Khuynh hớng giao dịch TMĐT B2B tăng.
Theo khảo sát của Vụ TMĐT-Bộ Th−ơng mại năm 2005, thì khoảng hơn 70% các website đ−ợc thiết lập nhắm tới các khách hàng là các DN, tổ chức. Đây cũng là xu thế chung của thế giới khi TMĐT B2B ngày càng chiếm −u thế v−ợt trội so với TMĐT B2C trong các chiến l−ợc kinh doanh của các DN nói chung. Các sàn giao dịch điện tử B2B Việt Nam ngày càng thu hút đ−ợc các DN tham gia, l−ợng giao dịch có tốc độ tăng từ 20 đến 50% một năm. Các mô hình ứng dụng TMĐT B2B cũng phát triển rất đa dạng và có những mô hình phát triển khá hiệu quả. Trong điều kiện môi tr−ờng hạ tầng ch−a thật thuận lợi, nh−ng nhiều DN đã biết cách ứng dụng linh hoạt theo điều kiện thực tế để phát triển mô hình kinh doanh của mình.
Nguồn nhân lực cho TMĐT bắt đầu hình thành
Nhu cầu của xã hội về kinh doanh TMĐT là tiền đề cho sự phát triển của các hình thức đào tạo về TMĐT. Cùng với sự chuyển biến về nhận thức, nhu cầu về kinh doanh TMĐT đã hình thành, đòi hỏi có sự đáp ứng phù hợp về nguồn nhân lực. Việc đáp ứng nhu cầu này đ−ợc thực hiện thông qua các hình thức đào tạo tại các cơ sở chuyên nghiệp và đào tạo tại chỗ. Một số tr−ờng đại học, cao đẳng, dạy nghề ở các thành phố lớn đã bắt đầu giảng dạy về TMĐT. Việc đào tạo tại chỗ đ−ợc các tổ chức
nh− Bộ Th−ơng mại, Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam và các DN triển khai bắt đầu thu hút sự quan tâm của DN, nh−ng ch−a đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính trong các DN có nhiều tiến bộ, đạt khoảng 50%. Trên 30% DN đã có bộ phận chuyên trách, hoặc nhân viên chuyên trách về CNTT. Các DN cũng ngày càng quan tâm hơn đến nguồn nhân lực công nghệ cao.
Đầu t cho CNTT của các DN có nhiều tiến bộ.
Trang thiết bị CNTT góp phần quan trọng trong việc thực hiện kinh doanh điện tử tại các DN hiện nay. Do ảnh h−ởng của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bắt buộc các DN phải có đầu t− về các trang thiết bị để có thể thực hiện đ−ợc các giao dịch. Sự tăng tr−ởng nhanh chóng của lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị CNTT cho thấy mức đầu t− của các DN ngày càng cao. Với mặt bằng giá chi phí đầu vào ở mức khá thấp so với các n−ớc trên thế giới nên việc đầu t− trang bị của các DN cũng có nhiều thuận lợi. Mặc dù nạn dùng phần mềm lậu còn ở mức cao, nh−ng ngày càng có nhiều DN sử dụng các ứng dụng phần mềm chuyên nghiệp có bản quyền vào lĩnh vực kinh doanh của mình. Sự thay đổi nhận thức về vai trò của TMĐT góp phần không nhỏ vào việc gia tăng mức đầu t− cho CNTT tại các DN, thể hiện quyết tâm duy trì lợi thế cạnh tranh để sẵn sàng tham gia hội nhập.
Chính phủ có nhiều chơng trình hỗ trợ TMĐT phát triển.
Việc triển khai Cổng TMĐT quốc gia (ECVN) là một minh chứng về vai trò hỗ trợ tích cực của Nhà n−ớc. Với mục tiêu xây dựng một mô hình giúp DN làm quen với giao dịch TMĐT B2B, đồng thời định h−ớng tới việc trở thành đầu mối cung cấp các dịch vụ công liên quan đến TMĐT, ECVN cung cấp dịch vụ miễn phí cho mọi DN Việt Nam muốn tham gia TMĐT. Một số đơn vị mới đ−ợc thành lập nh− Cục ứng dụng CNTT, Trung tâm ứng cứu máy tính quốc gia của Bộ B−u chính Viễn thông, Bộ phận phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức hỗ trợ cho hoạt động TMĐT.
Từ đầu năm 2005, Tổng cục Hải quan bắt đầu triển khai khai hải quan điện tử. Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên chính thức thực hiện thông quan điện tử từ ngày 04 tháng 10 năm 2005. Theo lộ trình triển khai thủ tục hải quan điện tử, giai đoạn tiếp theo từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến ngày 30 tháng 08
năm 2006 sẽ mở rộng triển khai cho 6 Cục Hải quan có l−u l−ợng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, gồm Đồng Nai, Bình D−ơng, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh. B−ớc đầu, hải quan điện tử đ−ợc đánh giá là sẽ tạo điều kiện để phát triển TMĐT và ứng dụng CNTT trong xuất nhập khẩu. Nh−ng sau ba tháng triển khai, mới chỉ có 150 tờ khai hải quan đ−ợc thông quan điện tử. Nhìn chung, phần mềm còn ch−a tính hết các tr−ờng hợp phát sinh trong thực tế, ch−a có hệ thống dự phòng, sao l−u nên hoạt động bị gián đoạn khi mất điện, các cửa khẩu ch−a đ−ợc lắp đặt máy tính kết nối với hệ thống khai điện tử, còn sử dụng đ−ờng truyền tốc độ thấp, và cũng ch−a có quy định về ủy quyền khai hải quan điện tử.
Ngành thuế cũng có những động thái tích cực giúp nâng cao các hoạt động giao dịch với DN phù hợp với thực tế phát triển TMĐT trong giai đoạn tới. Tổng cục Thuế cũng đã có kế hoạch về đăng ký và kê khai thuế qua mạng. Các dịch vụ trực tuyến này dự kiến sẽ đ−ợc triển khai từ năm 2006. Ngoài ra, ngành thuế cũng đang nghiên cứu, triển khai hình thức nộp thuế qua mạng với sự phối hợp của các đơn vị liên quan và tổ chức, cá nhân. Website của Tổng cục Thuế tại www.gdt.gov.vn cũng sẽ có thêm thông tin về các DN bị đóng cửa, mất tích, phá sản, danh mục hóa đơn không còn giá trị sử dụng, những tr−ờng hợp có vi phạm nghiêm trọng về thuế. Hoạt động này sẽ giúp nâng cao đáng kể chất l−ợng và hiệu quả công tác hỗ trợ DN của Tổng cục Thuế và góp phần giúp DN nâng cao hiệu quả quan hệ giao dịch B2B.