MỤC LỤC
Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dƣỡng của heo Landrace rất cao, thức ăn hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ protein về lƣợng và chủng loại aa thiết yếu, nhu cầu các dƣỡng chất khác cũng cao hơn các nhóm giống heo ngoại nhập khác. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dƣỡng chất, hoặc dƣỡng chất không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh chóng giảm sút tính năng sản xuất cho thịt, dễ bị mầm bệnh tấn công. Hiện nay heo nuôi thuần rất khó ở quy mô gia đình và trang trại nhỏ, các trại lớn thường nuôi để sản xuất đực tạo dòng heo con nuôi thịt hoặc sản xuất nọc lai 2 máu để dễ nuôi trong nhân dân, hoặc để cải thiện phẩm chất thịt và tỉ lệ nạc trên một số giống heo khỏc (Vừ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006).
Từ những giồng thuần cơ bản làm nguyên liệu tạo giống ban đầu, tuỳ theo và mục đích và hương lai tạo mà các nhà lai tao giống chọn và cho ra những công thức lai theo hướng giống sinh sản hay nuôi thương phẩm cụ thể (Lê Hồng Mận, 2006). Hiện nay nhóm lai giữa (♂Yorkshire x ♀Landrace), (♂Landrace x ♀Yorkshire) cho ra nái hai máu đƣợc nhà chăn nuôi xem là giống có khả năng sinh sản tốt nhất, hoặc các con nái thuộc giống Yorkshire, Landrace có thể sinh sản tốt với các nọc cùng giống. Theo Nguyễn Thiện và Vừ Trọng Hốt (2007), tập cho heo con ăn sớm và cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng cho heo con là khâu quan trọng nhất để có thể đạt đƣợc năng suất chăn nuôi.
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), tuổi cai sữa heo con giống ngoại có thể vào lúc 14, 21,28, 35 ngày tuổi là phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi của từng cơ sở, từng gia đình bao gồm điều kiện chuồng trại, chất lƣợng thức ăn, trình độ quản lý. Do quá trình tiêu hoá khác nhau, chức năng tiêu hoá tăng dẫn đến chất dinh dƣỡng hấp thu nhiều hơn Theo Trương Lăng (1999) thì thức ăn thay thế sữa mẹ có thể khó tiêu hơn sữa mẹ, không tiêu hoá hết số lượng thức ăn tập ăn có thể làm cho heo con bị ảnh hưởng là giảm khả năng tiêu hoá, vi sinh vật ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở đường ruột dẫn đến tiêu chảy. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là yếu tố về việc thay đổi thức ăn đƣợc cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ sang thức ăn khô, cứng và việc cung cấp giữa các lần không tương đương, thức ăn không được cung cấp 24/24 giờ.
Theo Nguyễn Thiện và Vừ Trọng Hốt (2007), để có cơ sở bổ sung năng lƣợng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con. Nhƣng chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lƣợng, nhu cầu này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu cua heo con ngày càng tăng (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận, 2005). Tinh bột trong bắp có khả năng tiêu hoá cao ở thú độc vị, nó có thể chế biến bằng các biện pháp hấp, sấy khô, nghiền, ép đùn, rang…Bắp có giá trị năng lƣợng cao, chất béo 4%, có nhiều acid béo chƣa no thiết yếu, hàm lƣợng protein thấp khoảng 8 –.
Theo Nguyễn Hữu Mạnh (2007), thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và đƣợc đóng viên, là loại thức ăn rất phổ biến trong chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng rất tốt cho tăng trọng và tiết kiệm đƣợc thức ăn do hao hụt khi cho ăn. Gia tăng tính ngon miệng giứp lƣợng ăn vào nhiều hơn, tăng trọng cao hơn, hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn, khả năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tiết kiệm, dễ sử dụng và bảo quản.
Sau đó tiến hành tính và khảo sát các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối như công thức (Nguyễn Thiện et al., 2004) trình bày bên dưới. Đồng thời kết hợp với kết quả phân tích các thành phần dƣỡng chât DM, CP, EE, CF, Ash của thức ăn cho heo con ăn tại phòng thí nghiệm để xác định thành lƣợng dƣỡng chất tiêu thụ hàng ngày. * Về mặt thú y: bao gồm tổng chi phí tiền vaccine đã sử dụng để phòng bệnh, thuốc để vệ sinh chuồng trại và thuốc đã sử dụng để trị bệnh cho heo con sau cai sữa trong quá trình thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức.
Nhìn chung thí nghiệm diễn ra trong điều kiện không xảy ra dịch bệnh, cuối thí nghiệm heo con có trọng lượng tương đối đồng đều, không có hao hụt trong quá trình thí nghiệm, tỷ lệ sống từ cai sữa đến xuất chuồng đạt 100%. Kết quả Bảng 4.1 cho thấy trọng lƣợng bình quân đầu thí nghiệm (lúc 28 ngày tuổi) của cả 3 NT khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), chứng tỏ rằng heo chọn thí nghiệm tương đối đồng đều về trọng lượng. Nhưng so với kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Ngọc Hiếu (2008) tại trại heo của công ty Green Feed lúc 56 ngày tuổi khả năng STTĐ của heo con vào khoảng 396 g/con/ngày và so với tiêu chuẩn NRC (2000) về sinh trưởng tuyệt đối của.
Sự sinh trưởng của heo đực và heo cái không có sự khác biệt qua phân tích thống kê (Bảng 4.2) tương tự như kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Ngọc Hiếu (2008) trên giai đoạn heo con cai sữa (4 – 8 tuần tuổi) thì khả năng sinh trưởng của heo con giữa đực và cái là nhƣ nhau. Có thể kết luận rằng, với trọng lượng đầu kỳ tương đương nhau và nuôi trong cùng thời gian như nhau (42 ngày) thì giống heo (PL x YL) tỏ ra có ƣu thế về khả năng tăng trong hơn các heo đực và cái của 2 nhóm giống còn lại. Điều này có thể giải thích là do ở con đực và con cái của nhóm giống (PL X YL) trong công thức lai có sử dụng đực giống có phần máu Pietrian, nó góp phần làm cho khả năng sinh trưởng hơn hơn (Y x YL).
Qua kết quả này đã khẳng định khả năng sử dụng thức ăn của giống (PL x YL) hiệu quả hơn hai giống còn lại, hay có thể nói để có một kg thể trọng giống (PL x YL) tiêu thụ ít hơn giống heo (Y x YL) và (P x YL) khoảng 600g thức ăn. Kết quả trình bày ở Bảng 4.6 có tỷ lệ tiêu chảy cao hơn so với thí nghiệm tại trại heo của công ty Green Feed tại Đồng Nai trong cùng thời gian làm thí nghiêm, nguyên nhân chủ yếu là do cách thiết kế chuồng trại của Trung Tâm Giống Long An cách bố trí chuồng heo con sau cai sữa và heo nái nuôi con và nái chữa trong cùng một khu vực. Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của NT2 cao hơn các nghiệm thức còn lại (Bảng 4.6), cũng phần nào góp phần giải thích cho nguyên nhân của NT2 có kết quả sinh trưởng trên heo con ở thời điểm 70 ngày thấp hơn các nghiệm thức còn lại.
Qua kết quả này cho thấy, heo con ở NT1 trong giai đoạn sau cai sữa mặc dù tăng trọng nhanh, nhƣng chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng lại cao hơn hai NT còn lại, dẫn đến chi phí thức ăn toàn kỳ cũng cao hơn. Vậy trong ba nhóm giống đƣợc khảo sát tại Trung tâm thì nhóm giống (PL x YL) có khả năng sinh trưởng, HSCHTĂ tốt hơn 2 nhóm giống còn lại và đồng thời cho kết quả về hiệu quả kinh tế cao hơn so với hai nhóm giống còn lại.
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình và Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan Trinh (1995), Chọn lọc và nhân giống gia súc. Nguyễn Thị Nở (2006), So sánh năng suất heo con cai sữa nuôi tại Sóc Trăng bằng các loại thức ăn công nghiệp khác nhau, LVTN, ĐHCT.
Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lõn, Hoàng Văn Tiến và Vừ Trọng Thốt (2005), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, NXB Nông Nghiệp, Nxb Hà Nội, 404 trang. Vừ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải (2006), Nuụi heo thịt năng suất cao và cỏc bệnh thụng thường trên heo, NXB Nông Nghiệp, Nxb TPHCM, 142 trang.