TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 51)

Cho tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản lý NSNN ở nước ta của các nhà khoa học, các cơ quan trung ương và địa phương như sau:

“Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” (2005) của tác giả Dương Thị Bình Minh. Trong tài liệu này, tác giả đã hệ thống được tổng quan về

quản lý chi tiêu công như: khái niệm, đặc điểm, nội dung chi tiêu công, quản lý chi tiêu công. Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã khái quát tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1991 - 2004, phân tích thực trạng quản lý chi tiêu công mà điển hình là

chi NSNN Việt Nam giai đoạn 1991 - 2004, nêu được quá trình kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước và đã đánh giá quản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991 -

2004, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, sách chuyên khảo đã đề cập đến các vấn đề chung của Việt Nam mà chưa gắn với thực trạng của từng địa phương - nhân tố cơ bản để phát triển một quốc gia vững mạnh trong giai đoạn hiện nay.

“Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hàng hoá công cộng ở Việt Nam (2008) của tác giả Nguyễn Ngọc Hải. Nghiên cứu đã làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về hàng hoá công cộng; vai trò của Nhà nước đối với vỉệc cung ứng hàng hoá công cộng và phương thức tổ chức cung ứng. Khẳng định tính tất yếu của việc sử dụng công cụ chi NSNN cho việc cung ứng hàng hoá công cộng. Nghiên cứu xu hướng và kinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế phát triển về quản lý chi NSNN. Dựa trên các luận cứ khoa học đã nêu trên, luận án đã trình bày một cách khái quát thực trạng nhiệm vụ chi NSSN và cơ chế quản lý chi ngân sách cho việc cung ứng hàng hoá công cộng trong

quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta trong những năm vừa qua (trước và sau khi có Luật Ngân sách và quá trình hoàn thiện, sửa đổi Luật ngân sách).

“Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2008) của tác giả Nguyễn Thị Minh đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân

cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nghiên cứu cũng đã trình bày một

cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời, có hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia.

“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”(2010), của tác giả Lê Thanh Thủy, luận văn thạc sỹ Quản lý tài chính công, Học viện Hành Chính. Nội dung của luận văn đề cập tới cơ chế quản lý

tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập, với tài liệu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả luận văn xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình trong đề tài này.

"Nghiên cứu chính sách phi tập trung hóa quản lý tài chính giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đối với các trường trung học phổ thông ở Việt Nam"(2012), tài liệu hội thảo trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong tài liệu này là tập hợp các bài nghiên cứu, bài tham luận về nghiên cứu các chính sách nhằm đẩy mạnh việc phân cấp quản lý tài chính giáo dục. Đây là một cơ sở quan trọng để tác giả hình thành cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình.

Tóm lại, các nghiên cứu trên đây tuy có đề cập tới vấn đề quản lý NSNN dành cho giáo dục và các trường trung học phổ thông nhưng chỉ là đề cập tới một vấn đề nhỏ, một khía cạnh liên quan. Do đó, các nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trình nghiên cứu.

Tóm tắt chương 2:

Trong chương này, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý NSNN.

Làm rõ nội dung, yêu cầu, vai trò và nguyên tắc quản lý NSNN; phân cấp quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN. Nghiên cứu các đặc điểm của giáo dục trung học phổ thông qua đó xác định nội dung cơ bản của quản lý NSNN dành cho các trường này và

các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình quản lý NSNN dành cho các trường trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)