 đồng, doanh thu ô xy có tỉ lệ giảm còn 24,06%. Năm 2007, doanh thu của bán ô xy khí là 13,200,000,000 đồng, trong khi doanh thu tăng lên đến 70,666,261,000 đồng, tỉ lệ doanh thu khí ô xy so với tổng doanh thu lúc này chỉ là 18,68%. Năm 2008, doanh thu thuần bán khí ô xy là 14,400,000,000 đồng, doanh thu thuần tăng lên đến 75,075,797,000 đồng, tỷ lệ doanh thu khí ô xy là 19.18%. Kết quả trên cho thấy, tuy doanh thu tuần của khí ô xy tăng lên, nhưng lượng tăng là rất ít, trong khi đó doanh thu của toàn bộ sản phẩm trong Công ty lại tăng mạnh. Như thế, ta thấy được hiện tại Công ty đang tập trung mở rộng và phát triển kinh doanh các sản phẩm của các sản phẩm khác ngoài sản phẩm ô xy khí, việc tập trung đầu tư phát triển khí ô xy khí không phải là nhiệm vụ trong tâm hiện nay của Công ty.
Mặc dù vậy số lượng tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm này vẫn chưa phản ánh hết được sự tăng trưởng của thị phần, vị thế của Công ty trong thị trường, khả năng cung cấp sản phẩm trong khu vực, cho nên, chúng ta phải nghiên cứu đến tương quan thị phần sản phẩm của công ty trong khu vực để có đánh giá chính xác hơn.