Trong 70 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm đã đạt những tiến bộ đáng kể về giống như : thời gian nuôi thịt giảm dần từ 136 ngày xuống còn 70 ngày, khối lượng xuất chuồng tăng từ 1,5kg/con lên 3,7kg/con, tiêu tốn thức ăn giảm từ 4,7kg TA/kg tăng khối lượng xuống còn 2,1 kg TA/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nuôi sống tăng từ 82% lên 98%. Có được những thành quả như vậy là nhờ
những thành tựu lớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới của các nhà nghiên cứu di truyền – giống, tạo ra ưu thế lai.
Theo Hall and Martin (2006) cho biết hãng Cherry Valley đã chọn lọc giống vịt siêu thịt qua 10 năm có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tăng từ 68g/con/ngày (năm 1996) lên 75g/con/ngày (năm 2005), đồng thời với đó tiêu tốn thức ăn giảm dần từ 2,5kg/kg tăng khối lượng xuống còn 2,15kg. Kết quả chọn lọc năng suất trứng
đã tăng từ 5,55 quả/mái/tuần năm 1996 lên 5,75 quả/mái/tuần.
Poivey và cs. (2001) cho biết: giống vịt Tsaiya được chọn lọc từ năm 1992 theo hướng tăng tỷ lệ phôi khi dùng để thụ tinh nhân tạo với ngan, kết quả sau 6 thế hệ chọn lọc với tỷ lệ chọn lọc ở vịt trống là 11,8 - 19,7% và ở vịt mái là 23,8 - 31,4%, hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng tính theo bố là h2 = 0,05, theo mẹ là h2 = 0,46 và theo cả bố và mẹ là h2 = 0,25. Theo Yu Shin Cheng and Roger Rouvier (2002) cũng chọn lọc trên vịt Tsaiya qua 8 thế hệ, kết quả tỷ lệ
phôi ở thế hệ 8 trung bình từ 2 - 15 ngày sau khi thụ tinh nhân tạo của vịt được chọn lọc đạt 54,4% và vịt không được chọn lọc là 34,39%; tỷ lệ nở/trứng có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
phôi của vịt được chọn lọc là 73,04% và vịt không được chọn lọc là 70,6%; tỷ lệ
nở/tổng số trứng vào ấp tương ứng là 39,74% và 24,28%; trung bình từ 2 - 8 ngày sau khi thụ tinh thì tỷ lệ phôi của vịt Tsaiya được chọn lọc đạt 89,18% và vịt không được chọn lọc là 63,79%, tỷ lệ nở/trứng có phôi tương ứng là 72,52% và 70,64%, tương ứng tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp là 64,67% và 45,06% các giá trị của vịt được chọn lọc và vịt không được chọn lọc đều có sự sai khác P < 0,05. Chen et al. (2003) khi chọn lọc vịt Tsaiya tăng năng suất trứng qua 4 thế
hệ năng suất trứng đến 52 tuần tuổi thế hệ xuất phát là 229,7 quả/mái và đến thế
hệ 4 năng suất trứng đã tăng lên 234,3 quả/mái, khối lượng cơ thể không thay
đổi qua các thế hệ, khối lượng cơ thể 40 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát đạt 1349g/con và đến thế hệ 4 khối lượng cơ thể là 1354g/con.
Theo Hu (2006) quá trình theo dõi và chọn lọc ngan qua 15 thế hệ cho thấy: từ thế hệ xuất phát đến thế hệ 8 quá trình theo dõi khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi ở ngan trống và ngan mái không có sự chênh lệch ở thế hệ xuất phát và thế hệ 8, khối lượng cơ thể ngan trống lúc 10 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát là 3200g/con, ngan mái là 2135g/con và đến thế hệ 8 khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi ngan trống là 3195g/con, ngan mái là 2157g/con. Từ thế hệ 8 tiến hành chọn lọc theo khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi, thế hệ 8 khối lượng 10 tuần tuổi của ngan trống là 2752g/con, đến thế hệ 13 khối lượng 10 tuần tuổi là 4131g/con, ở
ngan mái khối lượng tương ứng là 1897g/con và 2528g/con; khối lượng của ngan ở nhóm không được chọn lọc khối lượng 10 tuần tuổi thế hệ 13 là 2958g/con ở ngan trống, 2468g/con ở ngan mái.
Theo Pingel (1999) kết quả tổng hợp khả năng sản xuất của các giống vịt và tình hình sản xuất ở các nước trên thế giới cho thấy: vịt Bắc Kinh có tuổi đẻ
quả trứng đầu tiên là 24 tuần tuổi, năng suất trứng đạt được khoảng 220 - 230 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ phôi đạt 90%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp đạt 85%. Đối với tuổi giết thịt là 7 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 3,1 - 3,4kg/con, tỷ lệ cơ có giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
trị (cơđùi và cơ lườn) đạt 47,8 - 49,9% ở 8 tuần tuổi.
Vịt Bắc Kinh nuôi tại Phần Lan có khối lượng trứng đạt 85,8 - 86,2g/quả, tỷ lệ phôi đạt 88,1 - 92,3%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 71,5 - 72,7% và tỷ lệ
nở/tổng trứng ấp đạt 63,1 - 67,2%. Đối với vịt nuôi thương phẩm khi nuôi đến 7 tuần tuổi khối lượng cơ thểở vịt trống là 2471,9g/con và vịt mái là 2385,7g/con, tỷ lệ cơ lườn đạt 10,5% và 11,6%, tỷ lệ cơ đùi tương ứng là 15,1% và 14,7% (Ksiazkiewicz, 2002).
Ismoyowati et al. (2011) tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất trứng của giống vịt Tegal ở 120 ngày đẻ, kết quả khối lượng cơ thể ở thế hệ xuất phát của vịt Tegal là 1550,18g/con, thế hệ 1 khối lượng cơ thểđạt 1554,65g/con và có sự
sai khác về khối lượng cơ thể ở 2 thế hệ (P < 0,01), năng suất trứng đến 120 ngày đẻ ở thế hệ xuất phát là 78,0 quả/mái sau 1 thế hệ chọn lọc đã tăng lên 88,12 quả/mái/120 ngày đẻ.
Mazanowski et al. (2003) khối lượng cơ thể của vịt trống dòng A44 nuôi
đến 8 tuần tuổi đạt 3019,9g/con và vịt mái có khối lượng là 2751,9g/con, vịt dòng A55 có khối lượng cơ thể tương ứng là 3137,5g/con và 2842,2g/con. Độ
dài cơ lườn ở vịt dòng A44 đạt 13,3 - 13,8cm và vịt dòng A55 cũng là 13,3 - 13,8 cm, độ dày cơ lườn ở vịt dòng A44 là 1,5cm và dòng A55 là 1,4 - 1,5cm.
Witkiewicz (2004) tiến hành so sánh năng suất của hai dòng vịt được chọn lọc (A44, P33) so với hai dòng không được chọn lọc (P66, K2), kết quả có sự sai khác về các chỉ tiêu năng suất rõ rệt, khối lượng cơ thểở dòng A44 lúc 49 ngày tuổi đạt 3120g/con, khối lượng dòng P66 đạt 2830g/con ở vịt trống và ở vịt mái là 2870g/con và 2710g/con (P < 0,05). Khối lượng cơ thể lúc 49 ngày tuổi của dòng P33 đạt 3050g/con và khối lượng dòng K2 là 1810g/con ở con trống, tương ứng 2670g/con và 1730g/con ở con mái (P < 0,05).
Velez et al. (1996) đã cho lai giữa vịt Tsaiya (Ts) và vịt Bắc Kinh (Pk) tạo con lai ngược và xuôi, qua kết quả thí nghiệm có sự sai khác giữa 4 nhóm và con
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
lai có ưu thế lai so với bố mẹ. Năng suất trứng đến 52 tuần tuổi của vịt lai cao hơn so với năng suất trứng của vịt Tsaiya (214 quả/mái) và vịt Bắc Kinh (150 quả/mái), khối lượng trứng ở 30 tuần tuổi của vịt Bắc Kinh là 75g/quả, của vịt Tsaiya là 62g/quả. Ưu thế lai trực tiếp của con lai là 34% và 10% về năng suất trứng từ 30 tuần tuổi đến 52 tuần tuổi, 8,8% về khối lượng trứng và 5,4% về tỷ
lệ phôi so với bố mẹ.