9. Cấu trúc luận văn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ
Chất lượng giáo dục, đào tạo phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý. Hiệu quả quản lý giáo dục được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những chi phí nhất định về các nguồn lực cho phép (nhân lực, vật lực, tài lực) sao cho kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất. Giáo dục là loại hình hoạt động đặc biệt, kết quả của nó là do cả một quá trình lao động (dạy học, giáo dục) liên tục, cụ thể và thiết thực tạo nên, điều đó đặt ra yêu cầu quản lý phải cụ thể thiết thực. Cụ thể, thiết thực ở đây được đem đối lập với cái chung, cái trừu tượng. Trong quản lý phải nắm chính xác thông tin, diễn biến tình hình giáo dục, coi trọng điều tra, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và hiện thực khoa học, nhanh chóng đề ra biện pháp đúng đắn, cụ thể, thiết thực và kịp thời.
Trong công tác quản lý SV cần hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế công việc, biết xác định những vấn đề cơ bản, then chốt trong từng thời gian để tập trung giải quyết. Phải biết quan tâm cụ thể đến SV, tạo điều kiện cho SV phát huy khả năng cao nhất trong việc học tập và rèn luyện, tham gia công tác xã hội. Khi triển khai nhiệm vụ phải rõ ràng nội dung, yêu cầu, thời gian, địa điểm tiến hành, thời điểm hoàn thành và phân công cụ thể đến từng người hoặc nhóm người.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý khi đưa ra quyết định cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên trước và lên trên lợi ích cá nhân, từ đó lập kế hoạch, ra các quyết định tối ưu nhằm tạo ra được hiệu quả công việc có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của đơn vị, của tổ chức.
Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, các văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục đào tạo nói chung và của trường Đại học Khoa học và Công nghệ nói riêng.
63
Ngoài ra, các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối
quan hệ gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp triển khai thực hiện không những không loại trừ nhau, mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho nhau, đồng thời khi thực hiện các biện pháp thì không thể không có biện pháp đang được thực hiện. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ tăng hiệu quả của từng biện pháp và đảm bảo sự thành công của việc quản lý công tác sinh viên của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
3.2.Các biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội