Đánh giá lần 3: Hình thành thói quen rửa mặt

Một phần của tài liệu Hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (KL07339) (Trang 60)

3 tuổi

3.5.3. Đánh giá lần 3: Hình thành thói quen rửa mặt

Bảng 3.3: Mức độ hình thành thói quen rửa mặt cho trẻ khi đánh giá lần 3

Xếp loại tiêu chí Lớp Tốt Khá Trung bình Số lượng % Số lượng % Số lượng % Kĩ năng Thực nghiệm 24 96 1 4 0 0 Đối chứng 9 35 13 52 3 12

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy mức độ hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ đã có sự thay đổi rất rõ nét.

54

Nhóm đối chứng

Qua bảng số liệu cho thấy nhóm lớp đối chứng có sự thay đổi rất rõ nét. Số trẻ có kĩ năng đạt loại tốt chiếm 35%, trẻ đạt loại khá tăng lên đến 52%, số

trẻ đạt trung bình giảm xuống còn 12%.

Nhóm thực nghiệm

Qua bảng số liệu chúng ta thấy rõ sự thay đổi rõ nét của nhóm lớp thực nghiệm

Do trẻ đã nắm được các kĩ năng trong bài học nên khi thực hiện hoạt động trẻ không còn bỡ ngỡ mà trẻ thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo hơn đạt 96% trẻ thực hiện kĩ năng tốt và 4 % trẻ thực hiện kĩ năng khá, không còn trẻ thực hiện kĩ năng trung bình.Theo quan sát và phân tích cho thấy, hầu hết các trẻ đều thực hiện kĩ năng một cách khéo léo và mất rất ít thời gian.

Kết quả thực nghiệm một số biện pháp hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, tôi có một số kết luận sau:

Trước thực nghiệm, hiệu quả hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp. Sau thực nghiệm hiệu quả hình thành thói quen chăm sóc bản thân ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều cao hơn so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên hiệu quả của hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ ở nhóm thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng ở trước thực nghiệm.

Như vậy, kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ các biện pháp có hiệu quả, khả thi, giả thuyết khoa học là đúng đắn.

55

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Hình thánh thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi Trường Mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc”, bản thân em đã rút ra những kết luận sau:

- Đưa ra quy trình thiết kế hoạt động HTTQCSBT cho trẻ 3 tuổi gồm 4 bước:

Bước 1: Giai đoạn hiểu biết cách làm. Bước 2: Hình thành kĩ năng.

Bước 3: Hình thành kĩ xảo. Bước 4: Hình thành thói quen.

Trên cơ sở phân tích phương pháp và nội dung rèn luyện TQCSBT, bản thân em đã biên soạn được 10 giáo án, hoạt động về việc tổ chức rèn luyện TQCSBT cho trẻ.

2. Kiến nghị sƣ phạm

Trên cơ sở những kết luận trên, tôi có những kiến nghị sau:

Giáo viên cần xác định vị trí, vai trò của việc HTTQCSBT đối với trẻ mầm non. Cần nắm rõ đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ để làm cơ sở đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp.

Tăng cường mở các cuộc thi đua, hội giảng với nội dung rèn luyện TQCSBT để giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm và trẻ được rèn luyện thường xuyên.

Cần trang bị tri thức về giáo dục TQCSBT cho giáo viên mầm non, có kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng các biện pháp giáo dục TQCSBT. Cần nâng cao yêu cầu nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ.

56

Cần trang bị cho các nhóm, lớp những phương tiện cần thiết cho việc rèn luyện TQCSBT cho trẻ, đảm bảo việc rèn luyện thói quen cho trẻ được thực hiện một cách có hiệu quả.

Cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của trẻ, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những hiểu biết của trẻ vào thực tiễn.

PHIẾU KIỂM TRA KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Bao nhiêu trẻ biết tại sao phải rửa mặt? Câu hỏi 2: Bao nhiêu trẻ biết khi nào phải rửa mặt? Câu hỏi 3: Trẻ thực hiện kĩ năng rửa mặt như thế nào? A: Tốt

B: Khá

C: Trung bình Trong đó:

Tốt là trẻ thực hiện các thao tác rửa mặt thành thạo, không cần sự giúp đỡ của cô giáo.

Khá: Trẻ thực hiện các kĩ năng còn hơi lúng túng.

Trung bình: Trẻ thực hiện chưa chính xác và cần sự giúp đỡ của giáo viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hoài - Đinh Văn Vang, Giáo dục học mầm non (Tập 1, 2), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008. 2. Ngô Công Hoàn, Tâm lý học gia đình, NXB Đại học Sư phạm, 2007. 3. Hoàng Lan - Hoàng Sơn, 100 thói quen tốt, NXB Hà Nội, 2007.

4. Hoàng Thị Phương, Giáo trình vệ sinh trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, 2005.

5. Nguyễn Thị Thư, Điều kiện hình thành kĩ năng và thói quen cho trẻ Mầm non, Tạp chí giáo dục mầm non số 1 năm 2006.

6. Giang Văn Toàn, Thói quen tốt, tính cách tốt,vận may tốt, NXB Lao động, 2007.

7. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi Mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993.

8. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thể thao, 1998.

Một phần của tài liệu Hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (KL07339) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)