5. Kết cấu của luận văn
3.1.1.2 Thực trạng tình hình giao dịch nội gián trong nƣớc
Ở Việt Nam, giao dịch nội gián vẫn là một vấn nạn nhức nhối trên thị trƣờng chứng khoán. Mặc dù, số vụ việc đƣợc phanh phui chƣa nhiều nhƣng hầu nhƣ ai cũng biết hàng loạt cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhân viên các bộ phận kế toán, tài chính,…của doanh nghiệp có thể dễ dàng hƣởng lợi từ các thông tin biết trƣớc thị trƣờng. Dẫu vậy, mức xử phạt vẫn còn nhẹ và chƣa thấy có vụ nào xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể một số vụ sau:
Giữa tháng 3/2010, vụ bà Đào Thị Kiều (Phủ Lý, Hà Nam), cổ đông nội bộ của KSH (Cty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Hamico) đã tiết lộ thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng của công ty này cho bà Nguyễn Thị Nhung (Phủ Lý, Hà Nam) và ông Nguyễn Văn Giống (Duy Tiên, Hà Nam) để giao dịch cổ phiếu KSH (mã chứng khoán của công ty cổ phần khoáng sản Hà Nam), trƣớc khi thông tin này đƣợc công bố. Các đối tƣợng này đã thu đƣợc một khoản lợi nhuận lên đến cả tỷ đồng trong khi đó chỉ bị Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc phạt tổng cộng 165 triệu đồng. Đây không phải là vụ xử phạt đầu tiên về giao dịch nội gián trên thị trƣờng chứng khoán. Đầu tháng 12.2009, Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc cũng công bố xử phạt ông Trần Công Phƣớc là nhân viên của công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (TDH) và ông Phạm Quốc Thắng 50 triệu đồng/ngƣời vì đã sử dụng thông tin nội bộ về việc phát hành cổ phiếu thƣởng theo tỷ lệ 2:1 của TDH để giao dịch cổ phiếu này.21
Từ năm 2010 đến năm 2012, Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc và các sở giao dịch chứng khoán đã ban hành bình quân mỗi năm 173 quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán, với số tiền trên 10 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, trong con số nói trên, đa phần vi phạm thuộc về công bố thông tin không đúng với quy định. Các vụ xác định đƣợc và xử lý theo đúng tính chất vi phạm về giao dịch nội gián rất hiếm. Nếu so sánh với các nƣớc có thị trƣờng chứng khoán phát triển, ở Việt Nam, các hành vi giao dịch nội gián
21
Thanh niên Oline, Giao dịch nội gián, Mai Phƣơng, http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/20100323/giao- dich-noi-gian.aspx, [ngày truy cập 16/11/2014].
khá nhiều.22 Không ít các hiện tƣợng trên thị trƣờng chứng khoán giai đoạn vừa qua có thể minh chứng cho quan điểm này, nhƣ vụ thâu tóm Sacombank trong năm 2012 vừa qua. Cụ thể, có ba nhà đầu tƣ đã âm thầm mua cổ phiếu SBT của Sacombank đạt đến tỷ lệ sở hữu trên 5% và trở thành cổ đông lớn của Sacombank nhƣng không hề không công bố thông tin. Trƣờng hợp này rõ ràng là nhà đầu tƣ là những ngƣời chịu thiệt hại nặng nhất. Bởi lẽ, thông tin Công ty cổ phần ảnh hƣởng rất lớn đến các quyết định và chiến lƣợc đầu tƣ của nhà đầu tƣ, nhất là các thông tin mang tính bất thƣờng nhƣ tỷ lệ sở hữu của cổ đông. Việc tham gia hay rời bỏ một doanh nghiệp niêm yết của các cổ đông lớn đều ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu cũng nhƣ quyết định của nhà đầu tƣ, chƣa kể vụ thâu tóm Sacombank đã có những tin đồn trƣớc đó. Hơn nữa, không loại trừ các nhà đầu tƣ tận dụng thông tin nội bộ về vụ thâu tóm để trục lợi, việc che giấu thông tin trong các giao dịch này là một bằng chứng. Vì nếu các nhà đầu tƣ công bố thông tin trƣớc khi mua thì có thể dẫn tới giá cổ phiếu SBT tăng và chi phí mua cổ phiếu có thể cao hơn. Mặc dù vậy, Ủy ban chứng khoán chỉ xử phạt 60 triệu đồng đối với mỗi nhà đầu tƣ vi phạm về việc chậm công bố thông tin. Có thể thấy mức phạt này quả thật quá thấp so với quy mô giao dịch của các nhà đầu tƣ.
Đây chỉ là vụ điển hình về giao dịch nội gián trên thị trƣờng chứng khoán, thực tế còn rất nhiều giao dịch nội gián khác đã, đang và sẽ diễn ra. Những giao dịch này đã mang lại nguồn thu khổng lồ cho một số đối tƣợng liên quan mà gây ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp, đến quá trình phát triển của thị trƣờng chứng khoán và tốc độ tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, cần phải có những giải pháp quyết liệt hơn nữa và tăng các hình thức xử phạt đối với việc thực hiện các giao dịch này để hạn chế các giao dịch nội gián.