MỤC LỤC
Bộ phận khách hàng: bộ phận này có hoạt động chủ yếu là mua đúng hàng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng về số lượng, chất lượng quy cách mẫu mã, chủng loại của hàng hóa. Bộ phận Marketing: nhiệm vụ chính là nghiên cứu thị trường, đề ra các chiến lược Marketing và có biện pháp thực hiện hiệu quả.
Chợ là loại hình bán lẻ truyền thống đã có từ xa xưa và phổ biến khắp nơi trên thế giới, có vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử nhân loại. Tại Việt Nam, mua sắm hàng hóa ở chợ đã trở thành nếp sống quen thuộc của mọi người từ thành thị đến nông thôn, tuy nhiên chợ cũng đang bị hạn chế ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, ….
Như vậy, cần có sự quản lý của Nhà Nước theo hướng ưu tiên phát triển hệ thống siêu thị, nhất là các siêu thị lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do phương thức tổ chức kinh doanh mang tính tập trung và tích hợp cao, siêu thị là nơi lý tưởng để các nhà sản xuất triển khai Marketing, quảng cáo, … Bên cạnh đó, nhờ hệ thống bán hàng được tổ chức và lưu trữ đầy đủ nên siêu thị có thể phản ánh và chia sẻ thông tin đẻ các nhà sản xuất tiến hành các hoạt đông nghiên cứu thị trường, khảo sát và làm cơ sở cho việc ra quyết đinh và hoạch định chiến lược kinh doanh.
Chính tác động sâu rộng của hệ thống siêu thị tới phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng là lý do quan trọng dẫn đến sự cần thiết của quản lý Nhà Nước đối với phát triển hệ thống này. Nhà Nước cần có những chính sách vừa hỗ trợ, vừa khuyến khích đồng thời cần giám sát hoạt động của siêu thị để loại hình bán lẻ này trở nên quen thuộc hơn và đúng định hướng sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Như vậy, siêu thị là loại hình kinh doanh thương mại hoạt động có hiệu quả và khá phổ biến tại các nước phát triển, ra đời theo quy luật phát triển tất yếu của nền kinh tế, thể hiện phương thức mua bán văn minh lịch sự, là biểu tượng của sự phồn vinh và sự phát triển xã hội. Sự đa dạng của các loại hình bán lẻ với các phương thức hoạt động khác nhau đã tạo nên nhiều chuyển biến, phục vụ tốt hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần làm thay đổi thói quen, tập quán mua sắm của người theo tính chất, đặc điểm xu hướng công nghiệp hóa, tuy nhiên nó cũng tạo sự cạnh tranh mạnh và làm thay đổi cấu trúc và tỷ trọng thị phần chiếm lĩnh của các thành phần kinh tế tham gia trong hoạt dộng phân phối hành hóa.
Có nhiều hình thức bán lẻ hàng hóa đang hoạt động trên thị trường Hà Nội nhưng phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu đề cập đến các loại hình bán lẻ có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của siêu thị như trung tâm thương mại, tổ chức bán lẻ và chợ truyền thống vv…Hoạt động của các loại hình này có vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa, chiếm thị phần lớn trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa và có tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của siêu thị. Tuy nhiên nó cũng có hạn chế như giới hạn về chủng loại hàng hóa và mặt bằng chật hẹp, nhất là chỗ để xe cho khách (như siêu thị Sao – 2B Phạm Ngọc Thạch, siêu thị trong trung tâm thương mại Cát Linh…), nên loại hình này phần nào đáp ứng tốt nhu cầu, điều kiện phục vụ người tiêu dùng đồng thời với vị trí, hình thức kinh doanh này phần nào ảnh hưởng đến cảnh quan, quy hoạch và giao thông đô thị.
Có thể thấy thời kỳ này bắt đầu xuất hiện đủ loại siêu thị với quy mô từ nhỏ đến lớn tập trung ở một số quận lưu thông hàng hóa như Ba Đình, Hoàn Kiếm…Từ năm 1997 siêu thị Fivimart – 17 Tông Đản (210 Quang Khải) quận Hoàn Kiếm với diện tích kinh doanh 3000m2 được đưa vào hoạt động. So với những năm trước, thời kì này mức sống và dân trí của người dân Hà Nội được nâng cao hơn, xu hướng mua sắm có sự thay đổi, người dân đã quen dần với phong cách mua sắm văn minh nên việc bán lẻ ở siêu thị có mức tăng trưởng cao.
Sự phát triển của siêu thị là minh chứng về trình độ tiêu dùng và mức thu nhập của nhiều tầng lớp nhân dân đã được nâng cao, tuy nhiên có thể thấy nhiều nguyên nhân khách quan khác làm cho siêu thị có thể thu hút được khách hàng như hàng kém chất lượng, hàng giả, việc mất trật tự an ninh… tại các chợ truyền thống đã tạo ra mặc cảm nơi người tiêu dùng và họ đã tìm thấy sự an toàn, thuận tiện khi đến với siêu thị. Ngược lại, các đơn vị kinh doanh thành công tiếp tục phát huy thế mạnh để tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, đầu tư thành lập nhiều siêu thị mới như siêu thị Intimex, siêu thị Thăng Long, siêu thị citimart, siêu thị Favimart, siêu thị Hapro…Có thể nói sự ra đời và phát triển của siêu thị cũng phù hợp với sự tiến hóa của các loại hình bán lẻ.
Tại Hà Nội cũng như các đô thị khác của cả nước, tình trang sử dụng phương tiện cá nhân như xe gắn máy là khá phổ biến thì các siêu thị ở thành phố hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng để có thể đáp ứng được yêu cầu giữ xe và bãi đậu xe ô tô của khách hàng, đây chính là trở ngại đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn đi mua sắm ở siêu thị hay các chợ, cửa hiệu dọc đường phố. Nguồn hàng của siêu thị bao gồm cả hàng nội và hàng nhập khẩu, hàng nội thường được mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước có uy tín, đạt tiêu chuẩn “ hàng Việt Nam chất lượng cao “ như Vinamilk, dầu Tường An, các loại mì Miliket, đồ hộp Hạ Long…, còn hàng nhập khẩu thường được mua từ đại lý phân phối chính thức cua các hãng nước ngoài.
Thông qua hoạt động bán hàng, các trung tâm thương mại còn trực tiếp thúc đẩy sản xuất bằng những đơn đặt hàng, nhập khẩu với nhà sản xuất trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã và xuất xứ cho xã hội. Thương nhân Hà Nội tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng năng lực kinh doanh và vốn đầu tư còn hạn chế, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ sẽ chịu áp lực ngày càng lớn với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sau thời điểm 1/1/2009 khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đặt chân vào Việt Nam.
Phát triển siêu thị theo quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có nghĩa là phải huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong xã hội nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh với phương thức bán lẻ văn minh hiện đại, qua đó động viên nhiều nguồn lực của thành phần kinh tế tham gia, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển siêu thị ở thành phố Hà Nội sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố, trở thành một đô thị văn minh, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố trở thành một đô thị văn minh, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, góp phần thực hiện quy hoạch chỉnh trang đô thị và mở rộng thành phố trong tương lai.
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho việc xây dựng siêu thị rất lớn và thời gian hoàn vốn chậm, do đó để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng siêu thị, Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ lãi suất, tín dụng, áp dụng cho vay kích cầu đối với các sự án xây dựng siêu thị mới hoặc các chính sách ưu đã về thuế và điều tiết các khoản thu. Theo kinh nghiệm rút ra từ thành công với mô hình chuỗi siêu thị của các hãng kinh doanh siêu thị hàng đầu như Metro Cash & Carry (Đức), Wall – Mart, Carrefoul, …Và kinh nghiệm từ sự thành công ban đầu của các doanh nghiệp trong nước như Hapro, Sai Gòn Coopor…thì doanh nghiệp kinh doanh siêu thị nên chọn mô hình chuỗi siêu thị cho chiến lược phát triển của mình.