Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng giai đoạn 2006 - 2010

MỤC LỤC

Khái niệm marketing

Ngược lại nếu như doanh nghiệp tìm hiểu kĩ lưỡng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đó tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, quyết định một mức giá thích hợp, có một phương thức phân phối tiện lợi và kích thích tiêu thụ có hiệu quả thì chắc chắn việc bán những hàng hoá đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Có thể định nghĩa marketing bao gồm tất cả những suy nghĩ, tính toán và hoạt động của nhà kinh doanh sản xuất tiêu thụ và cả những dịch vụ sau khi bán hàng; hoặc Marketing là quá trình thích nghi toàn diện với việc tận dụng những khả năng có lợi đang mở ra của thị trường.

Vai trò của marketing

Vai trò phân phối: marketing cho doanh nghiệp biết các nội dung cơ bản về phân phối như: doanh nghiệp nên tự tổ chức bán hàng hay dựa vào các lực lượng khác?. Dùng phương tiện nào để giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng mục tiêu?.

Quá trình quản lý marketing đối với hoạt động xuất khẩu của các công ty may

Công ty có thể tiến hành các biện pháp hoặc là thâm nhập sâu hơn vào các thị trường truyền thống của mình tức là tăng khối lượng bán những hàng hoá cũ trên thị trường cũ; hoặc là nghiên cứu thiết kế sản xuất sản phẩm may với mẫu mã, kiểu dáng mới và giới thiệu trên những thị trường hiện có của mình; hoặc là mở rộng ranh giới thị trường bằng cách bán những sản phẩm may với mẫu mã kiểu dáng hiện tại trên những thị trường mới; hoặc là chiếm lĩnh thị trường bằng cách chào bán những sản phẩm may mới trên những thị trường mới. Ưu điểm của chiến lược này là tận dụng được thế mạnh của chuyên môn hoá, tích luỹ kiến thức về thị trường quốc tế sâu rộng hơn, khả năng quản lý tốt, xây dựng được các quan hệ với đối tác…tuy nhiên chiến lược này có nhược điểm là yêu cầu đầu tư lớn và do đó mức độ rủi ro lớn trong trường hợp các thị trường được lựa chọn chuyển sang giai đoạn bão hoà hay khi thị trường và môi trường của nó thay đổi mạnh mẽ.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨU XUẤT KHẨU HÀNG MAY SANG THỊ TRƯỜNG

Quá trình hình thành và phát triển

Cũng trong năm 1987, Xí nghiệp may Chiến Thắng cùng một lúc được duyệt 2 luận chứng kinh tế – kỹ thuật: Một xây dựng mới Xí nghiệp may Chiến Thắng tại địa điểm 22 Thành Công – Ba Đình – Hà Nội; Một cải tạo, nâng cấp cơ sở cũ tại số 8B Lê Trực - Ba Đình – Hà Nội. Trong đó thị trường Châu Âu chiếm 70%, Nhật Bản chiếm 25%, còn lại xuất sang các thị trường có thị phần nhỏ khác như Hàn Quốc, Đài Loan… không những thế, hiện Công ty còn mở văn phòng đại diện ở một số nước như Nga, Đức… và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ với nhiều đối tác khác nhau.

Chức năng và nhiệm vụ

- Thực hiện chính sách cho cán bộ công nhân viên, chế độ quản lý tài chính, tài sản tài chính, lao động, tiền lương do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng, đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Tiến hành sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, cạnh tranh bình đẳng lành mạnh với các doanh nghiệp khác, hỗ trợ hợp tác với các doanh nghiệp có thiện trí và các đối tác trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi.

Cơ cấu tổ chức

- Chuẩn bị đầy đủ những cơ sở cần thiết cho việc hội nhập vào thị trường thế giới.

Khái quát về thị trường hàng may EU

Tuy có những khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các quốc gia trong khối EU nhưng các quốc gia trong khối đều là những quốc gia trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Hiện nay, các sản phẩm may mặc Việt Nam được xuất sang thị trường bao gồm: áo T- shirt, áo Polo shirt; áo len, quần, sơ mi nữ, sơ mi nam, áo khoác nam, áo khoác nữ, bộ pyjama vải dệt thoi, áo jacket, váy áo liền, quần áo thể thao….

Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

Xét về yếu tố chủ quan với những điểm cố hữu như sức cạnh tranh yếu, khả năng đáp ứng đơn hàng chậm, mẫu mã đơn giản, nguyên phụ liệu phải nhập khẩu nhiều các doanh nghiệp may Việt Nam khó có thể cạnh tranh được hàng dệt may của một số nước trong khu vực như Inđônêxia, Lào, Campuchia - Những nước được EU xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu. Xuất khẩu dệt may vào EU trong 3 tháng đầu năm 2006 đã giảm 10%, trong đó một số thị trường chính giảm đáng kể như tại Đức giảm 20,6%; Pháp và Tây Ban Nha giảm 30%; Italia giảm 39%..Do vậy để đảm bảo sự phát triển ổn định về lâu dài các công ty may Việt Nam cần có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm tăng dần giá bán vừa để gia tăng kim ngạch đồng thời giảm thiểu rủi ro bị điều tra chống phá giá.

Thực trạng xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU

Năm 2003, doanh thu gia công chiếm 21% tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2004 doanh thu này tăng lên chiếm 26% nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống còn 20% điều này chứng tỏ may Chiến Thắng đã có sự nỗ lực cố gắng rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch chuyển dần từ xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU theo phương thức gia công sang phương thức xuất khẩu trực tiếp. Các sản phẩm may khác của Công ty xuất khẩu sang thị trường EU đều có xu hướng giảm về số lượng do người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, tính thẩm mỹ và thời trang của sản phẩm, trong khi các sản phẩm của Công ty lại ít được thay đổi về mẫu mã, chủng loại, chất lượng do dây truyền công nghệ lạc hậu và trình độ của đội ngũ thiết kế còn yếu vì vậy Công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường dễ tính hơn.

Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU.
Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU.

Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU

Đây là một điều kiện thuận lợi rất lớn cho may Chiến Thắng, trong thời gian tới công ty có thể tuyển các nhà thiết kế có trình độ chuyên môn và tay nghề cao; có thể tự thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu may mặc trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài và tiến hành chuyển dần từ phương thức gia công ( CMP ) phụ thuộc vào mẫu mã của bên đặt gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm ( FOB ) từ đó tạo điều kiện nâng cao doanh thu trong hoạt động xuất khẩu. - Hiện nay vấn đề tồn tại lớn nhất của ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng là năng lực may thấp, chưa thiết lập được hệ thống sản xuất phân đoạn, thiết kế mẫu, sản xuất cắt chưa chính xác, có quá nhiều công đoạn thừa, tốc độ thấp, máy móc thiết bị kém, quản lý lao động chưa được khoa học…điều này gây khó khăn lớn trong viêc thu hút vốn đầu tư của ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng.

Nghiên cứu thị trường EU

- Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm thương trường, thiếu hiểu biết luật chơi, thiếu thông tin về các đối tác kinh doanh và không kịp thời nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu vì vậy trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng thường bị thua thiệt. Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ do đó EU quy định tiến hành kiểm tra chất lượng các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động nhanhn giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm tại biên giới.

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY SANG THỊ TRƯỜNG

Định hướng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng giai đoạn 2006 – 2010

Ví dụ đối với sản phẩm áo jacket Công ty không chỉ sản xuất các loại áo jacket 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp như các công ty may khác mà tiến hành sản xuất áo jacket 5 lớp với tính độc đáo vượt trội đó là khi nhiệt độ xuống thấp người tiêu dùng vẫn được giữ ấm mà không phải mặc nhiều áo cồng kềnh khi ra ngoài trời còn khi thời tiết ấm người tiêu dùng có thể tháo áo jacket 5 lớp thành 2 áo jacket 1 áo 2 lớp và một áo 3 lớp và cả 2 áo này đều có thể mặc ở bên ngoài. Áo jacket vẫn là sản phẩm truyền thống mà may Chiến Thắng vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU tuy nhiên trong thời gian tới Công ty tập trung đầu tư vào sản xuất hàng may mặc thời trang dành cho phụ nữ và đây sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU bên cạnh áo jacket.

Một số giải pháp quản lý marketing nhằm thúc đẩy hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng

Để xây dựng được mức giá phù hợp cho từng sản phẩm may Chiến Thắng cần căn cứ vào giá mua các nguyên phụ liệu phục vụ quá trình sản xuất, căn cứ vào chi phí sản xuất, căn cứ vào mức cung cầu trên thị trường…Để làm được điều này may Chiến Thắng cần hoàn thiện việc cải tiến công nghệ sản xuất; quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào, tận dụng tối đa nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài; Có chính sách hợp lý đối với người lao động như khuyến khích qua lương, thưởng, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động theo quy định của Nhà nước, tổ chức các cuộc thi nâng bậc tay nghề cho công nhân… qua đó khuyến khích nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Có chính sách chiết khấu, giảm giá đối với các khách hàng thường xuyên, khách hàng mua hàng may mặc với số lượng lớn và đối với các đại lý của Công ty; Không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm đồng thời tổ chức sản xuất hợp lý để giao hàng đúng theo thời hạn của hợp đồng. Khi đã lựa chọn được kênh phân phối hàng may mặc hợp lý, để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của Công ty và hoạt động của các đại lý đúng nguyên tắc, có hiệu quả tránh tình trạng hàng của Công ty sản xuất ra không xuất khẩu được và các đại lý không có hàng bán…Công ty nên ký kết hợp đồng với các đại lý trong đó quy định những vấn đề như thời hạn hợp đồng, hình thức đại lý, các điều khoản về giá bán, giá chiết khấu, điều khoản về phương thức vận chuyển và giao nhận hàng, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên, chuyển quyền và nghĩa vụ…Mặt khác khi tiến hành mở đại lý hoặc ký kết hợp đồng với các đại lý trên thị trường EU Công ty cũng cần quan tâm đến các vấn đề như vị trí đặt đại lý, kinh nghiệm kinh doanh, uy tín, khả năng về vốn, khả năng bán hàng…của đại lý qua đó có chính sách đối với từng đại lý như khuyến khích bằng việc chiết khấu giảm giá theo khối lượng hàng bán, quan tâm hỗ trợ kịp thời đối với các đại lý khi gặp khó khăn, có thể áp dụng các hình thức như bán hàng trả chậm, lấy hàng kỳ sau thanh toán tiền hàng kỳ trước.

Bảng 5: Giá sản phẩm may mặc xuất khẩu của may Chiến Thắng.
Bảng 5: Giá sản phẩm may mặc xuất khẩu của may Chiến Thắng.

Kiến nghị đối với Công ty cổ phần may Chiến Thắng

+ Yểm trợ bán: Các hình thức yểm trợ bán mà Công ty có thể sử dụng để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng may mặc đó là: tổ chức hội nghị khách hàng là các đại lý của Công ty; tham gia các cuộc hội trợ triển lãm được tổ chức trên thị trường EU và thị trường thế giới; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các đại lý trên thị trường EU như hỗ trợ xây dựng gian hàng bán và trưng bày sản phẩm, xuất bản catologe và cung cấp miễn phí cho các đại lý…. May Chiến Thắng cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và kế hoạch để nắm được đặc điểm của thị trường: nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trường EU, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để cải tiến, nâng cao và đa dạng hoá sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU, nhằm đạt được mục đích là tăng khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này.