Trang phục tang lễ

Một phần của tài liệu Trang phục của người dao tuyển ở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 56)

7. Bố cục của đề tài:

2.4. Trang phục tang lễ

Trang phục người mất

Khi trong nhà có mất thì con cháu, anh em ruột thịt phải chịu tang. Người mất được người nhà dùng nước lau người rồi mặc bộ đồ mới nhất của mình, sau đó

52

liệm bằng vải trắng rồi bó bằng chiếc chiếu mới mua trước khi đưa vào quan tài để đem đi chôn cất.

Trang phục người chịu tang

Trong tang lễ con gái, con dâu và các cháu gái mặc quân áo thường ngày, quấn khăn trắng trên đầu.

Còn đối với các con trai thì mặc quần áo thường ngày, nhưng đôi cái khăn trắng, cái khăn này được khâu như một cái mũ có chóp và dài đến chân. Tất cả các con trai đều dùng khăn này, không phân biệt con cả con thứ.

Đối với các cháu và anh em trai thì mặc quần áo thường ngày, quấn khăn trắng trên đầu.

2.5. Giá trị của trang phục

Quá trình làm ra trang phục truyền thống của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai là một quá trình bảo lưu và sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đời sống thực tiễn, đồng bào Dao Tuyển nơi đây đã sáng tạo ra bộ trang phục với những nét đặc trưng tộc người nhằm đáp ứng nhu cầu về giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị xã hội,… Những giá trị đó thể hiện ở các thành tố tạo nên trang phục.

2.5.1. Giá trị sử dụng

Trang phục của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng có giá trị to lớn đối với cộng đồng cũng như đối với văn hóa truyền thống của người Dao Tuyển nơi đây. Điều dễ thấy nhất là giá trị sử dụng. Bởi vai trò đầu tiên của trang phục chính là che kín thân thể con người.

53

Không chỉ thế trang phục còn có chức năng giữ ấm cho cơ thể trong ngày đông lạnh giá, thoáng mát vào mùa hè, đủ kín để che nắng, che mưa. Đồng thời, chống lại ruồi muỗi, côn trùng, cây rừng, gai rừng, duy trì sức khỏe con người. Điều này phù hợp với thời tiết và điều kiện khắc nghiệt của vùng trung du và miền núi phía bắc nói chung và đồng bào Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng nói riêng. Mỗi thành tố của trang phục có những tác dụng cụ thể để thích ứng với tự nhiên như áo dài, xà cạp không chỉ có tác dụng tránh được cây rừng, gai rừng gây xây xát cơ thể mà còn tránh được các loại con trùng như muỗi, vắt khi đi làm. Chiếc thắt lưng giữ cho 2 vạt áo được cố định, khi đi làm người phụ nữ thường có thói quen kéo vạt của thân áo gài vào dây lưng cho gọn. Chiếc khăn đội đầu có tác dụng che nắng, che mưa khi đi làm, giữ tóc không cho xõa xuống,..

Chất liệu trang phục được dệt bằng vải bông có tác dụng điều hòa thân nhiệt cho người lao động với môi trường tự nhiên. Chất liệu vải bông làm cho cơ thể con người có thể chống lại cái rét lạnh vào buổi sáng sớm, buổi tối. Vào ban ngày, khi làm việc chất vải bông có tác dụng thấm mồ hôi. Màu chàm là màu đặc trưng, được ưa chuộng bởi vì phù hợp với điệu kiện nứi rừng, phù hợp với công việc lao động chân tay, che đi vết bẩn của đất, vết nhựa của cây rừng,…

2.5.2. Giá trị thẩm mỹ

Trang phục truyền thống của người Dao Tuyển thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ, sáng tạo của người phụ nữ Dao Tuyển. Trên mỗi bộ trang phục nói lên sự cần mẫn chịu khó của người phụ nữ Dao Tuyển. Khác với một số dan tộc như Mường, Thái,.. họ dệt hoa văn trực tiếp lên vải. Cò người Dao Tuyển thêu hoa văn trang trí trên vải.

Nghệ thuật tạo dáng trang phục, nhất là trang phục nữ giới – nơi tập trung quan điểm thẩm mỹ, sự tài hoa, phản ánh đặc trưng tộc người. Để làm ra một bộ

54

trang phục hoàn chỉnh người phụ nữ Dao Tuyển đã dùng kĩ thuật khâu tay, với chiếc kim, sợi chỉ tạo nên nhưng đường nét tinh tế, chỗ cần mềm mại dùng kĩ thuật khâu vắt, chỗ nào cứng thì dùng kĩ thuật khâu đột.

Kĩ thuật thêu hoa văn tên vải người Dao Tuyển khá đặc biệt, họ thêu luồn lách qua từng mắt sợi vải, khi thêu mặt trái các hoa văn sẽ nổi lên ở mặt phải của vải. Với cách thêu này không thể vẽ màu sẵn ở trên vải được mà được định hình trong đầu từ bố cục, màu sắc,.. rồi thể hiện trên nền màu chàm. Đây là việc đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ tính toán chính xác đến từng đường kim mũi chỉ, thì mới tạo được bố cục hoa văn cân đối, màu sắc hài hòa.

Hoa ăn trang trí trên trang phục người Dao Tuyển phong phú về thể loại, màu sắc, bởi chất liệu vải sợi bông nền chàm đen với các hoa văn trang trí nổi bật được tạo chủ yếu bằng chỉ trắng, đỏ,.. trông hài hòa. Hoa văn với yếu tố cơ bản là hoa văn dạng hình học: hình thoi, thạp ngoặc, hình tam giác, … phong phú là hoa văn hình động vật (chó, chim, chân rết,…), thực vật (hoa dấu chân, hoa liên,..).

2.5.3. Giá trị xã hội

Trang phục người Dao Tuyển là sản phẩm văn hóa vật chất của tộc người, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của họ. Giúp người đối diện khi gặp phân biệt được mình là dân tộc nào, có phong tục gì.

Trang phục ngoài ý nghĩa che kín cơ thể còn phản ánh nếp sống quan điểm thẩm mỹ của cả cộng đồng. Tạo nên bản sắc riêng biệt trong văn hóa tộc người. Trang phục có một vị trí quan trọng, là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai sau ngôn ngữ để nhận biết tộc người.

Trang phục được cộng đồng sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn mặc, làm đẹp con người. Ngoài sử dụng trong gia đình hay sinh hoạt cộng đồng thì nó có

55

một vai trò, ý nghĩa riêng. Đó là sự khác biệt giữa ăn mặc ngày bình thường với lễ tết, hội hè, đám cưới. Giữa thầy cúng với người thường,.. Mỗi loại trang phục phù hợp với từng tâm lý giới tính, lứa tuổi,… Các quan điểm về đạo đức, tầng lớp xã hội, tâm linh đều được phản ánh qua trang phục.

2.5.4. Giá trị văn hóa lịch sử

Các hoa văn trang trí trên trang phục của đồng bào Dao Tuyển huyện Bảo Thắng, phản ánh lịch sử phát triển tộc người, sự gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống du canh du cư ngày xưa như họa tiết hoa liên, hình chim, thập ngoặc,… Một số hoa văn khác gắn bó với ý niệm về nguồn gốc dân tộc cổ xưa của người Dao, đó là dấu ấn Bàn Vương: hình chó, chân chó,… Đây là một trong những nét còn giữ lại của tục thờ vật tổ của đồng bào Dao.

Trong các nghi lễ truyền thống như cấp sắc lễ chay, đám cưới, đám ma thì người Dao Tuyển mặc trang phục truyền thống để thực hiện các nghi lễ cúng tế thì tổ tiên mới có thể nhận ra họ.

2.6. Biến đổi của trang phục ngƣời Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

2.6.1. Biểu hiện của sự biến đổi

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với sự giao lưu về kinh tế và giao lưu về văn hóa. Các hiện tượng văn hóa của thế giới và các dân tộc khác trong nước đã dẫn tới sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa, vừa mang sắc thái của dân tộc mình vừa có sự hòa trộn với những yếu tố văn hóa khác. Do vậy, sự thay đổi trong văn hóa của người Dao Tuyển là tất yếu. Đặc biệt trong trang phục.

56

Trước hết là vải may mặc, hiện nay người Dao Tuyển rất ít trồng bông, trồng chàm, dệt vải tự túc đồ may mặc. Nếu có dệt thì chỉ dệt những thứ không có bán trên thị trường như: khăn đội đầu, dây lưng…

Về màu sắc, kĩ thuật chế biến thuốc theo phương pháp cổ truyền dần mất. Người Dao Tuyển không trồng chàm và chế biến chàm làm thuốc nhuộm nữa. Phố biến là mua cao chàm bán ở chợ hoặc mua vải nhuộm sẵn màu chàm.

Về sự dụng trang phục, hiện nay còn rất ít người mặc bộ trang phục truyền thống. Nếu có mặc thì chỉ mặc vào đám cưới, còn ngày bình thường thì mặc quần áo theo xu hướng hiện đại như: quần bò, áo sơ mi, đi giầy,…. Dù vậy, trong mỗi gia đình có 1 – 2 bộ trang phục truyền thống nhưng không còn đầy đủ.

2.6.2. Những nhân tố dẫn đến sự biến đổi

Nhân tố dẫn đến sự thay đổi trang phục của người Dao Tuyển là về ý thức (quan niệm thẩm mỹ) và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Về sự phát triển kinh tế - xã hội: Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, khoa học kĩ thuật đóng vai trò quan trọng. Mà để làm ra một bộ trang phục thì phải mất nhiều thời gian để dệt vải, nhuộm chàm, cắt may quần áo,….Mà cũng chỉ làm được lúc nhàn rỗi khi mùa màng xong. Trong khi đó, vải công nghiệp rẻ và có sẵn, chi phí để làm ra một trang phục truyền thống từ 2 – 3 triệu/ 1 bộ, lại mất nhiều công sức và thời gian. Khi đó, vải, quần áo may sẵn đủ kiểu, đủ loại, đủ màu sắc, giá cả hợp lí phù hợp với túi tiền của tầng lớp bình dân.

Vải và quần áo may sẵn bán trên thị trường có nhiều ưu điểm hơn bộ trang phục truyền thống: Vừa gọn gành, nhẹ, nhiều chủng loại, màu sắc hợp thị hiếu của người tiêu dùng,….

57

Bộ trang phục truyền thống không tiện trong cuộc sống thường ngày thay đi bộ giờ đã đi bằng xe máy, xe đạp, và công việc đã có thay đổi từ làm nông nghiệp chuyển sang làm trong các khu công nghiệp, nhà máy, làm trong bộ máy chính quyền địa phương.

Về thị hiếu thẩm mỹ: Xu thế chung hiện nay là người Dao Tuyển bắt chước

theo cách ăn mặc của người Việt theo lối Âu tây đủ loại. Sự thay đổi ngày càng lan rộng, ngày càng gia tăng, xâm nhập vào lớp trẻ người Dao Tuyển. Những trẻ nhỏ người Dao, nay ăn mặc không khác gì trẻ nhỏ người Việt. Nếu còn giữ lại được cái gọi là truyền thống thì chỉ là cái mũ vải.

Ở lứa tuổi thiếu niên cũng vậy, nếu như trước đây những em gái hằng ngày mặc bộ đồ truyền thống thì nay đang hiếm dần.

Với lứa tuổi thanh niên thì tuyệt đại đa số nam thanh niên đã mặc áo sơ mi quần âu. Bộ nữ phục truyền thống chỉ còn được dùng vào dịp lễ hội, ngày tết, đám cưới, …Thường ngày, còn dùng bộ trang phục tuyền thống chủ yếu ở tầng lớp người cao tuổi nhưng phần lớn đã có sự pha tạp.

Xu thế “ hiện đại hóa ” về ăn mặc ở người Dao Tuyển đang diễn ra như một tất yếu khó bề cưỡng lại. Bộ đồ truyền thống đã và đang đứng trước nguy cơ mai một. Nhưng kiểu trang phục hiện đại ngày càng lấn tới làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa ý thức bảo lưu cái truyền thống và tiếp nhận cái mới. Lớp người cao tuổi vẫn giữa lại bộ đồ truyền thống bới đó là di sản tổ tiên để lại – một nét đặc sắc văn hóa dân tộc. Song giới trẻ lại ít quan tâm đến điều đó. Vì họ cho rằng mặc quần áo dân tộc là lạc hậu, không đẹp,….

Do sự tiện lợi của trang phục hiện đại và do sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự thay đổi thị hiếu của người Dao Tuyển thay đổi nên trang phục truyền thống của họ đang dần bị mai một, đang trong tình trạng báo động cần có những

58

biện pháp để bào tồn và giữa gìn những nét của dân tộc, nhưng vẫn theo kịp xu thế của thế giới. Đây là một bài toán còn nan giải.

2.7. Vấn đề bảo tồn và thách thức đặt ra cho trang phục truyền thống của ngƣời Dao Tuyển ngƣời Dao Tuyển

2.7.1. Một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc bảo tồn trang phục truyền thống thống

Trong quá trình chung sống, giao lưu văn hóa, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc là không thể tránh khởi, ngay cả trang phục cũng vậy. Nó là thực tế khách quan mà chúng ta phải chấp nhận, trong quá trình phát triển của cuộc sống, con người có quyền thu nạp cái mới từ bên ngoài. Bên cạnh đó, cũng phải tính đến sự biến đổi của trang phục để phù hợp với cuộc sống. Trang phục dân tộc cũng phải có đời sống, có sự vận động, sự biến đổi là xu thế tất yếu. Bảo tồn là tất yếu. Bảo tồn không chỉ đơn thuần là bảo tồn vật chất, bảo tồn hiện vật văn hóa mà còn bảo tồn giá trị tinh thần. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống và tiếp nhận cái mới có giá trị làm cuộc sống con người tốt đẹp hơn.

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiếu số là hành trình không đơn gian. Bảo tồn tĩnh trong bảo tàng, thư viện đã khó, bảo tồn động trong cuộc sống hằng ngày trong xu thế phát triển càng khó hơn. Vì thế rất cần sự quan tâm, góp sức nỗ lực, không chỉ bản thân dân tộc mà còn cả ban nghành, đoàn thể địa phương và cấp cao hơn.

Vấn đề đặt ra đối với trang phục truyền thống của người Dao Tuyển là giải quyết tốt việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hòa nhập không hòa tan, hòa nhập mà vẫn bảo lưu, phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

59

Vấn đề quan trọng phục dựng lại cách làm ra trang phục truyền thống của người Dao Tuyển: trồng bông, nhuộm chàm, cắt may, thêu thùa một trang phục hoàn thiện.

Vấn đề quan trọng nữa là làm sao để đồng bào – chủ thể sáng tạo, sử dụng với chính sản phẩm của mình làm ra ý thức được sự quan trọng của bộ trang phục truyền thống của mình đối với văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình. Do vậy cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đồng bào hiểu và trân trọng, tự hào về giá trị của di sản văn hóa dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng, từ đó có ý thức giữ gìn, tôn vinh, tự bảo tồn.

2.7.2. Một số khuyến nghị về giải pháp

Muốn bảo tồn được trang phục truyền thống của người Dao Tuyển, trước hết, cần nâng cao nhận thức của đồng bào trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Làm cho đồng bào nhận thức được việc giữu gìn trang phục truyền thống là giữ gìn bản sắc, là tự hòa dân tộc. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hộ trợ làm nghề thủ công, làm nguyên vật liệu dệt vải, có chính sách giúp đỡ đồng bào gắn việc sản xuất trang hục truyền thống với nền kinh tế thi trường đem lại nguồn lơi cho người dân.

Thứ hai, Đưa các bài học về bảo tồn, phát huy nét đẹp trong văn hóa dân

tộc lồng ghép vào các môn học, chương trình ngoại khóa, hay đầu tuần các học sinh phải mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, đưa môn học may thêu trang phục truyền thống vào các buổi học ngoại khóa, học nghề của trường. Gia đình dạy con cháu về cách may, thêu thùa hoàn chỉnh một bộ trang phục.

Thứ ba, Chính quyền địa phương và ngành văn hóa có chủ trương, chính sách

60

việc quảng cáo sản phẩm may thêu với phát triển du lịch, như có các gian hàng bán các sản phẩm của đồng bào.

Thứ tư, Tổ chức các cuộc điều tra, tìm hiểu, viết báo cáo khoa học về

chuyên đề trang phục truyền thống của các dân tộc ở địa phương và trung ương. Sẽ cung cấp tư liệu có cơ sở khoa học để làm cho các dân tộc hiểu rõ hơn giá trị của bộ trang phục truyền thống, là nguồn tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu khoa học.

Thứ năm, Gắn việc sản xuất trang phục truyền thống với nền kinh tế thị

trường, biến nó thành sản phẩm hàng hóa để đem lại thu nhập cho người dân nơi đây. Ngoài việc may thêu trang phục truyền thống, còn có thể áp dụng kĩ thuật thêu hoa văn trên các sản phẩm như túi sách, chăn, gối, đệm,…

Một phần của tài liệu Trang phục của người dao tuyển ở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)