Thuyết “Tăng quyền lực” và “Biện hộ”

Một phần của tài liệu Các lý thuyết công tác xã hội (Trang 27)

6.1 Nội dung chính của học thuyết

“Tăng quyền lực” là một quá trình trong đó cá nhân và nhóm có được quyền hành, tiếp cận được tài nguyên và kiểm soát đời sống bản thân để đạt được mục tiêu cao nhất của riêng mình và của tập thể. Tăng quyền lực là nới rộng, phát triển vốn và năng lực của cá nhân và tập thể để họ có thể tham gia, thương thuyết, tác động, kiểm soát và nắm giữ những thể chế ảnh hưởng đến đời sống họ. Nhân viên xã hội thực hành công tác xã hội bằng cách tăng quyền lực nhằm xây dựng năng lực thân chủ để họ có thể thay đổi môi trường và tương quan xã hội chứ không phải là giúp họ thích nghi với bối cảnh xã hội áp bức.

Vận động và Biện hộ (Advocacy): Biện hộ là nói, hành động nhân danh bản thân mình hay người khác theo cách các luật sư đại diện cho thân chủ tại tòa.

Trong công tác xã hội, thuật ngữ “vận động và biện hộ” được hiểu là một quá trình hành động tích cực có suy tính để giúp đỡ những người khác đảm bảo quyền lợi của mình, đại diện cho lợi ích của họ tìm kiếm những dịch vụ họ cần và bày tỏ quan điểm và ước vọng của họ

 Tất cả mọi người đều có những kỹ năng, sự hiểu biết và khả năng cần được nhận ra

 Quyền được lắng nghe, quyền điều khiển cuộc sống của riêng mình, quyền lựa chọn tham gia hay từ chối tham gia không của riêng ai

 Bất công, bất bình đẳng (chứ không phải sự kém cõi của cá nhân) là nguyên nhân mọi khó khăn, vấn nạn của con người  Hành động tập thể thì mạnh mẽ hơn hành động của cá nhân  Mỗi người là “chuyên gia” các vấn đề liên quan đến đời sống

và nhu cầu của mình

Vậy nên, cần phải có một quá trình biến đổi để cá nhân trở nên mạnh mẽ mà thực hiện những gia tăng chất lượng cuộc sống của bản thân mình. Tiến trình tăng quyền lực tạo ra và mang lại cơ hội ảnh hưởng những quyết định liên quan đến đời sống của tất cả mọi người.

6.2 Đánh giá và can thiệp CTXH

Trọng tâm sự can thiệp công tác xã hội theo thuyết này là chuyển từ việc đánh giá những thiếu hụt và những rủi ro sang việc xây dựng nội lực và khả năng, từ việc nhận ra những giới hạn cá nhân đến việc đấu tranh cho công bằng xã hội.

6.2.1 Đánh giá

Trong quá trình đánh giá, nhân viên xã hội khám phá ra những điểm mạnh của thân chủ bằng những câu hỏi sau:

 Bạn đã xoay sở thế nào để vượt qua một số khó khăn bạn gặp phải? Bản thân bạn đã học được gì trong những thời điểm khó khăn đó?

 Ai là người mà bạn có thể cậy dựa? Ai làm cho bạn cảm thấy mình được hiểu và được nâng đỡ?

 Bạn muốn đạt được gì trong đời? Đâu là những ước vọng cho tương lai bản thân và cho gia đình?

 Điều gì làm cho bạn tự hào về bản thân? tự hào về gia đình?  Những điều tích cực nào mà mọi người nói về bạn?

 Những gì cần thay đổi trong cuộc sống của bạn? Bằng cách nào bạn có thể làm cho chuyện này xảy ra?

 Những tài nguyên nào bạn có sẵn và cần có?

6.2.2 Can thiệp

Việc tăng quyền lực được thực hiện trên ba cấp độ:

Vi mô: đây là cấp độ nền cho những cấp độ khác phát triển. Cấp độ này được thực hiện trong chính bản thân mỗi thân chủ. Nhân viên xã hội sẽ giúp thân chủ:

 xây dựng năng lực cá nhân  gia tăng nhận thức

 giảm việc tự trách mình  đề cao trách nhiệm cá nhân

 cung cấp kỹ năng: phát triển điểm mạnh, nhận thức chia sẻ quyền lực và sự bình đẳng trong tôn trọng lẫn nhau

Trung mô: những người đã được tăng quyền lực cộng tác với người khác để tạo ra sự thay đổi ở mức độ lớn hơn. Nhân viên xã hội sẽ giúp:

- gia tăng nhận thức nhóm

- làm cho nhóm nhận ra những điểm tương đồng và cảm thấy mình không đơn độc

- cung cấp kỹ năng: vận động tài nguyên

Vĩ mô: những người đã được tăng quyền lực cảm thấy rằng họ có thể cùng nhau vận động để thay đổi chính sách. Nhân viên xã hội:

- giáo dục và truyền thông trong quần chúng về tình trạng bất bình đẳng và yếu thế trong xã hội

- kỹ năng: vận động và biện hộ với danh nghĩa của người đã được tăng quyền lực, kỹ năng hành động, kỹ năng giáo dục

Vai trò của nhân viên xã hội trong phương cách tiếp cận can thiệp tăng năng lực và vận động/biện hộ

 Cố vấn tài nguyên (xúc tác): nối kết thân chủ với các tài nguyên, gia tăng sự tự trọng và kỹ năng giải quyết vấn đề của thân chủ. Với vai trò này, nhân viên xã hội giúp thân chủ đạt được sự tự lập và tự quyết định đời mình

 Tạo năng lực: cung cấp cho thân chủ những kiến thức cần thiết để làm chủ cuộc đời, nhận ra những điểm mạnh của bản thân và của người khác

 Huấn giáo: quản lý quá trình học tập, tìm giải pháp của thân chủ; giáo dục cho các giới, các cộng động biết những rào cản người ta đang gặp phải

 Cầu nối: nối kết những người đã giác ngộ lại với nhau để cùng chia sẻ và hành động

Sau đây là một số dạng vận động và biện hộ chính; ở những dạng này nhân viên xã hội thường không làm trực tiếp mà tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình vận động và biện hộ.

Tự vận động và biện hộ (Self-advocacy) là khi cá nhân hay nhóm lên tiếng hoặc hành động cho chính nhu cầu của mình. Thông thường, nhiều người nghèo, khuyết tật hay bệnh nặng cảm thấy thiếu tự tin khi lên tiếng đấu tranh cho những quyền lợi của mình. Vậy nên, nhân viên xã hội có vai trò năng động giúp đỡ họ phát triển kỹ năng thu nhận thông tin, nắm bắt các chính sách và tiếp cận tài nguyên để đảm bảo họ được lắng nghe và được đón nhận.

Vận động và biện hộ cho người dân (Citizen advocacy ) Là khi ai đó lên tiếng nhân danh thân chủ hoặc giúp thân chủ lên tiếng cho chính họ. Vận động người dân dựa trên nguyên tắc một công dân thế giá làm việc với một người bị đối xử

phân biệt. Tương quan này giúp cho thân chủ các kỹ năng hay sự tư tin để có thể xử lý vấn đề của mình

Vận động và biện hộ đồng cảnh (Peer advocacy) là khi một người đã từng trải qua những kinh nghiệm và cảnh ngộ của thân chủ đứng ra biện hộ cho thân chủ. Những điểm chung làm cho đôi bên hiểu và cảm thông nhau.

Vận động và biện hộ chuyên nghiệp hoặc có trả lương xảy ra khi một người cần sự vận động và biện hộ của một người chuyên nghiệp có ăn lương trong một gian ngắn giúp mình đối phó với một vấn đề xác định, hay giúp mình thay đổi đời sống.

Vận động và biện hộ tập thể diễn ra khi một nhóm người cùng nhau tham gia chiến dịch vận động thay đổi ở cấp độ vĩ mô, tác động đến luật pháp hay chính sách. Loại vận động này có thể tạo ra những thay đổi có ích cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Các lý thuyết công tác xã hội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)