Thiết bị phân loại

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sơ chế rau quả (Trang 43)

2. Lựa chọn, sử dụng thiết bị, dụng cụ dùng để xử lý rau quả

2.4. Thiết bị phân loại

Thiết bị phân loại được sử dụng nhằm mục đích:

- Chọn lựa nguyên liệu: nhằm loại trừ các nguyên liệu đưa vào chế biến không đủ quy cách kỹ thuật về chất lượng như: sâu bệnh, mốc, thối, hỏng ...

- Phân loại nguyên liệu: để nguyên liệu đồng đều về kích thước, hình dáng, màu sắc hoặc độ chín.

Có hai biện pháp phân loại: - Phân loại thủ công (bằng tay)

- Phân loại cơ giới (thiết bị phân loại).

2.4.1. Bàn phân loại không đục lỗ

Loại bàn phân loại này là sự kết hợp hai bước: phân loại và bao gói. Sản phẩm tiếp nhận vào được đặt trong ngăn phân loại, được công nhân phân loại rồi chuyển sang ngăn bao gói và được đóng gói (hình 1.3.13, 1.3.14).

Hình 1.3.13. Thiết bị phân loại

Hình 1.3.14. Kết cấu bàn phân loại

Chiều cao của bàn phân loại nên để ở mức phù hợp nhất cho người phân loại. Vị trí của bàn và ngăn phân loại nên được chọn sao cho việc phải chuyển động tay là ít nhất. Cần có ghế ngồi, hoặc một tấm đệm cao su (nếu đứng) có thể giúp giảm sự mệt mỏi.

2.4.2. Vòng phân loại

Các sản phẩm có hình tròn có thể được phân loại bằng lỗ tròn đã xác định kích thước. Các lỗ tròn này có thể được khoan trên tấm gỗ, hoặc mua sẵn với nhiều kích cỡ khác nhau (hình 1.3.15, 1.3.16) phù hợp với kích thước của từng loại sản phẩm rau quả.

2.4.3. Bàn phân loại có đục lỗ

Bàn phân loại có đục lỗ (hình 1.3.17) là một trong các loại bàn phân loại được sử dụng phổ biến để phân loại các loại rau quả dạng củ như hành tây.

Mỗi bàn được làm bằng gỗ dán và được đục lỗ với kích thước riêng. Bàn ở vị trí cao nhất sẽ có lỗ lớn nhất và bàn thấp nhất sẽ có lỗ nhỏ nhất.

Hình 1.3.17. Bàn phân loại có đục lỗ 2.4.4. Máng phân loại

Thiết bị phân loại dạng máng thường được dùng phân loại quả có múi. Thiết bị gồm có máng hình chữ nhật làm bằng gỗ dán, được lót tấm mút để tránh quả bị bầm, dập.

Ô bát giác ở đầu máng là nơi tiếp nhận nguyên liệu. Trên máng có 3 khe hẹp có kích thước khác nhau để giữ các quả có kích thước khác nhau. Càng về cuối máng thì khe càng hẹp dần (hình 1.3.18) tương ứng với kích thước của rau quả từ nhỏ đến lớn, từ đó được phân ra các kích cỡ khác nhau.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sơ chế rau quả (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)