Phụ lục về dịch vụ vận tải hàng không

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.4 Phụ lục về dịch vụ vận tải hàng không

Theo phụ lục này, quyền không vận và các dịch vụ đi kèm với chúng không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS, mà đƣợc điều chỉnh bởi các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng. Phụ lục về dịch vụ vận tải hàng không, phụ lục này quy định rằng hiệp định chỉ áp dụng cho dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy bay, tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không và các dịch vụ có liên quan đến hệ thống đặt vé máy bay qua mạng điện toán (CRS). Quyền không vận đƣợc hiểu là quyền vận chuyển hành khách, hàng hóa hoặc thƣ tính nhằm mục đích thu tiền trong nội bộ hoặc xuyên lãnh thổ một quốc gia, kể cả các điều kiện kỹ thuật, tài chính và các điều kiện khác có liên quan. Việc thực thi phụ lục này sẽ đƣợc thực hiện rà soát định kỳ ít nhất là 5 năm 1 lần.

Hiện nay, các nƣớc thành viên đang xem xét lại phụ lục này, quá trình xem xét đƣợc bắt đầu từ năm 2000 nhằm xác định xem liệu có nên đƣa thêm một số dịch vụ vận tải hàng không khác vào phạm vi điều chỉnh của GATS hay không. Quá trình này có thể dẫn đến một cuộc đàm phán thực chất và dẫn tới sửa đổi GATS, bởi vì phạm vi điều chỉnh của GATS sẽ đƣợc mở rộng ra một số ngành dịch vụ mới.

Kết luận chƣơng I

Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ GATS là nền tảng cơ bản của tổ chức thƣơng mại thế giới. Sự ra đời của nó là một yêu cầu tất yếu và khách quan trong điều kiện vai trò của dịch vụ và thƣơng mại dịch vụ quốc tế ngày càng trở nên to lớn trong nền kinh tế thế giới. Nó là Hiệp định đa phƣơng đầu tiên có hiệu lực pháp lý để điều chỉnh lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ dịch vụ. GATS đã tạo ra một khuôn khổ có quy tắc rõ ràng để tiến hành hoạt động thƣơng mại dịch vụ và khởi xƣớng tiến trình tự do hóa.

Mục tiêu của GATS là chấm dứt tình trạng can thiệp bằng các luật lệ một cách tùy tiện và nhằm phát triển thƣơng mại và đầu tƣ, vì các thành viên của GATS đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của mình thông qua một cơ chế giải quyết tranh

38 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết WTO của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 429.

GVHD: Dương Văn Học 30 SVTH: Mai Anh Thư

chấp có hiệu lực cao trong WTO. Mặc dù đây là một Hiệp định mới mẽ và tồn tại chƣa lâu nhƣng GATS đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu để đạt mục tiêu thúc đẩy thƣơng mại phát triển. Tuy nhiên, các nƣớc đều hy vọng rằng GATS sẽ tiếp tục cải thiện mức độ mở cửa thị trƣờng dịch vụ, vì còn nhiều lĩnh vực chƣa nằm trong phạm vi điều chỉnh của GATS và còn tồn tại nhiều hàng rào thƣơng mại gây cản trở rất lớn do các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ phải đƣa ra các cam kết mở cửa thị trƣờng cho tất cả các ngành dịch vụ hay cam kết ràng buộc đối với tất cả các biện pháp ảnh hƣởng đến cung cấp dịch vụ.

GVHD: Dương Văn Học 31 SVTH: Mai Anh Thư

CHƢƠNG II

CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG GATS

Bên cạnh nghĩa vụ và trách nhiệm chung của GATS áp dụng tự động đối với Việt Nam, giống nhƣ tất cả các Thành viên khác của WTO, Hiệp định GATS cũng quy định các Thành viên phải đàm phán các cam kết tự do hóa cụ thể. Các cam kết này nhằm tăng cƣờng mở cửa thị trƣờng và đối xử quốc gia đối với dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài. Trong “Biểu cam kết cụ thể về thƣơng mại dịch vụ” của mỗi nƣớc, GATS yêu cầu tất cả các Thành viên bắt buộc phải đƣa ra một biểu cam kết trong một ngành cụ thể. Tuy nhiên, các Thành viên có thể lựa chọn lĩnh vực dịch vụ mà họ muốn đƣa ra cam kết. Do đó, các Thành viên WTO có nhiều linh hoạt để điều chỉnh các cam kết của mình theo lợi ích, điều kiện và hạn chế cụ thể của mình. Các nƣớc đang phát triển và kém phát triển nhất đƣợc hƣởng linh hoạt đặc biệt trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)