6. Bố cục đề tài, luận văn
3.4.2. Đánh giá kết quả triển khai thử nghiệm
Qua quá trình ứng dụng thử nghiệm, đã tích hợp đồng bộ dữ liệu địa chính, bản đồ địa chính xã Châu Lăng, bản đồ hiện trạng của huyện Tri Tôn và cơ sở dữ liệu thông tin địa hình thủy văn cơ bản của tỉnh An giang. Toàn bộ cơ sở dữ liệu này được lưu trữ và quản lý trên hệ thống máy chủ bằng hệ thống quản trị hệ thống và sử dụng phần mềm Tichhop_DBSCL.
Trên cơ sở dữ liệu đã được tích hợp, sử dụng các hệ thống phần mềm ứng dụng khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu, phục vụ tốt nhu cầu quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:
- Phần mềm TichHop_DBSCL: Quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu ĐH-TVCB. Phần mềm cung cấp các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu thông qua mô đun ArcCatalog và phân hệ chức năng để quản lý tư liệu đo đạc bản đồ.
- Phần mềm Phantich_DBSCL: Phân tích xử lý thông tin cho phép thực hiện các phép toán tra cứu theo các điều kiện về không gian, thuộc tính, thời gian do người dùng tự định nghĩa, cung cấp các phép toán phân tích, xử lý thông tin dựa trên công nghệ LIS, GIS từ hai cơ sở dữ liệu để ra các dữ liệu dẫn suất, tổng hợp theo yêu cầu nhà quản lý. Người sử dụng cũng có thể tự mình tạo ra và thực hiện các mô hình phân tích, trợ giúp trong quá trình đưa ra những quyết định, dự đoán thông việc thực hiện kịch bản khác nhau, như:
+ Tìm được vùng dân cư có thể bịảnh hưởng quanh một hoặc nhiều điểm ô nhiễm theo một bán kính nhất định nào đó.
+ Tìm được hệ thống sông có thể bịảnh hưởng quanh một hoặc nhiều điểm nước thải theo một bán kính nhất định nào đó.
+ Tìm được cụ thểđến từng thửa đất có nguồn chất thải, hoặc điểm khoan thăm dò khai thác .v.v.
- Phần mềm TNMT_DBSCL: Hỗ trợ cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường, trong các lĩnh vực:
66
+ Quản lý khoáng sản: Quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên khoán sản của địa phương thông qua các chức năng: Đăng ký thăm dò khoáng sản; quản lý khai thác khoáng sản; quản lý chế biến khoáng sản.
+ Quản lý tài nguyên nước: Giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thông qua việc: Đăng ký khai thác nước ngầm; thăm dò nước ngầm; khai thác nước mặt; xả thải vào nguồn nước.
+ Quản lý môi trường: Quản lý được cơ sở ô nhiễm mỗi trường; chủ nguồn chất thải nguy hại; chủ vận chuyển chất thải nguy hại; cơ sở sản xuất chất thải nguy hại; nhập khẩu phế liệu nguy hại. Ngoài ra, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước các tác vụ như: Ký quỹ bảo vệ môi trường; thu phí bảo vệ môi trường; thu phí vệ sinh môi trường.
+ Giám sát môi trường: Trên cơ sở tích hợp các hệ thống bản đồ, cập nhật được các điểm quan trắc; theo dõi kết quả quan trắc nước; quản lý và cập nhật thông tin quan trắc đất; quản lý thông tin quan trắc không khí; tổng hợp báo cáo kết quả quan trắc kịp thời.
67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hiện tại việc xây dựng các cơ sở dữ liệu số phục vụ cho công tác quản lý và khai thác là xu thế tất yếu của tất cả các ngành nghề trong xã hội và ngành Tài nguyên và Môi trường cũng đang nỗ lực xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số phục vụ cho quản lý, khai thác đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu số đang được xây dựng nằm đơn lẻ theo từng nhu cầu riêng biệt, phục vụ các mục tiêu khác nhau chưa được tích hợp đồng bộ phục vụ cho việc khai thác đa ngành.
Việc xây dựng các hệ thống tích hợp giữa hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý với các cơ sở dữ liệu chuyên đề trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu môi trường, cơ sở dữ liệu khoáng sản là nhu cầu cần thiết của công tác quản lý và qui hoạch phát triển tài nguyên và môi trường ở các địa phương.
Đề tài, luận văn đã đưa ra được một mô hình cơ sở dữ liệu dữ liệu tích hợp bao gồm hệ thống bản đồ địa hình nền (từ cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn cơ bản ĐBSCL) và các cơ sở dữ liệu chuyên đề như đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường. Ứng dụng một hệ thống công cụ gồm các phân hệ phần mềm khác nhau để hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh.
Việc triển khai một hệ thống phần mềm quản lý tích hợp tài nguyên và môi trường là nhu cầu thực tế tại các sở tài nguyên và môi trường hiện nay. Việc xây dựng và triển khai một hệ thống phần mềm tích hợp chặt chẽ giữa cơ sở dữ liệu nền địa hình, hệ thống thông tin đất đai và hệ thống thông tin môi trường - khoáng sản là rất cần thiết trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 30/2009/TT-BTNMT về việc quy định Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT về việc quy
định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;
3. Tổng cục Quản lý Đất đai, Công văn số 1159/QCQLĐĐ-CĐKTK về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
4. Trần Quốc Bình (2004), bài giảng ESRI@ ArcGIS 8.3, Đại học Khoa học Tự nhiên.
5. TS. Lê Minh (2005), Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước thực hiện từ năm 2001 đến 2005;
6. Trung tâm Viễn thám quốc gia (2009), Báo cáo tổng kết dự án “Xây dựng cơ sở
dữ liệu hệ thống thông tin địa hình - thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long”;