MỤC LỤC
Tục ngữ Quảng Nam là những nhận xét ngắn gọn mang tính đúc kết kinh nghiệm nhiều mặt của con người Quảng Nam. Tục ngữ Quảng Nam thể hiện trí tuệ và sự trải nghiệm cuộc sống bao đời của người dân xứ Quảng. Hệ thống các câu tục ngữ đó theo những chủ đề sau : kinh nghiệm về thời tiết; kinh nghiệm về nghề nghiệp (nghề cá, nghề rừng…); kinh nghiệm mua bán, chọn lựa; kinh nghiệm sống nói chung.
Truyện Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông có cách vào chuyện giống với các chuyện cổ dân gian khác (bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian theo kiểu diễn đạt chung như “Thuở xa xưa, xa xưa lắm rồi…” - cũng rất nhiều khi cụm từ “Thuở xa xưa, xa xưa lắm rồi…” được thay bằng cách diễn đạt. Có thể nói, đằng sau cách hình dung đó ẩn chứa khát vọng đẹp đẽ của nhân dân ta muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Phát xuất của tên gọi Gò Nổi (truyện Sự tích đất Gò Nổi) là do ông Lê Văn Đạo đặt cho vùng đất được ông phát hiện, khai phá, một dải đất nổi lên giữa bốn bên sông nước.
Truyện Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông phản ánh sự giải thích đồng thời cũng là sự hình dung độc đáo của người Ca Dong về sự hình thành trời, đất, núi, sông – có liên quan đến một số nét thiên nhiên mang dấu ấn địa hình Quảng Nam như : núi Ngọc Linh, sông Tranh; đồng bằng, miền núi, thung lũng trên địa bàn Quảng Nam. Truyện Sự tích đất Gò Nổi thể hiện một cách nhìn của dân gian về nguồn gốc của vùng đất Gò Nổi cũng như sự gây dựng những làng nghề trên vùng đất phì nhiêu này. Sự không bình thường (có vấn đề) của phó tổng đã làm “ngứa mắt” Thủ Thiệm, dẫn đến phản ứng vừa hài hước vừa châm biếm của con người này (mượn câu đố để châm chích phó tổng). Đến khi cảm nhận hết ẩn ý của câu đố, phó tổng mới nhận thức được tình thế bi kịch của mình ! Nhưng đã muộn, phó tổng chỉ còn biết ngồi chịu trận. Tình huống của truyện là tình huống mang tính hài hước. b) Trong truyện, trước hành động gai mắt của phó tổng, Thủ Thiệm đã ứng xử bằng cách đưa ra một câu đố đầy ẩn ý : “- Tui đố anh, ở đời, thịt heo phay ăn với chi mới ngon ?”.
Trình bày nội dung bài giới thiệu sau khi đã được tham quan di tích, thắng cảnh (di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá, cảnh trí đẹp đẽ của quê hương như sông, núi, đầm, suối, thác…). Vận dụng kiểu văn miêu tả để tổ chức bài giới thiệu (có đặc tả một số hình. B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Cấu trúc bài giới thiệu :. a) Giới thiệu khái quát về di tích, thắng cảnh của quê hương. - Tên di tích, thắng cảnh được giới thiệu. - Ấn tượng ban đầu về di tích, thắng cảnh. b) Giới thiệu cụ thể những nét đặc sắc của di tích, thắng cảnh. - Vị trí địa lí của di tích, thắng cảnh: thuộc địa phương cụ thể nào, diện tích…. - Nét đặc sắc của di tích, thắng cảnh: kiến trúc, cảnh vật, gắn với nền văn hoá nào…. - Lịch sử xây dựng: có từ bao giờ, sự biến đổi qua các thời kì lịch sử…. c) Đánh giá, nhận xét chung về giá trị của di tích, thắng cảnh. Theo Giáo sư Nguyễn Xuân Kính, Viện Văn hóa Dân gian thì chiều chiều (đêm đêm, ngày ngày…) là “Các từ láy chỉ thời gian được sử dụng và có tác dụng diễn tả quá trình của sự việc (hoặc hiện tượng) kéo dài từ một quá khứ gần đến hiện tại” (Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr 168).
Khác nhau là, ở bài 1 mô típ chiều chiều gắn với thể hứng của ca dao (mượn âm thanh tiếng chim cuốc nhằm hướng đến việc giãi bày cảm xúc), còn ở bài 2 mô típ chiều chiều lại gắn với thể phú (dùng hành động cụ thể nhằm phô diễn tình cảm). - Về nội dung: giống nhau ở điểm cả hai bài ca dao đều là tiếng nói tâm hồn bộc trực, chân chất, thể hiện tình cảm đậm đà, da diết của con người xứ Quảng trong lĩnh vực tình bạn (ở một mức độ cao hơn là tình yêu). (Giáo viên cần giải thích thêm cho học sinh điều sau đây : hình ảnh chim cuốc không chỉ gắn với điển tích gợi lên lòng nhớ nước mà do đặc tính chim quốc thường sống từng đôi - nếu lẻ đôi nó kêu bạn không dứt - nên văn học cũng hay dùng hành ảnh này để gợi lên sự gắn bó, thủy chung trong tình bạn – đặc biệt là trong tình yêu. Ví dụ: Quốc lẻ đôi quốc ngồi than khóc).
Tuy nhiên, do đối tượng tiếp nhận là các em học sinh lớp 7, thầy cô giáo có thể chỉ cần nhấn mạnh khía cạnh tình bạn được thể hiện qua hai bài ca dao. Hiểu đúng bài ca dao 1, có niềm tự hào về quê hương Quảng Nam : vùng đất màu mỡ, tốt tươi, có sản vật nổi tiếng; vùng đất của những con người nhạy bén, dễ giao hoà và tiếp thu cái mới, nhiệt tình nồng hậu, đi đầu trong điều kiện và hoàn cảnh mới, sống có hồn, có bản lĩnh, giàu tình nghĩa, yêu hết mình, phóng khoáng đam mê. Bài ca dao sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc nhưng vẫn có giá trị biểu cảm lớn (như “quá chừng”, “bậu” - những từ thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày của người dân xứ Quảng).