Quyết định 528/QĐ- TCT ngày 29/05/2008 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thay thế Quy trình 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục Thuế Về việc ban hành Quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Qua việc áp dụng quy trình kiểm tra để thực hiện kiểm tra NNT tại TPHG đã có những chuyển biến tích, cụ thể:
Quy định rõ ràng hơn từng bƣớc công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng ngƣời tham gia quy trình đã tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc và phù hợp với trình độ của từng cán bộ, hạn chế đƣợc tình trạng thông đồng giữa NNT và cán bộ thuế;
Áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn chính xác hơn đối tƣợng cần kiểm tra;
Chú trọng khâu lập kế hoạch và chuẩn bị trƣớc khi tiến hành kiểm tra nhằm đảo bảo việc kiểm tra tại cơ sở kinh doanh mất ít thời gian, nguồn lực nhất và hiệu quả nhất;
Tăng cƣờng hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lƣợng kiểm tra; Chuyển đổi từ cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả các ĐTNT sang cơ chế kiểm tra theo mức độ vi phạm về thuế, gian lận về thuế;
67
Chuyển từ hoạt động kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang kiểm tra chủ yếu tại cơ quan thuế nên đã hạn chế tình trạng gây phiền hà cho ĐTNT so với cơ chế chuyên quản khép kín trƣớc đây;
Chuyển từ kiểm tra toàn diện sang kiểm tra theo chuyên đề, nội dung vi phạm.
3.3.2. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra
Kể từ khi có Luật Quản lý thuế, để thực hiện kiểm tra, Chi cục Thuế đã tập hợp đƣợc NNT, và tiến hành phân tích lựa chọn NNT để lập kế hoạch kiểm tra hàng năm và từng bƣớc áp dụng phân tích rủi ro, chấm điểm NNT khi lập kế hoạch kiểm tra. Việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thuế đã đƣợc dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích rủi ro, đã góp phần làm kết quả kiểm tra tốt hơn trƣớc.
Việc xếp loại rủi ro theo một số tiêu chí đối với các loại tờ khai thuế và dựa trên báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình tuân thủ kê khai thuế. Chi cục Thuế phân loại NNT, chấm điểm rủi ro về thuế của từng NNT theo các tiêu chí đánh giá rủi ro từng năm. Chi cục Thuế cũng đƣa ra các thang điểm chuẩn cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể trong quá trình lập kế hoạch kiểm tra. Qua 5 năm thực hiện, việc xây dựng kế hoạch dựa trên áp dụng phƣơng pháp phân tích rủi ro đã dần dần đi vào bài bản, có tác dụng nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế
Qua việc xây dựng kế hoạch kiểm tra các năm, Chi cục Thuế đã xây dựng kế hoạch kiểm tra ngày càng khoa học hơn dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Đặc biệt, từ năm 2012 Tổng cục Thuế đã ban hành một số tiêu chí định hƣớng lựa chọn NNT rủi ro có gán điểm cụ thể, thuận tiện trong khâu chấm điểm rủi ro NNT để sàng lọc những NNT có rủi ro về thuế cao nhất để thực hiện kiểm tra thuế.
Cơ sở dữ liệu về NNT đƣợc đầu tƣ đồng bộ xuyên suốt từ TW đến địa phƣơng. Chi cục đã tích hợp đƣợc tƣơng đối đầy đủ các thông tin về NNT nhƣ thông tin về đăng ký thuế (tên NNT, mã số thuế, địa chỉ, ngành nghề ...), về tình hình thực hiện, kê khai, nộp thuế.. Dữ liệu đƣợc nhập vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế (QLT); thông tin về báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán đƣợc nhập riêng trên phần
68
mềm Báo cáo tài chính... Những thông tin cơ bản về tình hình kê khai số thuế thu nộp giữa các Cục và Chi cục đƣợc máy tính xử lý tự động.
Chi cục đã triển khai ứng dụng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trên phần mềm ứng dụng TPR gắn với Bộ tiêu chí rủi ro (gồm 16 tiêu chí) và đã mở rộng ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro NNT phục vụ công tác lập kế hoạch thanh, kiểm tra từ năm 2013. Chi cục đã tiến hành rà soát nhập dữ liệu cho phần mềm ứng dụng thanh tra (TTr) và báo cáo tài chính (BCTC) để phục vụ công tác lập kế hoạch từ năm 2013 trên ứng dụng TPR.
Kế hoạch kiểm tra hàng năm của Chi cục thuế thành phố Hà Giang đƣợc xây dựng vào tháng 12 năm trƣớc gửi về Cục thuế tỉnh Hà Giang và đƣợc Cục thuế tỉnh phê duyệt.
3.3.3. Kết quả đạt được
3.3.3.1. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế: Đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đối với các hồ sơ khai thuế nhằm đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trƣờng hợp khai chƣa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế của NNT. Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế. Trƣờng hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đƣợc miễn, số tiền thuế đƣợc giảm, số tiền thuế đƣợc hoàn, cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trƣờng hợp NNT đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế đƣợc chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu NNT khai bổ sung. Trƣờng hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà NNT không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT, kết quả đƣợc nêu trong bảng:
69
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế giai đoạn 2009- 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số Hồ sơ kiểm tra Hồ sơ 2.637 3.476 3.325 3.686 4.319 17.443
Hồ sơ chấp nhận Hồ sơ 2.637 3.468 3.320 3.686 4.316 17.427 Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Hồ sơ 237 341 366 435 540 1.919 Hồ sơ ấn định Hồ sơ 3 4 3 5 4 19 Hồ sơ đề nghị kiểm
tra tại trụ sở NNT Hồ sơ 8 14 12 15 17
66
Tổng số thuế phát hiện qua kiểm tra tại cơ quan thuế Tr.đ
967,2 1.166,0 1.398,4 1.777,8 1.952,6 7.262,0 Điều chỉnh tăng số thuế phải nộp Tr.đ 582,3 674,1 783,4 976,5 1008,7 4.025,0 Điều chỉnh giảm số thuế đƣợc khấu trừ Tr.đ 332,6 428,3 557,9 732,6 886,1 2.937,5 Ấn định Tr.đ 52,3 63,6 57,1 68,7 57,8 299,5
(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hà Giang qua các năm)
Tổng số hồ sơ đƣợc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế từ năm 2009 đến năm 2013 là 17.443 hồ sơ, trong đó số hồ sơ đề nghị điều chỉnh là 1.919 hồ sơ, chiếm 11% trong tổng số hồ sơ đã kiểm tra; số hồ sơ phải ấn định thuế là 19 hồ sơ, tỷ lệ 0,1% trên số hồ sơ đã đƣợc kiểm tra; hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT là 66 hồ sơ, tỷ lệ 0,37%. Qua phân tích dữ liệu hồ sơ khai thuế qua các năm: 2010/2009 tăng 31,8% và năm 2013/2012, tăng 17,1%. Nguyên nhân của việc tỷ lệ hồ sơ khai thấp hơn so với giai đoạn 2009/2010 là do từ 1/7/2013 doanh nghiệp có doanh thu dƣới 20 tỷ đồng/năm thuộc diện khai thuế GTGT theo quý thay vì khai theo tháng nhƣ trƣớc đây nên tỷ lệ hồ nhận đƣợc ít hơn. Và có đƣợc kết quả phân tích dữ liệu nhƣ trên là do Chi cục Thuế thành phố Hà Giang đã thực hiện tốt ứng dụng CNTT vào
70
công tác quản lý thuế. Các lỗi sai sót hay rủi ro đƣợc cảnh báo ngay khi nhập dữ liệu nên hỗ trợ cho công tác giám sát hồ sơ khai thuế đạt hiệu quả cao.
Số thuế phát hiện qua kiểm tra tại trụ sở CQT từ năm 2009 – 2013 làm tăng số thuế phải nộp ngân sách 7.262 trđồng. Trong đó: Điều chỉnh tăng số thuế phải nộp 4.025 trđồng; điều chỉnh giảm số thuế đƣợc khấu trừ 2.937,5 tr đồng và ấn định 299,5 trđồng. Nguyên nhân có số điều chỉnh tăng, giảm lớn nhƣ vậy là do NNT khai trùng hóa đơn, hóa đơn không đầy đủ các chỉ tiêu, hóa đơn đƣa vào kê khai là qua xác minh là khống, thiếu các điều kiện để đƣợc khấu trừ…; số thuế ấn định phải nộp là do một số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, không nắm vững chế độ kế toán, các giao dịch mua bán không có đủ hóa đơn theo quy định, việc tập hợp chi phí không đƣợc thƣờng xuyên, không đúng với thực tế phát sinh…dẫn đến không đủ dữ liệu để quyết toán thuế.
3.3.3.2. Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT
Chi cục thuế thành phố đã tăng cƣờng việc kiểm soát việc kê khai của NNT, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đồng thời, hƣớng dẫn NNT thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế; đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo điều kiện để NNT nâng cao nhận thức về pháp luật thuế, tự giác trong kê khai, quyết toán các khoản thu, nộp vào NSNN, xem bảng:
71
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra thuế ta ̣i tru ̣ sở ngƣời nô ̣p thuế
TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng 2009 2010 2011 2012 2013
1 Kiểm tra tại trụ sở
NNT (kế hoạch) Cuộc 264 46 51 54 55 58
2 Kiểm tra tại trụ sở
NNT (yêu cầu) Hồ sơ 121 21 28 32 22 18
3
Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế (kiểm tra sau hoàn) Hồ sơ 9 3 2 1 2 1 4 Tổng số thuế truy thu Tr.đ 16.063,5 1.023,9 1.441,0 3.428,9 3.481,6 6.688,1
Kiểm tra tại trụ sở NNT (kế hoạch) Tr.đ 13.727,6 722,8 964,3 2.880,1 2.930,8 6.229,6 Số thuế truy thu và
phạt bình quân/1 lần Tr.đ 52,0 15,7 18,9 53,3 53,3 107,4 Kiểm tra tại trụ sở
NNT (yêu cầu) Tr.đ 1.749,6 218,5 357,9 411,4 394,6 367,2 Số thuế truy thu và
phạt bình quân/1 hồ sơ Tr.đ 14,5 10,4 12,8 12,9 17,9 20,4 Kiểm tra hoàn thuế
Tr.đ 586,3 82,6 118,8 137,4 156,2 91,3 Số thuế truy thu và
phạt bình quân/1 hồ sơ
Tr.đ
65,1 27,5 59,4 137,4 78,1 91,3
72
Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, Chi cục Thuế thành phố kiểm tra tại trụ sở NNT 264 cuộc kiểm tra theo kế hoạch, 121 hồ sơ kiểm tra theo yêu cầu và 9 hồ sơ kiểm tra sau hoàn thuế. Đã xử lý truy thu thuế và phạt vi phạm hành chính về thuế với tổng số tiền 16.063,5 triệu đồng. Trong đó, số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra thuế tại trụ sở NNT theo kế hoạch là 13.727,6 triệu đồng (bình quân 52 triệu đồng/1 cuộc); Kiểm tra theo đề nghị 1.749,6 triệu đồng (bình quân 14,5 triệu đồng/1 hồ sơ); Kiểm tra hoàn thuế 586,3 triệu đồng (bình quân 65,1 triệu đồng/1 hồ sơ).
Nếu so sánh số lƣợng công chức quản lý thuế với tỷ lệ giao ở mức tối thiểu theo quy định của ngành thuế (20%) thì tỷ lệ đơn vị đƣợc kiểm tra còn thấp, cụ thể (Năm 2009 có 46 đơn vị đƣợc kiểm tra theo kế hoạch/260 NNT, đạt 17,7%; năm 2010: 51 đơn vị/277 NNT, đạt 18,4%; Năm 2011: 54 đơn vị/316 NNT, đạt 17,1%, Năm 2012: 55 đơn vị/320 NNT, đạt 17,2% và năm 2013: 58 đơn vị/333 NNT, đạt 17,4%). Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tổng số tiền thuế truy thu và phạt tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng việc thất thu thuế còn nhiều, việc lựa chọn đối tƣợng kiểm tra thuế chƣa thật hiệu quả, nhƣng mức độ sai phạm về thuế, thất thu thuế cũng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Đây là vấn đề đặt ra cần đƣợc giải quyết.
Về kiểm tra tại trụ sở NNT theo đề nghị: số hồ sơ đề nghị kiểm tra 121 hồ sơ, số tiền thuế truy thu và phạt là 1.749,6 triệu đồng. Số tiền thuế truy thu và phạt theo đề nghị/Số tiền thuế truy thu và phạt theo kế hoạch bằng 12,7%. Số tiền thuế truy thu theo yêu cầu thấp hơn nhiều so với số phải kiểm tra theo kế hoạch. Qua đó có thể đánh giá rằng NNT có ý thức hơn trong việc tự giác khai thuế và Chi cục thuế thành phố đã thực hiện tốt công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT.
Về kiểm tra hồ sơ hoàn thuế: Trong 5 năm Chi cục nhận đƣợc 78 hồ sơ hoàn thuế. Trong đó: Có 69 hồ sơ xin hoàn thuế TNCN, đối tƣợng này đã có chứng từ nộp thuế đính kèm nên không xác minh làm rõ, 9 đơn vị xin hoàn thuế GTGT. Chi cục đã kiểm tra xác định số thuế không đƣợc hoàn là 327,4 triệu đồng, số tiền thuế truy hoàn và phạt là 586,3 triệu đồng. Địa bàn thành phố không có khu công nghiệp, nên không có các dự án đầu tƣ sản xuất mới. Tiền thuế xin hoàn chủ yếu là của các doanh nghiệp mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực vận tải, xây dựng cơ bản có đầu tƣ máy móc và phƣơng tiện phục vụ SXKD.
73
- Tỷ lệ NNT được kiểm tra trong tổng số NNT đang hoạt động.
Bảng 3.4: Tỷ lệ NNT đƣợc kiểm tra trong tổng số NNT đang hoạt động 2009-2013
Đơn vị: Doanh nghiệp
Năm NNT đƣợc kiểm tra Tổng số NNT đang hoạt động Tỷ lệ NNT đƣợc kiểm tra/NNT đang hoạt động 2009 46 260 17,7 2010 51 277 18,4 2011 54 316 17,1 2012 55 320 17,2 2013 58 333 17,4 Tổng 264 1.506 17,5
(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hà Giang qua các năm)
Tính chung giai đoạn 2009-2013 Chi cục đã kiểm tra đƣợc 264 doanh nghiệp đạt tỷ lệ 17,5% tổng số NNT đang hoạt động.
Năm 2009, 2010 tỷ lệ NNT đƣợc kiểm trong tổng số NNT đang hoạt động đạt tỷ lệ 17 – 18% trên tổng số NNT đang hoạt động thuộc sự quản lý của CQT. Trong khi đó, số tiền thuế tuy thu và phạt sau kiểm tra chỉ đạt 0,7%/kết quả thu ngân sách năm đó. Qua việc phân tích thấy rằng, Chi cục thuế thành phố còn chƣa trú trong đến việc phân tích rủi ro để đƣa đối tƣợng vào kiểm tra, chất lƣợng công tác kiểm tra còn chƣa cao, thời điểm này ngành thuế chƣa đặt mục tiêu về số lƣợng NNT đƣa vào diện kiểm tra. Rút kinh nghiệm từ các năm trƣớc, từ năm 2010 đến 2013, Chi cục đã đi sâu lựa chọn đối tƣợng đƣa vào kiểm tra thuế, tập trung vào những doanh nghiệp có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (- ) trên 20%; các doanh nghiệp kinh doanh lỗ; doanh nghiệp hƣởng ƣu đãi, miễn giảm thuế và NNT nhiều năm chƣa đƣợc kiểm tra thuế; kinh doanh dƣợc phẩm, kinh doanh đa ngành nghề...Tỷ lệ số đơn vị đƣợc kiểm tra xoay quanh mức 17% nhƣng số tiền thuế truy thu và xử phạt sau kiểm tra đạt từ 1,5 đến 2,6% trên tổng thu ngân sách.
74
Qua việc phân tích số lƣợng NNT thuộc diện kiểm tra với số tiền thu đƣợc của các năm, Chi cục thuế cần phải cân nhắc đến 2 yếu tố đó khi lập kế hoạch kiểm tra đó là số NNT và các tiêu chí rủi ro khi đƣa vào diện kiểm tra thuế qua các năm nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế.
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được kiểm tra
Bảng 3.5: Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra NNT 2009-2013
Năm Kế hoạch kiểm tra (cuộc) Thực hiện (cuộc) Tỷ lệ (%) Thực hiện/Kế hoạch 2009 50 46 92,0 2010 61 51 83,6