Không có sách giáo khoa về giáo dục trẻ thơ

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 40)

Khi tôi nói chuyện về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ, chắc chắn sẽ có người hỏi lại rằng: "Cụ thể là lúc nào, cho nghe cái gì, mang lại cái gì cho trẻ thì tốt? Nếu có kế hoạch cụ thể thì cho tôi cái đó...".

Quả thật là trong Hiệp hội Phát triển Trẻ ấu thơ của tôi có rất nhiều lớp học, và mỗi lớp lại theo kế hoạch mà giáo viên chịu trách nhiệm soạn ra để tiếp xúc với trẻ. Ngoài ra, trong tạp chí "Phát triển trẻ tuổi ấu thơ" và trong cuốn sách đã xuất bản lần trước "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn", tôi cũng đưa ra những cách nghĩ và tính khả thi của nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ.

Dù vậy, không có tài liệu nào nêu trên có thể trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi trên. Và chắc cũng vì vậy nên mới dẫn tới câu hỏi này. Nếu có câu trả lời để làm thỏa mãn người hỏi thì những việc mà tôi nói, hay những việc mà tôi định viết trong cuốn sách này há chẳng phải là không cần thiết nữa hay sao. Nói cách khác, chính suy nghĩ "khi nào nên làm gì, làm như thế nào" là cách nghĩ đi ngược hoàn toàn với chủ trương của tôi, ngược hoàn toàn với quan điểm giáo dục mới mà tôi đã cố gắng xây dựng lên từ trước đến nay.

Trong cuốn "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn", tôi đã nói rất nhiều rằng, quan điểm trẻ con thì chỉ cần cho nghe truyện cổ tích, cho xem những bức tranh đơn giản, cho học từ những bảng chữ cái dễ, là một quan điểm bảo thủ, phiến diện. Dù biết thế, vậy mà vẫn có không ít

các vị phụ huynh đòi hỏi cuốn "sách giáo khoa" cho việc giáo dục trẻ này. Để thấy được, quả thật các vị vẫn còn mặc định giáo dục trẻ tuổi ấu thơ theo mô hình giáo dục ở nhà trường, là phải theo một cuốn sách giáo khoa nhất định, là phải theo một thời khóa biểu nhất định. Đúng là ở trường lớp thì thôi đành phải theo tài liệu đã soạn sẵn nội dung dạy, nhưng giáo dục sớm cho trẻ thơ mà tôi vẫn luôn nói đến không phải là việc cố nhồi nhét tri thức vào trong đầu trẻ. Giáo dục trẻ ấu thơ mà tôi muốn các bạn làm, đó là bằng phương pháp cho trẻ trải nghiệm khi thì luyện tập ngoại ngữ, chữ Hán khó hơn chút, khi thì nghe kiểu âm nhạc thực sự chứ không phải mấy bài đồng dao, để kích thích trí não trẻ, hướng đến những khả năng to lớn hơn để xây lên trong các đường rãnh của tế bào não trẻ chính là nền tảng cho trẻ có khả năng tiếp nhận được nhiều hơn.

Vì thế, sự tồn tại của "sách giáo khoa" là có hại. Lý do thứ nhất, vì tất cả đều bị đóng khung theo một khuôn mẫu có sẵn dẫn đến giới hạn những điều thú vị tình cờ sẽ gặp đâu đó trong cuộc sống. Lý do thứ hai, việc lựa chọn kích thích theo một cách riêng để mang lại cho trẻ đáng lẽ chỉ có người mẹ mới làm được, nếu có sách giáo khoa thì sự độc đáo riêng biệt ấy sẽ không còn nữa, mà chỉ là sự phó mặc cho người khác. Trong giáo dục sớm cho trẻ, những người mẹ, các bạn hãy nhớ rằng chính các bạn là sách giáo khoa! Trong cuộc đời này có bao nhiêu cha mẹ thì có bấy nhiêu "quyển sách giáo khoa", nhờ đó tạo nên thế giới con người đa dạng muôn vẻ muôn màu. Và đó chắc chắn là điều hạnh phúc với cả nhân loại nói chung và mỗi cá nhân nói riêng.

Chương 2

TẠO CHO CON MÔI TRƯỜNG TỐT - ĐIỀU MÀ CHỈ NGƯỜI MẸ MỚI LÀM ĐƯỢC ĐƯỢC

"Làm cách nào đểphát huy hết khả năng mà trẻ có?"

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w