Ảnh hưởng tương của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô và hiệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lá và photpho đến sinh trưởng phát triển, năng suất đậu tương giống đvn6 vụ xuân 2014 tại thanh miện, hải dương (Trang 63)

hiu sut quang hp ca ging đậu tương ĐVN-6

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng, cây cần phải tích lũy được một lượng chất khô nhất định thông qua quá trình quang hợp. Cây có bộ lá tốt, quá trình quang hợp diễn ra càng mạnh, hiệu suất quang hợp của cây càng lớn góp phần thúc đẩy mọi hoạt động trong cây diễn ra tốt hơn. Năng suất hạt và sự tích lũy chất khô có tương quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 thuận rất chặt chẽ. Do đó để tăng năng suất cây đậu tương cần tạo mọi điều kiện

để duy trì bộ lá và khả năng quang hợp trong các giai đoạn về sau. Các kết quả

nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô và hiệu suất quang hợp của giống đậu ĐVN-6 trồng trong vụ xuân 2014 được trình bày tại bảng 3.12. Kết quả bảng 3.12 cho thấy:

- Khả năng tích lũy chất khô của cây trong thời kỳ bắt đầu ra hoa:

vào thời kỳ này cây đậu tương chỉ đạt 10 - 12 lá, hiệu suất quang hợp chưa cao nên lượng chất khô cây tích lũy được còn thấp, dao động từ 4,47 - 5,11 g/cây. Chất khô tích lũy vào cây trong giai đoạn này chủ yếu nhằm phục vụ cho quá trình hình thành các cơ quan sinh trưởng sinh dưỡng của cây, góp phần làm tăng số lượng hoa trên cây. Cây đậu tương có sinh trưởng tốt trong giai đoạn này sẽ

làm tăng số lượng hoa. Sự khác biệt không rõ rệt về khả năng tích lũy chất khô của cây đậu tương ở các công thức có phun và không phun phân bón trong giai

đoạn này.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô (g/cây) và hiệu suất quang hợp (g/ m2lá/ ngày đêm) của giống ĐVN-6 Công

thức

Khả năng tích luỹ chất khô

(g/ cây) (g/m2lá/ngày HSQH đêm) Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy TK bắt đầu ra hoa –Hoa rộ TK ra hoa rộ -Quả mẩy Đ/c (phun nước lã) 4,47 13,14 24,38 6,76 6,86 Organic 5,04 13,82 27,64 7,20 7,38 Ferti 5,11 15,05 37,14 7,50 7,24 Super 4,97 13,99 31,45 7,33 6,66 CV% 5,4 5,7 LSD0,05 3,1 0,75

- Khả năng tích lũy chất khô của cây trong thời kỳ ra hoa rộ: đây là thời kỳ cây bước vào giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh nhất, mọi hoạt động của cây tập trung vào quá trình ra hoa và tạo quả non. Trong giai đoạn này mặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 dù cây đã có bộ thân, lá ổn định nhưng các kết quả về khối lượng chất khô thu

được không cao (13,14 – 15,05 g/cây) vì vào giai đoạn này cây chứa lượng nước rất lớn, hàm lượng nước trong đạt giá trị cao nhất để duy trì ổn định mọi hoạt

động sinh lý, sinh hóa trong cây. Kết quả này cho thấy, so với nhiều giống đậu tương hiện đang trồng tại Mỹ thì khối lượng chất khô của cây đậu tương đạt được trong giai đoạn này thường đạt từ 30 - 60 g/cây trong thời kỳ nở hoa rộ, các kết quả trên là thấp hơn. Tuy nhiên, nếu khối lượng chất khô cao thì chứng tỏ cây có thân lá phát triển mạnh, và điều này không có nghĩa sẽ có sự tương quan so với năng suất.

- Khả năng tích lũy chất khô của cây đậu trong thời kỳ quả mẩy: vào thời kỳ này với những giống đậu tương ngắn ngày hoặc sinh trưởng, phát triển kém thì bộ lá bắt đầu ngả vàng. Tất cả các công thức trong thí nghiệm của đề tài

đều cho thấy, vào giai đoạn quả mẩy giống ĐVN-6 vẫn duy trì bộ lá xanh tốt, đặc biệt là trong các công thức có sử dụng phân bón lá. Kết quả tại bảng 3.12 cho thấy, khối lượng chất khô của các công thức phun phân bón lá dao động từ 27,64 – 37,14 g/cây, cao hơn nhiều so với đối chứng ởđộ tin cậy thống kê 95% (chỉđạt 24,38 g/cây).

Kết quả bảng 3.12 cũng cho thấy, HSQH trong giai đoạn bắt đầu ra hoa - ra hoa rộ tại các công thức có sử dụng phân bón lá có khoảng dao động từ 7,20 – 7,50 g/m2lá/ngày đêm, cao hơn so với đối chứng, chỉ đạt 6,76 g/m2lá/ngày đêm. Như vậy các công thức phun phân bón lá cho HSQH cao hơn công thức phun nước (Đ/C).

Giai đoạn từ lúc hoa rộ - quả mẩy, HSQH ở công thức có sử dụng phân bón lá Ferti amino đạt 7,38g/m2lá/ngày đêm, cao hơn so với đối chứng (chỉ đạt 6,86 g/m2lá/ngày đêm) và công thức phun Super (đạt 6,66g/m2lá/ ngày đêm), sự

sai khác hoàn toàn có ý nghĩa thống kê LSD0,05. Kết quả này rất có ý nghĩa quan trọng, quyết dịnh đến năng suất cây. Bộ lá xanh sẽ làm tăng hiệu suất quang hợp từđó làm tăng lượng chất hữu cơ tích lũy vào hạt, tăng số quả mẩy trên cây, làm tăng năng suất và phẩm chất hạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

3.2.4. nh hưởng ca phân bón lá khác nhau đến kh năng hình thành nt sn ca đậu tương ging ĐVN-6 trng vđông 2014.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lá và photpho đến sinh trưởng phát triển, năng suất đậu tương giống đvn6 vụ xuân 2014 tại thanh miện, hải dương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)