MỤC LỤC
Đối với người được bảo lãnh: trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu Ngân hàng phát hành thanh toán bảo lãnh nếu như người được bảo lãnh vi phạm, trách nhiệm này trước hết thuộc về người được bảo lãnh. Đối với Ngân hàng bảo lãnh: trách nhiệm về tài chính thuộc về khách hàng, nhưng khi khách hàng không thực hiện khả năng thanh toán cho người thụ hưởng thì trách nhiệm này thuộc về Ngân hàng - rủi ro mà Ngân hàng gặp phải - cấu thành nợ quá trong bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng.
Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh, thì Ngân hàng sẽ ngày càng tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, đồng thời có cơ hội tiếp xúc với khách hàng mới, nâng cao uy tín và vị thế trong nước cũng như thị trường quốc tế. Thông qua việc cung cấp nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng Ngân hàng sẽ có điều kiện cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ Ngân hàng đồng bộ phù hợp (chi vay vốn lưu động để thực hiện hợp đồng, cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế…) qua đó góp phần đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng.
Bảo lãnh ngày càng phát triển sẽ làm tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động cho vay, qua đó hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Bảo lãnh Ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, đảm bảo lợi ích kinh tế, giảm thiểu thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng của đối tác.
Bảo lãnh giúp cho bên nhận bảo lãnh tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc tìm kiếm đối tác. Trong giao dịch kinh tế, nếu không tin tưởng thì sẽ yêu cầu ký quỹ và lượng tiền mặt đưa vào lưu thông sẽ rất lớn.
Bằng việc cam kết sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho người mua, người hưởng dịch vụ khi người bán, người cung cấp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng sẽ tạo ra sự tin tưởng cho người mua - người hưởng dịch vụ; đồng thời cũng giúp cho người cung ứng tránh được những khó khăn tạm thời về tài chính. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu khi người dự thầu rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ý định khi trúng thầu…Nếu người dự thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng thì người thụ hưởng sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh để trang trải những chi phí, những thiệt hại của tổ chức đấu thầu do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức một cuộc đấu thầu khác.
Sau khi nhận được bộ hồ sơ bảo lãnh hoàn chỉnh của khách hàng, Ngân hàng thực hiện thẩm định toàn bộ hồ sơ, như tính đầy đủ, pháp lý của hồ sơ bảo lãnh; phân tích tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng; tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh đề nghị bảo lãnh và khả năng trả nợ…Đây là bước quan trọng, là cơ sở để Ngân hàng quyết định bảo lãnh hay không. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, bên bảo lãnh phải trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ.
Các Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 5%, khi tỷ lệ dư nợ quá hạn lớn thì điều đó chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng chưa thực sự an toàn và hiệu quả, chưa đảm bảo được chất lượng của hoạt động bảo lãnh, vì vậy các Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Nếu tỷ lệ mà cao thì có nghĩa Ngân hàng gánh chịu rủi ro, và có khả năng tổn thất là rất cao, và ngược lại khi tỷ lệ mà thấp chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng được đảm bảo an toàn, rủi ro thấp.Vì vậy mà các Ngân hàng thường mong muốn duy trì hai chỉ tiêu này ở mức thấp.
Một chiến lược kinh doanh đúng đắn, thống nhất, có tầm nhìn xa và phù hợp xu hướng phát triển của nền kinh tế sẽ giúp cho Ngân hàng có một phương hớng nhất quán, khai thác tốt nhất năng lực hiện có của Ngân hàng và đồng thời giúp cho Ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Tiếp đó Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định chính hợp đồng kinh tế được yêu cầu bảo lãnh, tính khả thi, nhu cầu về vốn, thời gian…Ngân hàng thoả thuận về tài sản đảm bảo…Tất cả những yếu tố đó là cơ sở để Ngân hàng để xác định mức phí bảo lãnh, mức ký quỹ, hạn mức bảo lãnh …phù hợp nhất với mức rủi ro dự tính của Ngân hàng.
Hiểu được tầm quan trọng của nguồn vốn với Ngân hàng, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và Ngân hàng, NHNo&PTNT Tây Hà Nội phải tăng trưởng mạnh về nguồn vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác, mặt khác còn huy động cho Trung ương đáp ứng nhu cầu vốn cho toàn bộ hệ thống. NHNo&PTNT Tây Hà Nội xác định thu nhập tạo ra từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là từ hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là tất cả mà còn phải mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ khác như: Thanh toán, dịch vụ chuyển tiền nhanh – Westion Union, kiều hối, giữ hộ tài sản, cho thuê két sắt, thanh toán quốc tế, mua bán kinh doanh ngoại hối, quyền chọn và dịch vụ rút tiền tự động, chính vì thế mà doanh thu từ dịch vụ của Ngân hàng không ngừng được tăng lên.
Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Về phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã, đang và sẽ từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý…Tích cực chuyển hướng đầu tư, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh có dự án hiệu quả, có TSĐB, hạn chế cho vay doanh nghiệp Ngân hàng, quan tâm đến các mặt hàng kinh doanh có lợi nhuận cao. Doanh số loại hình bảo lãnh này tăng nhanh bởi vì xuất phát từ thực tế là các giao dịch thương mại đặc biệt là các giao dịch thương mại quốc tê ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, do đó nhu cầu đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngày càng cao, nhu cầu này được thoả mãn bởi một bên thứ ba có uy tín và có khả năng tài chính – không ai khác là chính các Ngân hàng thương mại đáp ứng tốt nhất điều này.
• Chính sách đối ngoại của Đảng và Chính phủ ta trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và những thành tựu kinh tế của đất nước đồng thời ngày càng gắn bó Việt Nam với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Do vốn điều lệ của Ngân hàng thấp, mà theo quy định của NHNN thì các NHTM không được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có, như vậy sẽ hạn chế các hợp đồng bảo lãnh cho các dự án lớn như: trong trường hợp các tổng công ty Nhà nước có nhu cầu đầu tư vào những công trình trọng điểm thì một NHTM không thể đáp ứng được đủ nhu cầu bảo lãnh.
Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đa dạng các hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính chất ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát. • Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bảo lãnh, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, thành thạo về nghiệp vụ bảo lãnh, tinh thông ngoại ngữ, có khả năng quản lý các dự án vay vốn nước ngoài…Sử dụng và phân cấp theo đúng.
Công tác thị trường là việc nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu, xác định đối tượng khách hàng mà Ngân hàng muốn hướng tới; tiếp đó, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; sau khi dịch vụ được hình thành thì tiến hành quảng bá, Ngân hàng tiến hành khuyếch trương sản phẩm, đưa thông tin về sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng, có như thế khách hàng mới biết được thông tin về sản phẩm, những ưu đãi của Ngân hàng. Chi nhánh nên phân loại đối tượng khách hàng theo những tiêu chí nhất định như khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp; khách hàng truyền thống, khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng, nhưng chưa có uy tín, khách hàng lần đầu tiên sử dụng dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng….Thông qua việc phân loại khách hàng Ngân hàng có thể tập trung quản lý, nghiên cứu những sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng nhóm khách hàng đó…Ngân hàng nên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng để lắng nghe thắc mắc, đóng góp của khách hàng.
Cùng với sự hội nhập ngày càng giă tăng của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới, buộc hệ thống ngân hàng Việt Nam phải có những chuyển biến mạnh mẽ và nhanh chóng để có thể nắm bắt được các cơ hội và đối phó có hiệu quả với những nguy cơ; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh cho hệ thống tài chính, tiền tệ nước nhà trong mội trường mở cửa và tự do hoá hệ thống tài chính. Thanh tra viên ngân hàng cần được đào tạo cập nhật lại phương pháp thanh tra và các chuẩn mực quốc tế về thanh tra, cũng như phải có sự hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ và các công cụ ngân hàng hiện đại…đặc biệt lưu ý đến phương pháp đào tạo thanh tra viên trong công việc, chẳng hạn như thanh tra viên NHNN tham gia trực tiếp trong các đoàn thanh tra tại các TCTD ở nước ngoài để tiếp thu trực tiếp phương pháp thanh tra cách làm việc, các tiêu chuẩn đánh giá các TCTD… tiên tiến của họ.