MỤC LỤC
Ở một mức độ nào đó thì công nghệ sản xuất chế phẩm được ứng dụng và có thay đổi cho phù hợp từ các công nghệ của các nước mà công nghiệp sản xuất chế phẩm thành công, đó là Mỹ và Úc. Dự án đã quyết định rằng CB1809 và NC92 sẽ được sử dụng cho sản xuất chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho cây đậu tương và lạc tại Việt nam bởi vì thí nghiệm thực hiện ở các vùng canh tác các cây này trong nước cho thấy các chủng này là các chủng tốt nhất. Bước đầu tiên sau khi nhận được giống me, các nhà sản xuất là cấy chuyền sang các ống nghiệm có chứa môi trường YMA (yeast mannitol agar) (gọi là giống con), cùng một lúc thì cấy ria trên các môi trường YMA và CRYMA (congo red yeast mannitol agar) để kiểm tra tính thuần chủng.
Nhẹ nhàng trộn đều dung dịch và đặt vào trong máy lắc nuôi cấy ở nhiệt độ 30°C cho tới khi xuất hiện dịch có màu sữa (5-7 ngày), và quần thề rhizobium đạt được là 109/ml trong dịch sinh khối. Nếu rhizobia tăng trưởng tốt trong môi trường SX1 và SX2 vẫn tốt, thì chúng có thể xem xét như là môi trường sản xuất chế phẩm nốt sần tại Việt nam. Sử dụng hệ thống lên men nhỏ sẽ phù hợp với điều kiện của Việt nam, đặc biệt khi chúng được phối hợp cùng với kỹ thuật pha loãng dung dịch nuôi cấy – lên men đặc.
Ngoài các tính chất của than bùn như là độ măn, sét, lượng hữu cơ và sự tạp nhiễm bới các kim loại thì còn có các yếu tố không xác định được ảnh hưởng đến sự phù hợp của than bùn như là một chất mang. Việt nam có rất nhiều mỏ than bùn, phân bố khắp nước nhưng chất lượng thì khác nhau rất nhiều, từ nghèo (Cần Giờ) cho đến trung bình (Bình Phú) và tốt (U Minh) (Bảng 11). Đếm số lượng rhizobium và xác định rhizobium trong các chế phẩm than bùn như sau: pha loãng chế phẩm trong nước vô trùng (10g chế phẩm trong 90 ml nước), sau đó chuẩn bị các dịch pha loãng cho đến 10-6.
Xác định số lượng và rhizobium sống trong chế phẩm trên nền than bùn tạp nhiễm Chế độ khử trùng: Khử trùng than bùn tốt hơn bằng chiếu xạ gamma. Các mẫu than bùn khác cấy vào môi trường Glucose Pepton lỏng và sau đó dịch lỏng này được đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật sau 3 giờ, 24, 36 và 72 giờ. Nghiệm thức tốt nhất tính theo số lượng rhizobium cao nhất và số lượng tạp nhiễm thấp nhất là nghiệm thức khử trùng bằng nhiệt ẩm và chiếu xạ gamma liều 30 kGy.
- Từ đường cong tiềm năng ẩm độ của chất mang, xác định số lượng sinh khối sẽ trộn vào than bùn để đạt được ẩm độ thích hợp cho sự tồn tại của rhizobia trong chất mang đó. - Sử dụng xy lanh và kim tiêm khử trùng, cẩn thận lấy lượng dịch sinh khối đã xác định cho vào trong túi chất mang, tránh dịch này tràn ra ngoài theo đường tiêm. - Xoa bóp nhẹ nhàng túi chế phẩm cho đến khi dịch sinh khối phân phối đều trong chất man, kiểm tra xem dịch sinh khối có phân bố đều ở 4 góc túi không.
Qui trình QA: Hiện chưa có tiêu chuẩn dành riêng cho chế phẩm vi khuẩn nốt sần tại Việt nam, mà chỉ có tiêu chuẩn cho phân bón vi sinh vật cố định đạm. Đã cải tiến một số nội dung của tiêu chuẩn quôc gia Việt nam (TCVN 6166-1996), làm cho nó phù hợp hơn với chế phẩm rhizobium, dựa trên công nghệ sản xuất và các yêu cầu có hiệu quả.
Tuy nhiên cần thiết kiểm tra với mỗi loại than bùn và xác định nồng độ pha loãng nào là phù hợp. Ảnh hưởng dịch sinh khối pha loãng đến số lượng của rhizobia trong chế phẩm từ các chủng rhizobium khác nhau. Chỉ khi nào các kiểm tra này được thực hiện và chất lượng đạt chất blượng thì chế phẩm mới đưa vào nghiên cứu và thực hiện thí nghiệm đồng ruộng.
Tuy nhiên, rất cần thiết để có sự quản lý chất lượng (QA) hiệu quả cho chế phẩm. Tên của tiêu chuẩn đề nghị là: Tiêu chuẩn Quốc gia Việt nam đối với Chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho cây họ đậu. Đặc trưng tế bào (ở các khuẩn lạc phát triển trên môi trường nuôi cấy ở độ pha loãng 10-6).
- Ảnh hưởng đối với đất và cây: sản phẩm có ảnh hưởng dương tính đối với đất và cây. Điều này sẽ được công bố và chỉ ra trên nhãn hàng hoá và được xác định tại các phòng thí nghiệm được công nhận hoặc là chỉ định. Mỗi mẻ sản xuất sẽ lấy 5 mẫu đại diện (túi hay lọ) và được kiểm tra chất lượng theo thứ tự như sau:. 2) Số lượng rhizobia/g hoăc ml được xác định bằng phương pháp đếm trực tiếp trên môi trường nuôi cấy đặc và gián tiếp MPN (số lượng có xác suất cao nhất). 3) Mẫu giống từ nuôi cấy trên môi trường đặc ở trên được quan sát dưới kính hiển vi, nhuộm gram và xác định gram. 4) Mầu giống từ nuôi cấy trên môi trường đặc ở trên được kiểm tra phản ứng huyết thanh (nếu có thể). 5) 5 mẫu chế phẩm này sau đó được bảo quản ở nhiệt độ phòng cho đến khi có kết quả đếm số lượng rhizobium trên môi trường đặc, chúng sau đó bỏ đi trong thùng rác công nghiệp.
Trình diễn đồng ruộng bao gồm hai nghiệm thức: +nhiễm và không hay có sử dụng phân bón N nhưng ở liều lượng thấp. Một cách tổng quát, sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần làm tăng thu nhập của nông dân, trung bình 4.500.000VNĐ/ha. Tiềm năng lợi nhuận khác hơn đã không (và sẽ không thể) đánh giá bởi vì các trọng tâm của dự án này là sản xuất, chất lượng, phân phối, thị trường và đào tạo nông dân.
Hơn nữa, đây là dự án ngắn hạn (2 năm) nên lợi nhuận kế tiếp của chế phẩm không thể đánh giá được. Kết quả từ các nghiên cứu khác cho chúng tôi kết luận rằng ảnh hưởng đến môi trường dài hạn đặc biệt là đối với chất lượng nước, và ở mức độ hẹp hơn, chất lượng đất, cũng như lợi nhuận kinh tế. Hiệu quả của trình diễn đồng ruộng trong việc tăng cường hiểu biết của nông dân về lợi ích của chế phẩm vi khuẩn nốt sần.
Nông dân đã được mời đến ruộng trình diễn ít nhất là một lần, ở nhiều điểm trình diễn nông dân thăm ruộng, lấy mẫu nốt sần, mẫu sinh khối và thu hoạch hạt. Hơn nữa, cán bộ dự án, khuyến nông viên giải thích cho nông dân hiểu biết về cố định đạm sinh học, vi khuẩn nốt sần hoạt động như thế nào và điều kiện gì để quá trình nhiễm đạt hiệu quả cao. Nông dân rất hứng thú trong việc tìm hiểu về quá trình cố định đạm khí trời bởi rhizobium.
Đánh giá về hiệu quả của hiệu quả của các trình diễn đồng ruộng tăng hiểu biết của nông dân về lợi ích của chế phẩm vi khuẩn nốt sần đã được thực hiện bởi điều tra từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2009. Chi tiết sẽ được trình bày trong báo cáo kế tiếp về Đánh giá Dựán. Tờ bướm cho công tác khuyến nông về chế phẩm nốt sần cho cây đậu tương.