Tạo hứng thú trong dạy học Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại việt nam (LV01268) (Trang 61)

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí quan trọng của cá nhân nhưng không có nguồn gốc tự thân. Hứng thú được hình thành, duy trì trong quá trình hoạt động, trong sự phát triển nhân cách của con người. Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên biết kích thích một cách hợp lí sẽ làm cho hứng thú nhận thức của học sinh được hình thành và phát triển.

Hứng thú có tính lựa chọn, đối tượng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn đối với cá nhân. Trong nhà trường, thái độ lựa chọn của học sinh đối với môn học trước hết phụ thuộc vào người thầy. Muốn học sinh có hứng thú học tập tiếng Việt, không cách gì khác, giáo viên phải giúp cho các em nhận thấy tiếng Việt và hoạt động học tiếng Việt là cần thiết, là hấp dẫn.[9.40]

Có nhiều biện pháp tạo hứng thú cho học sinh, nhưng chung quy có thể sắp xếp theo bốn nhóm sau:

- Nhóm biện pháp tạo hứng thú trên bình diện nội dung dạy học: Khai

thác triệt để tính thiết thực, tính hấp dẫn trên cơ sở đảm bảo tính vừa sức của nội dung dạy học.

- Nhóm biện pháp tạo hứng thú trên bình diện phương pháp dạy học:

phối hợp sử dụng các cách thức tổ chức dạy học lí thú.

- Nhóm biện pháp tạo hứng thú trên bình diện phương tiện dạy học:

phối hợp sử dụng các phương tiện dạy học hấp dẫn.

- Nhóm biện pháp tạo hứng thú trên bình diện đánh giá dạy học: Đánh

giá bằng lời nhằm động viên, khích lệ học sinh.

Mọi biện pháp tạo hứng thú trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi

đều xuất phát từ quan điểm: Dạy học tiếng Việt phải làm cho học sinh cảm

thấy học Tiếng Việt là một niềm hạnh phúc.

2.2.1.1. Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện nội dung dạy học

Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện nội dung dạy học đặt ra nhiệm vụ: phải giúp HS nhận ra lợi ích của nội dung học tập, phải làm cho nguồn ngữ liệu và bài tập Tiếng Việt trở nên thiết thực và hấp dẫn với học sinh, phải làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động nhờ cung cấp nguồn thông tin bổ sung.

a. Giúp học sinh nhận thức được lợi ích của nội dung học tập

Một đối tượng muốn gây được hứng thú cho cá nhân thì trước hết phải có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân đó. HS tiểu học sẽ hứng thú học Tiếng Việt hơn khi các em nhận thức được mục tiêu của hoạt động học Tiếng Việt, tức là thấy tiếng Việt thực sự có ý nghĩa với cuộc sống của bản thân. Do vậy giáo viên phải giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập của bản thân

mình. Công việc này đòi hỏi cả một quá trình học tập chứ không thể chứ không thể chỉ nói một hai lần nào đó trong tiết học hay một buổi học. Giúp học sinh có năng khiếu nhận thấy được lợi ích thiết thực của việc tìm hiểu tiếng mẹ đẻ là một việc làm có thể kích thích hứng thú, tạo động cơ học tập cho các em. Nên tiến hành công việc đó bằng hai cách: trình bày lợi ích của nội dung học tập một cách tường minh, hoặc trình bày lợi ích của nội dung học tập thông qua tình huống sư phạm

- Trình bày lợi ích của học tập một cách tường minh

Trình bày tường minh lợi ích của nội dung học tập là chỉ ra một cách trực tiếp, rõ ràng về mục đích, tác dụng của bài học đối với cuộc sống của học sinh. Việc nêu tường minh mục đích học tập cho từng bài học ngay từ đầu giờ đòi hỏi khéo léo, hấp dẫn học sinh. Lời giới thiệu ngắn gọn mà đủ để tạo được sự tập trung chú ý theo dõi của học sinh trong suốt giờ học. Với học sinh tiểu học, biện pháp nêu tường minh lợi ích của nội dung học tập vừa tạo sự quan tâm của học sinh đến bài học, vừa có tác dụng định hướng, gợi ý cho học sinh trong việc tiếp nhận nội dung bài học. Nhờ đó, chất lượng học tập của các em cũng được nâng cao.

- Tạo tình huống thể hiện lợi ích học tập

Giáo viên có thể giúp học sinh nhận thức được lợi ích học tập tiếng Việt một cách gián tiếp, thông qua những tình huống sư phạm. Thông thường thầy cô giáo thường tạo tình huống có vấn đề ở ngay bước “Giới thiệu bài học”. Bắt đầu giờ học, giáo viên đưa ra một bài tập nhỏ hoặc một câu hỏi nhưng lại có nhiệm vụ kích thích nhu cầu giải quyết nhiệm vụ học tập trong học sinh, tạo ra sự mâu thuẫn quý giá – mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có và kiến thức cần có để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ học tập.

Ví dụ: Để dẫn vào bài dạy dấu phẩy trong câu, giáo viên đưa câu Anh

em đi học tối mới về cho học sinh phân tích nghĩa. Học sinh chỉ ra nhiều nghĩa

khác nhau. Giáo viên đặt câu hỏi “Vì sao câu nói ấy lại có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như vậy”. Chắc chắn học sinh sẽ khó giải thích vấn đề này. Lúc đó giáo viên giới thiệu bài học và có thể kết hợp nêu tường minh mục tiêu bài học: để giải thích nguyên nhân tạo nên tình trạng trên, chúng ta cùng học về một dấu câu quan trọng – dấu phẩy. Thiếu dấu phẩy, nghĩa của câu nhiều khi không được rõ ràng, nhiều nghĩa. Ngược lại, khi có thêm dấu phẩy,

câu chỉ được hiểu theo một nghĩa: Anh, em đi học, tối mới về; Anh em đi học,

tối mới về; Anh em đi học tối, mới về; ...

Vô hình chung, từ tình huống có vấn đề, từ cách giải quyết mâu thuẫn đặt ra, giáo viên đã giúp học sinh nhận thức được lợi ích của việc nắm bắt nội dung bài học. Biện pháp tạo tình huống có vấn đề đem đến cho học sinh nhận thức đúng về lợi ích bài học. Hoạt động này diễn ra ngay từ đầu giờ có tác dụng kích thích trí tò mò của học sinh, tạo tâm thế sẵn sàng đón nhận nội dung học tập mới. Nghĩa là khi ấy, học sinh đã có biểu hiện hứng thú học tập tiếng Việt.

Giáo viên có thể trình bày gián tiếp lợi ích của bài học thông qua việc

tạo thế đối sánh giữa “có nó” và “không có nó” (nó ở đây có thể hiểu là môn

học Tiếng Việt, một bài học Tiếng Việt hay một nội dung nào đó của Tiếng Việt...). Giáo viên trực tiếp nói về lợi ích của nội dung dạy học, điều đó có thể mang tính chủ quan, áp đặt và trong một chừng mực nhất định, việc làm ấy tỏ

ra chưa thực hiện đúng định hướng “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.

Trong dạy học Tiếng Việt cũng nên lấy thực tế này để giúp học sinh nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của nội dung học tập. Chúng ta nên đặt ra cho học

sinh những tình huống giả định: “Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta không có

giao tiếp thế nào?”... Trong khi trình bày những điều tưởng tượng đó, học

sinh tự ý thức được ý nghĩa của môn học, bài học với bản thân cũng như cuộc sống xã hội.

Việc nhận thức ý nghĩa thiết thực của nội dung học tập không ngừng lại ở cấp độ lí thuyết mà cần phải đẩy lên cấp độ thực tiễn. Yêu cầu này đòi hỏi giáo viên phải chú ý sử dụng ngữ liệu thiết thực và hệ thống bài tập tập thiết thực hướng tới mục tiêu rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh.

b. Sử dụng ngữ liệu thiết thực, hấp dẫn

Ngữ liệu có thể được dùng vào nhiều thời điểm của giờ học nhằm mục đích khác nhau: Dùng ngay đầu giờ học nhằm hình thành khái niệm, quy tắc ngôn ngữ cho học sinh, dùng để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, sau khi đã giúp các em hình thành tri thức mới. Đối với bài học thực hành tiếng Việt, ngữ liệu là phần rất quan trọng của bài tập. Ngoài vai trò định hướng người đọc tới khái niệm, quy tắc ngôn ngữ, là những mẫu ngôn ngữ điển hình để học sinh học tập trong hoạt động giao tiếp, ngữ liệu còn có khả năng gây hứng thú cho học sinh nhờ có tính thiết thực, hấp dẫn của nó. Tính thiết thực, hấp dẫn của nội dung ngữ liệu là một trong những biện pháp tạo hứng thú cho học sinh.

- Sử dụng ngữ liệu có nội dung thiết thực

Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt, giáo viên nên điều chỉnh ngữ liệu trong trường hợp cần thiết sao cho đảm bảo tính thiết thực của nội dung bài học. Khi lựa chọn hay sử dụng ngữ liệu, hãy đặt câu hỏi: “Học sinh được gì từ ngữ liệu của chúng ta?”, “Sử dụng ngữ liệu nào để đem đến cho học sinh nhiều lợi ích nhất?”. Công việc này thực sự rất cần thiết khi xây dựng bài tập tiếng Việt mở rộng, nâng cao.

+ Ngữ liệu thiết thực là ngữ liệu minh họa những tình huống giao tiếp mà học sinh tiểu học thường gặp.

Bởi vì hứng thú nhận thức có tính lựa chọn, chỉ những gì liên quan tới kinh nghiệm và sự phát triển cá nhân mới được phản ánh một cách lựa chọn trong hứng thú; những gì phù hợp với nhu cầu học sinh, những gì học sinh thường gặp trong cuộc sống mới thu hút được sự quan tâm của học sinh. Không phải ngẫu nhiên các tác giả sách giáo khoa Tiếng Việt 1 dạy âm – chữ e, b ngay đầu chương trình. Bởi âm – chữ đó tạo nên ngữ liệu “bé” – một từ thể hiện cách gọi âu yếm, gần gũi của người lớn đối với trẻ em, có khả năng tạo được sự quan tâm của trẻ em lứa tuổi vừa qua mẫu giáo tới bài học. Điều đó góp phần tạo nên sự chú ý của học sinh với bài học.

Ngữ liệu càng sát với cuộc sống sinh hoạt, cuộc sống giao tiếp của học sinh thì càng gia tăng sự quan tâm của học sinh đối với nội dung bài học. Do đó, trong dạy học tiếng Việt, nên tận dụng ngữ liệu từ bài nói, viết của học sinh. Không gì hiệu quả bằng học sinh tự sửa lỗi ngôn ngữ (lỗi chính tả, lỗi từ, câu, ...) trong chính sản phẩm giao tiếp của mình.

+ Ngữ liệu thiết thực là ngữ liệu mang tính tích hợp cao, có tác dụng mở rộng kiến thức cho học sinh về nhiều mặt.

Ví dụ: ngữ liệu dưới đây rèn học sinh viết đúng chính tả đồng thời mang đến học sinh những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp thanh bình, yên ả, thơ mộng của làng quê Việt Nam:

Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Ngữ liệu có thể vừa giúp học sinh nhận diện về thể loại văn kể chuyện,

vừa kết hợp cung cấp kiến thức lịch sử, địa lí: “Mồng 2 tháng 9 năm 1945 –

một ngày đáng ghi nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn, hoa và biểu ngữ...”

Hãy tranh thủ mọi thời điểm trong giờ Tiếng Việt để trang bị cho học sinh những cần thiết qua ngữ liệu. Việc nắm bắt nhiều thông tin lí thú từ nguồn ngữ liệu góp phần làm tăng hứng thú học tập Tiếng Việt của học sinh.

+ Ngữ liệu thiết thực là ngữ liệu có tần số sử dụng cao, có tác dụng củng cố và rèn luyện nhiều kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh.

Ngữ liệu có tần số sử dụng cao được đặc trưng bởi dấu hiệu ngắn gọn nhưng xuất hiện nhiều lần về một hiện tượng ngôn ngữ cần dạy học (hoặc hiện tượng ngôn ngữ cần dạy học được nén tối đa trong một ngữ liệu có độ dài tối thiểu). Ngữ liệu có dấu hiệu này đồng thời kéo theo tác dụng củng cố và rèn luyện kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh một cách rất hiệu quả.

Ví dụ, nếu lấy làm ngữ liệu cho bài tập chính tả “Điền l/n vào chỗ trống thì đoạn văn “Tôi làm nghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh

đênh mặt nước. Ngày này qua ngày khác, tôi chăm lo đưa khách qua lại trên khúc sông này. Tôi thuộc lòng nơi nào lòng sông sâu, nơi nào nước thường chảy xiết.”có tần số sử dụng và hiệu quả chính tả rất cao.

Những câu có tần số sử dụng cao như: “Cái cân nay cân không đúng vì

đặt không cân”, “Cái đục này đục vào thành bể làm nước đục cả lên rồi”, “Nó dùng gạch gạch một đường vàng sẫm như gạch cua”, “Tôi xa nhà đã lâu, làm nghề quay xa dệt lụa ở nơi rất xa”, ... lại càng cần trong dạy học

mạch “Các lớp từ vựng và kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa, sử dụng từ theo lớp từ vựng”. Chỉ một câu ngắn gọn, không phải viện đến nhiều câu khác nhau) nhưng đủ gom lại nhiều hiện tượng ngôn ngữ, rèn luyện học sinh kĩ năng cần

thiết, kĩ năng nhận diện từ loại, kĩ năng nhận diện từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, kĩ năng nắm nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

+ Ngữ liệu thiết thực là ngữ liệu mang tính điển hình

Theo định hướng dạy học hiện đại, một trong những nhiệm vụ quan trọng của học sinh là phải tự phát hiện ra tri thức mới – tự hình thành khái niệm, quy tắc tiếng Việt dưới sự gợi ý của giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi phân tích ngữ liệu. Muốn thực hiện tốt định hướng này, giáo viên phải dựa vào ngữ liệu điển hình, lấy ngữ liệu làm điểm tựa để lấy ra những hiện tượng ngôn ngữ nào đó. Ngữ liệu không tiêu biểu hay ngữ liệu trung gian gây sự hoang mang, sự rắc rối cho học sinh trong vấn đề lĩnh hội bài học. Chúng ta hãy so sánh giá trị của các cặp ngữ liệu dưới đây trong chức năng hình thành kiến thức, kĩ năng tiếng Việt.

Ví dụ, khi hình thành khái niệm biện pháp tu từ so sánh: Khi cá vàng

khẽ uốn lưng thì đuôi xòe rộng ra như một dải lụa màu da cam / Hồn tôi là một vườn hoa lá thì hình ảnh so sánh ở ngữ liệu sau minh họa chưa sáng rõ

cho bản chất của phép so sánh là đối chiếu hai sự vật có nét tương đồng. Lựa chọn ngữ liệu là rất quan trong trong dạy học Tiếng Việt. Nhờ ngữ liệu điển hình, học sinh nắm tri thức nhanh và chính xác. Nhưng sẽ cực đoan khi cho rằng nghệ thuật dạy học Tiếng Việt là nghệ thuật chọn ngữ liệu, bởi ngữ liệu không phải là yếu tố duy nhất quyết định toàn bộ kết quả dạy học. Nhìn chung, ngữ liệu với nội dung liên quan đến cuộc sống của học sinh, giàu giá trị tích hợp, có tần số sử dụng cao, ... được xem là ngữ liệu thiết thực. Những ngữ liệu này đem lại nhiều lợi ích cho học sinh trong việc nắm bắt tri thức lí thuyết, rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, cung cấp thêm kiến thức cuộc sống ...

Bài học sẽ trở nên hấp dẫn, tạo hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh nếu chúng ta có ý thức sử dụng ngữ liệu chứa đựng nội dung hấp dẫn. Ngữ liệu hấp dẫn về nội dung khi nó phản ánh được những đặc điểm thú vị của ngôn ngữ, làm học sinh ham thích tìm hiểu nội dung bài học.

Ngôn ngữ lí thú một phần nhờ tính đa tri – một đơn vị âm thanh ngôn ngữ, ững với những ngữ cảnh khác nhau, có thể mang những giá trị (giá trị nghĩa, tư cách từ loại, chức năng cú pháp, ...) không giống nhau. Hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa đã minh họa rõ nét tính đa tri của tín hiệu ngôn ngữ. Trong bài học Tiếng Việt, ngữ liệu nên phản ánh được đặc tính này. Bài tập phân tích nghĩa của câu sẽ vô cùng thú vị nến giáo viên sử dụng ngữ liệu tạo

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại việt nam (LV01268) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)