Luân Ngữ Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Lã Bó tr 98.

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 66)

C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.

1 Luân Ngữ Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Lã Bó tr 98.

giỏi. Tuy nhiên khi Nho giáo trở nên phổ biến ở Việt Nam, nền giáo dục thi cử theo Nho học mở rộng thì các nội dung giáo dục bị giới hạn theo mô hình Nho giáo, người đi học chạy theo mục đích thi cử đỗ đạt làm quan nên cũng khuôn minh theo sách thánh hiền. Đặc biệt khi nhà nước phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng của giai cấp mình bằng các phương tiện và sức mạnh của nhà nước, chính quyền phong kiến đã phổ biến Nho giáo đến từng làng xã, từng gia đình, từng người dân vì vậy không chỉ những người đi học sách thánh hiển mà cách nhìn, cách nghĩ, cách làm của từng người dân cũng bị chi phối bởi cách nhìn của Nho giáo.

Có thể nói, coi thường các tri thức về sản xuất, và dạy nghề, về kinh doanh buôn bán là hệ quả của ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong xã hội Việt Nam. Điều này thể hiện rõ qua hệ thống kho tàng sách của xã hội phong kiến để lại. Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu Hán Nôm cho biết, trong kho sách Hán Nôm còn lại hầu như không có mấy cuốn nói về khoa học kỹ thuật về sản xuất, về kinh doanh mà chủ yếu là các sách về văn chương, thơ phú và một ít sách về y học, thiên vãn, toán học. Mặt khác, Việt Nam tuy có nền giáo dục phát triển, có đội ngũ trí thức Nho sĩ rất đông đảo song trong tầng lơp ấy ít xuất hiện những nhà sáng chế, những nhà bác học những thương gia giúp ích cho sự phát triển sản xuất cũng như đời sống kinh tế xã hội.

Khảo sát tư tưởng Nho giáo và ảnh hưởng của nó với con người và xã hội Việt Nam cho phép nói rằng, tâm lý, ý thức, lối tư duy coi thường các tri thức về dạy nghề, về sản xuất đã trở thành đường mòn trong con người Việt Nam không dễ từ bỏ. Qua điều tra tâm lý, nguyện vọng của các học sinh cuối cấp phổ thông trung học và các bậc phụ huynh cho thấy: Hầu hết các em và các bậc cha mẹ học sinh đều có tâm lý, muốn học đại học, trở thành một quan chức hành chính chứ không muốn rèn luyện trở thành một người lao động có kỹ năng, kỹ xảo. Thực tế này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà

còn là hiện tượng có tính phổ biến của nhiều nước Châu Á, nơi chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Nhà nghiên cứu Zhou NanZhao đã nhận xét: “Chính một phần do những thái độ về văn hoá này mà việc dạy nghề và kỹ thuật chuyên môn tại nhiều nước đang phát triển ở châu Á bị coi nhẹ ngay cả ngày nay” 1.

Dù vậy cũng phải công bằng thừa nhận, không phải quốc gia nào chịu ảnh hưởng của Nho giáo đều có hiện tượng như vậy. Thực tế phát triển CNH, HĐH ở Nhật Bản cho thấy. Nhật Bản đã khắc phục cách nghĩ, cách nhìn này từ lâu. Ngay từ thế kỷ XIX khi xã hội phong kiến Việt Nam, nền giáo dục Việt Nam chỉ khư khư ôm lấy lý lẽ giáo điểu của Nho giáo thì ở Nhật Bản đã xuất hiện liên tiếp các cuộc cải cách. Cho đến ngày nay cả xã hội Nhật Bản đã bao trùm một cách nghĩ rằng: “Những học thuật uyên thâm hoặc nếp sống thanh lịch hào hoa đều bị coi là thứ yếu. Điều mà chúng tôi coi trọng hơn cả là những mẫu người xuất sắc vượt bậc trong ngành nghề của mình, dù đó chỉ là kỹ thuật trồng lúa, nuôi bò hoặc điều hành xe lửa tốc hành”2 . Điều đó đi đến nhận định rằng, những ảnh hưởng tiêu cực trên của Nho giáo đến xã hội, con người Việt Nam không chỉ lỗi thời bởi chính trị tư tưởng của Nho giáo mà căn bản còn là ở người tiếp nhận nó. Trong thực tế người ta hoàn toàn có thể định hướng, uốn nắn, tạo nên điều kiện để có thể đẩy mạnh những ảnh hưởng này và hạn chế những ảnh hưởng khác phục vụ cho sự phát triển của quốc gia mình.

Cùng với việc coi thường các tri thức sản xuất, dạy nghề, hiện nay cũng có nhiều người chưa thấy hết được tầm quan trọng của công việc kinh doanh thương nghiệp trong sự phát triển nền kinh tế hàng hoá. Hiện tượng

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)