MỤC LỤC
Click tống máu: tùy thuộc vào tính di động của các lá van, biến mất khi các lá van bị vôi hoá nghiêm trọng, thường gặp ở trẻ em bị hẹp ĐMC bẩm sinh, hiếm gặp ở BN lớn tuổi, xuất hiện sau T1 , cựng tần số với T1 và nghe rừ bằng màng dọc theo bờ trái xương ức. Trị số này cho phép ước lượng tổng quát chức năng tâm thu thất trái với điều kiện không có rối loạn khu trú vận động vách liên thất hoặc không có vận động nghịch thường vách. - Tắc nghẽn có khuynh hướng tiến triển ngày càng nặng hơn , nên BN hẹp ĐMC khụng triệu chứng cần được theo dừi cẩn thận, đỏnh giỏ qua cỏc lần thăm khám, tìm các dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển là hết sức cần thiết.
Lợi điểm là sự cải thiện huyết động học rất tốt, không dùng kháng đông sau phẫu thuật và van ít bị vôi hóa hơn các van mô học khác, nhưng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá quyết định phẫu thuật thay van là do tình trạng cơ bản nặng sau thủ thuật nong van hay do sự tiến triển của hẹp van ĐMC. Kết quả qua nghiên cứu tiền cứu ghi nhận được có 109 bệnh nhân bị hẹp van ĐMC đang được phẫu thuật thay van ĐMC có 16 bệnh nhân (14,9%) có sự gia tăng độ chênh áp trong thất sau mổ.
Theo dữ liệu báo cáo từ hội phẫu thuật lồng ngực có 86.580 ca thay van ĐMC thì có tỷ lệ tử vong là 4,3% đối với phẫu thuật thay van đơn thuần và 8% cho phẫu thuật thay van ĐMC có kèm phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Theo ghi nhận của hiệp hội phẫu thuật lồng ngực thì hầu hết các trường hợp tử vong sớm sau mổ thường là do hội chứng cung lượng thấp, tổn thương thần kinh và nhiễm trùng.
• Thời gian từ khi khởi phát các triệu chứng cơ năng đến khi phẫu thuật. - Kiểm định (Chi – square test ) được sử dụng để kiểm định tính độc lập giữa hai biến định tính. - Kiểm định T – test dược sử dụng so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm đối tượng.
- Kết quả nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng bảng, biểu và một số hình ảnh minh họa.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh hẹp van ĐMC là thấp tim (42,6%), kế đến là nguyên nhân bẩm sinh (41%), trong đó chiếm đa số là nguyên nhân van ĐMC 2 lá bẩm sinh vôi hoá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng thời điểm bệnh nhân được phẫu thuật là hơi muộn điều này có thể là do kiến thức người dân về bệnh tim mạch còn thấp dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị và nguyên nhân khác nữa là có thể do chi phí cho việc điều trị khá cao. Những bệnh nhân này được phát hiện tình cờ trong một lần đi khám vì lí do khác như viêm phổi, khám thường qui cho trẻ,……Theo Ristic-Andelkov A và cs [11] nghiên cứu 78 ca hẹp van ĐMC ở mức độ nặng thấy có 17,9% bệnh nhân không có triệu chứng, rất phù hợp với kết quả của chúng tôi.
Chúng tôi cho là sự khác biệt do đặc điểm mẫu nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân đã được phẫu thuật, đa số có mức độ hẹp van từ nặng đến rất nặng, nên tỷ lệ không triệu chứng thấp hơn là nghiên cứu đơn thuần diễn tiến tự nhiên của bệnh sử của tác giả trên. Do đó với tính chất thầm lặng nhưng khốc liệt và vẫn còn hồi phục, vấn đề đặt ra ở nhóm không triệu chứng này là công tác khám và phát hiện cũng như can thiệp kịp thời sẽ đưa đến kết quả cải thiện rất tốt, kéo dài thời gian sống còn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Ngoài ra, do đặc điểm đối tượng là các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị hẹp van ĐMC, nên tất cả bệnh nhân trong mẫu đều trong chỉ định phẫu thuật, mức độ rối loạn huyết động học chưa quá nặng để dễ dẫn đến ngất do giảm áp lực tưới máu não đột ngột khi gắng sức làm cho tỷ lệ triệu chứng ngất trong nghiên cứu của chuựng toõi khoõng cao nhử y vaờn.
Kết quả của chúng tôi cho là do triệu chứng khó thở xuất hiện trong diễn tiến tự nhiên của bệnh, không có yếu tố can thiệp, trong khi đó các đối tượng khảo sát của chúng tôi đều nằm trong chỉ định phẫu thuật nên tần suất triệu chứng khó thở có thể thấp hơn. Nhưng về mặt cơ chế bệnh sinh của tiếng tim , có thể giải thích rằng các lá van ĐMC bị vôi hóa nhưng các mép van lại không bị dính với nhau, một đặc điểm thường gặp trong hẹp ĐMC dạng thoái hóa hay dạng xơ vữa động mạch. Theo y văn, không có sự tương quan giữa cường độ âm thổi và độ nặng của hẹp van vì khi bệnh nhân hẹp van nặng kèm theo suy giảm chức năng thất trái thì cường độ âm thổi sẽ nhỏ lại , không tương ứng với mức độ hẹp van [4,6, 8].
Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy đặc điểm phát hiện bệnh của gần như tất cả các bệnh nhân hẹp van ĐMC đã được phẫu thuật tại Viện tim đều thông qua vai trò ATTT và các đặc điểm của ATTT trong quần thể này đều rất đặc trưng và phù hợp với y văn. Chúng tôi cho là do 100% (31) trường hợp hẹp van ĐMC của các tác giả ở mức độ hẹp van ĐMC nặng (100%), tần suất biến đổi thất trái cao hơn với đặc trưng phì đại nhằm đáp ứng tình trạng gia tăng áp lực trong buồng thất kỳ tâm thu. Như vậy kết quả của tác giả cũng có điểm tương đồng với của chúng tôi; mức độ hẹp van tập trung chủ yếu từ độ nặng đến rất nặng, nhưng của tác giả độ nặng chiếm đa số, của chúng tôi độ rất nặng lại chiếm đa số.
Một đặc điểm khác về giai đoạn diễn tiến bệnh trong quần thể nghiên cứu của chúng tôi là dù mức độ hẹp van đa số là từ nặng (19,7%) đến rất nặng (77,1%), nhưng chức năng thất trái qua chỉ số phân suất tống máu vẫn còn bình thường. Theo báo cáo của hiệp hội phẫu thuật lồng ngực [18] cho thấy kết quả sau 86.580 ca thay van ĐMC thì tỷ lệ tử vong là 4,3% cho phẫu thuật thay van ĐMC đơn thuần và 8% đối với phẫu thuật thay van kèm phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Kết quả của chúng tôi cao hơn của báo cáo trên có thể là do trong số 3 trường hợp tử vong của chúng tôi có 1 trường hợp là có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ tử vong phẫu thuật, gồm các yếu tố: lớn tuổi (63 tuổi), có tình trạng rối loạn chức năng thất trái nặng trước mổ (EF 33%).
- Trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần là phẫu thuật thay van ĐMC chiếm tỷ lệ 82% so với phương pháp tạo hình van ĐMC chỉ chiếm 14,7% do vậy chúng tôi chưa đủ cơ sở để kết luận các trường hợp tử vong trên nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật tạo hình van ĐMC. Chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào ghi nhận tỷ lệ các biến chứng sau phẫu thuật trên bệnh nhân hep van ĐMC, đa phần các tài liệu đều nói đến tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân có biến chứng sau 1 thời gian theo dừi.
* Các nguyên nhân gây tổn thương van ĐMC thường gặp là hậu thấp và nguyên nhân bẩm sinh. * Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,2%, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là suy tim và rối lọan nhịp nặng sau mổ. * Có 3 trường hợp biến chứng, trong đó 2 trường hợp là Bloc nhĩ - thất độ III, có một trường hợp có biến chứng liên quan tới van.
[20]Phạm Nguyễn Vinh, Phan Kim Phương và cs, “Kết quả sau 10 năm phẫu thuật thay van sinh học tại viện tim TP HCM”, Hội nghị tim mạch học phía nam laàn VI, tr.30. [21] Đặng Vạn Phước: Một số báo cáo về điều trị trong bệnh lý van tim, suy tim trong thực hành lâm sàng, tr. [13]Soyer R, Bouchart F và cs: Aortic valve replacement after aortic valvuloplasty for calcified aortic stenosis, Eur J Cardiothorac Surg.
[15] Lopez Ayerbe J, Evangelista Masip A et al: Predictive factors of abnormal dynamic intraventricular gradient after valve replacement in severe aortic stenosis, Rev Esp Cardiol, Feb;55(2):127-34, 2002. [16]Brad Munt, MD, Malcolm E và cs: Physical Examination in Valvular Aortic Stenosis: Correlation With Stenosis Severity and Prediction of Clinical Outcome, American Heart Journal. [28]Otto CM (2002): “Quantiative evaluation of ventricular structure, wall stress and Systolic function”, The practice of clinical echocardiography, W.B.Saunders Co ,p65-87.