MỤC LỤC
Những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô bao gồm: tỷ trọng của các phần tử cơ cấu của hệ thống (theo GDP, lao động) và các chỉ tiêu chất lượng (như năng suất lao động, tiêu hao điện năng trên một đồng GDP, tỷ lệ hộ đói nghèo, tỷ lệ người thất nghiệp…). Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, các chiến lược cơ cấu và việc điều chỉnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia không chỉ thuần túy được nhìn nhận dưới góc độ chuyển dịch ngành kinh tế trong phạm vi từng quốc gia mà còn phải tính tới sự hoạt động của mạng lưới sản xuất đa quốc gia.
Bên cạnh đó, năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang, và do lao động trong khu vực nông nghiệp quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên các ông chủ công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của các ông chủ ngày càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, khi được áp dụng thực tế đã bộc lộ những yếu điểm như: Việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối và hoàn chỉnh đã đẩy các nền kinh tế đến chỗ khép kín và tách biệt với thế giới bên ngoài, điều này đi ngược lại với xu thế quốc tế hóa và toàn cần hóa, không tận dụng được những lợi ích tích cực từ môi trường bên ngoài đem lại.
CCCN nước ta được chia thành 7 vùng kinh tế lớn: Vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải nam trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tối ưu hóa việc xây dựng cơ cấu kinh tế nói chung và CCCN trên địa bàn lãnh thổ nói riêng là yêu cầu không thể thiếu được của quá trình phát triển kinh tế xã hội từng vùng.
Trong sản xuất vật chất, đầu vào vật chất ngày càng giảm, đầu vào trí tuệ ngày càng tăng, quá trình sản xuất ra một sản phẩm mới được rút ngắn và đây chính là cơ sở quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nói chung và CCCN nói riêng, cụ thể tác động của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển một số ngành hiện đại như dầu khí, điện tử, làm thay đổi quy mô tốc độ phát triển của các ngành chế biến, dịch vụ. Do cơ cấu ngành công nghiệp là biểu hiện tóm tắt những nội dung, mục tiêu và định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nên Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề, quy định các tỷ lệ của cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp nhưng vẫn có sự tác động gián tiếp bằng những chính sách và đinh hướng phát triển để thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội.
Xu hướng hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia hay các tập đoàn khổng lồ của khu vực. Đây chắc chắn là xu hướng mà các quốc gia đang hướng tới trong thời gian tới.
Xu hướng mini hóa với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự phát triển này nhằm khai thác nguồn lực sẵn có để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản và cấp thiết trong nước, mở rộng thị trường cho phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tiết kiệm ngoại tệ… Tuy nhiên chiến lược này có một số hạn chế vì một số lý do sau: thứ nhất, chính sách bảo hộ chậm được sửa đổi gây nên sự ỷ lại của các nhà sản xuất, thứ hai, dung lượng thị trường không lớn tạo nên cản trở cho sự phát triển sản xuất; thứ ba, khả năng vươn ra thị trường nước ngoài bị hạn chế vì hàng hóa kém sức cạnh tranh; thứ tư, tình trạng thiếu hụt ngoại tệ không được giải tỏa vì khối lượng tư liệu sản xuất phải nhập khẩu tăng lên. Trong quá trình đầu của công nghiệp hóa các nước đang phát triển thường tập trung vào khai thác và sản xuất sản phẩm thô (công nghiệp khai khoáng) để xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển với tư cách là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên phong phú, lao động dồi dào và giá nhân công rẻ.
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cùng với việc từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng các năng lực sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để ngày càng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đó xỏc định ngày càng rừ quan điểm mới về CNH – HĐH. Do đó, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: “Chúng ta phải tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển mạnh các ngành kinh tế và sản xuất các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức”.
Việt Nam với lợi thế rất lớn về nguồn tài nguyên phong phú với nhiều khoáng sản, kim loại quý là điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến và khai thác phát triển, hay với vị trí địa lý thuận lợi tạo khả năng phát triển các hoạt động trung chuyển, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hóa qua các vung lân cận, là nguồn lực xem xét để xác định CCCN trên địa bàn lãnh thổ. Do đó để tranh thủ cơ hội nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của đất nước, củng cố và duy trì vai trò và vị trí của đất nước trên trường quốc tế, bảo vệ lợi ích và giữ gìn bản sác dân tộc cần phải xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp một cách đúng đắn, tạo ra một cơ cấu hợp lý và hiệu quả nhất.
Trong những năm tới, xu hướng này phát triển nhanh chóng cả theo chiều rộng và chiều sâu, tạo cơ hội cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhận chuyển giao công nghệ, tiếp thu kỹ năng tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tỉnh đã đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp trước hết nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của địa phương, tập trung vào đầu tư phát triển những ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn vừa sử dụng hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của địa phương vừa tận dụng nguồn lao động dồi dào.
Vĩnh Phúc đã tập trung cho phát triển công nghiệp cơ khí, trong đó phát triển mạnh công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy làm tiền đề thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, đưa ngành chế tạo ô tô, xe máy trở thành ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh tiêu biểu cho nhóm các doanh nghiệp này là Công ty Honda Việt Nam và công ty Toyota. Những khuyến công viên này là những người trực tiếp sản xuất ở các làng nghề nên họ hiểu được việc khôi phục, phát triển làng nghề ở thôn, xã mình là rất quan trọng, biết mình cần làm gì, cần đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước chính sách gì… từ đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Hai là tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp tập trung, coi thành phần FDI là động lực quan trọng cho phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp nông thôn, TTCN và làng nghề với những bước đi thích hợp, nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm khuyến công. Ba là tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phục vụ nhân dân tôt hơn, tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2008 là 2.421,03 ngàn người, chiếm 65,5% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành KTQD là 2.109 ngàn người, chiếm 89% lao động trong độ tuổi Với cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội xủa tỉnh trong 10 – 15 năm tới, đặc biệt đó là lợi thế trong phát triển và phân bố những ngành công nghiệp – TTCN sử dụng nhiều lao động. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Thanh Hóa và phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt sự hình thành Khu kinh tế Nghi Sơn được xác định là cực tăng trưởng kéo dài của vùng KTTĐ Bắc Bộ, với nhiều công trình kinh tế lớn của quốc gia và những cính sách ưu đãi sẽ là “cú hích” lớn để Thanh Hóa thu hút mạnh đầu tư, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh theo hướng CNH – HĐH.
Mặt khác, do công tác quản lý của địa phương về khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, một số loại rơi vào tình trạng khai thác tràn lan, lãng phí gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, cảnh quan sinh thái do đó trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện không xuất khẩu quặng thô; nghiên cứu sử dụng, tận thu chế biến có hiệu quả sét bentonic; chỉ khai thác loại quặng có hàm lượng sắt thấp cung cấp cho sản xuất xi măng trong tỉnh nên GTXS trong ngành này đã giảm khá mạnh. Điển hình đó là sự phát triển ngành công nghiệp mía đường, một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Thanh Hoá, luôn gắn liền với sự tham gia của nông dân.Mặt khác, nhiều cơ sở chế biến thực phẩm được đầu tư xây dựng trong thời gian qua như nhà máy chế biến thực phẩm Như Thanh mở thêm cơ sở chế biến nước dứa cô đặc công suất 5000tấn/năm, tại phía Bắc (khu vực thị xã Bỉm Sơn và lân cận) là các cơ sở chế biến rau quả công suất 10000tấn/năm.
Do đó tỉnh đã tạo điều kiện để hệ thống các ngân hàng thương mại phát triển trên địa bàn bằng các chính sách hỗ trợ các ngân hàng khi thành lập các chi nhánh như về mặt thủ tục hành chính, cho thuê mặt bằng ở các vị trí đẹp hay chính sách bảo lãnh vốn vay do chính quyển tỉnh đứng ra đối với các dự án quan trọng. Cụ thể: tỉnh đã tập trung nghiên cứu áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, trong tỉnh thay thế nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất hàng hóa đạt chất lượng, đáp ứng hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh các mặt hàng sản xuất trên địa bàn.
Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp và CDCCNCN tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới 2011 – 2020 cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, khắc phục những hạn chế và yếu kém trong những năm qua thì bài học kinh nghiệm cho tỉnh trước hết là cần nâng cao chất lượng các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trong đó đặc biệt chú ý tới các quy hoạch vùng nguyên liệu ở địa phương để khai thác tối đa lợi thế về nguyên liệu trên địa bàn cho phát triển công nghiệp. Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa không chỉ nên yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chủ động nắm bắt thông tin, phân tích tình hình và dự báo chính xác những nhân tố tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất khẩu, việc làm và đời sống nhõn dõn mà cũn thường xuyờn theo dừi để kịp thời thỏo gỡ những khú khăn vướng mắt về quy hoạch, thủ tục hành chính, về vốn, thị trường, điện, đất đai từ đó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện đổi mới cơ chế xác định, điều chỉnh giá vật liệu theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà đầu tư, kiên quyết thay chủ đầu tư, điều chuyển vốn đối với các dự án triển khai chậm, không có khả năng giải ngân hết vốn, không đáp ứng yêu cầu về chất lượng để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trong thời giai tới.
Đặc biệt trong thời gian tới khi mà khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn đi vào hoạt động với các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí chế tạo động cơ, phụ tùng lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ cao là cơ sở và điều kiện thuận lợi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo chiều sâu với việc hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn, hiện đại, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh cao trong thời gian tiếp theo, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp theo đúng mục tiêu mà tỉnh đã đưa ra. Công nghiệp Thanh Hóa tiếp tục phát triển theo mô hình cực tăng trưởng, đổi mới, hoàn thiện cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tập trung vào các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh là thực phẩm, hóa chất, cơ khí – luyện kim, vật liệu xây dựng, dệt may – da giày trong đó ngành chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng tuy vẫn tăng nhưng giảm tỷ trọng trong giai đoạn này không còn chiếm ưu thế như trước đây, đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghệ cao nhằm đưa cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa dần dần tiếp cận với cơ cấu công nghiệp cả nước, tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại.
Trước mắt, đẩy mạnh việc thực hiện các dự án khôi phục, nhân rộng và phát triển các ngành nghề tiêu biểu của tỉnh như: Nghề chiếu cói và các sản phẩm từ cói (Nga Sơn, Tx. Sầm Sơn, Nông Cống..); Nghề thêu ren (Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn, các huyện Nông Cống, Thiệu Hóa, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc..): Nghề dệt lụa (Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc..), dệt thổ cẩm (Ngọc Lặc và dọc đường Hồ Chí Minh); Nghề mây tre đan (các xã đồng bằng, ven biển và một số xã miền núi thấp); Nghề làm đồ mỹ nghệ, trang sức bằng đá (Đông Sơn và dọc Quốc lộ 1A) và các nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến đồ gỗ, chế biến thảo dược. Định hướng của tỉnh là xây dựng Nghi Sơn thành khu kinh tế tổng hợp liên vùng, có nội dung hoạt động rộng, đa chức năng với Khu liên hợp lọc hóa dầu, khu đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn, trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn, khu nhà máy xi măng Nghi Sơn, KCN Nghi Sơn, tập trung phát triển vào các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau hóa dầu, công nghiệp cơ khí chế tạo động cơ, đóng tàu, tự động hóa, công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ cao trong đó ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng tới môi trường, từ đó hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh cao.
Như vậy, một mặt Nhà nước cần quan tâm dành nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh, các dự án công nghiệp trọng điểm trên địa bàn nhằm thực hiện đúng tiến độ, mặt khác tỉnh cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển công nghiệp để tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn 2011 – 2020, tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa để các doanh nghiệp có khả năng tiếp thị sản phẩm và nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động quảng cáo để quảng bá thương hiệu và sản phẩm công nghiệp của tỉnh trong phạm vị cả nước và thế giới khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong giai đoạn trước từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn.