MỤC LỤC
Các nước DNA có những điểm tương đồng về: điều kiện tự nhiên, xã hội, nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp kém và lạc hậu lại luôn bị phụ thuộc vào các nước lớn ; đi lên xây dựng, phát triển trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế với những chiến lược phát triển kinh tế; tất cả các nước đều rất coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài, coi đây là yếu tố cơ bản bên cạnh. đầu tư trong nước là then chốt..chính những điêm tương đồng trên đã tạo ra những điêtm rất giống nhau trong pháp luật quy định về đầu tư nước ngoài. Một là: Chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chế định pháp luật về đầu tư nước ngoài trên cơ sở định hướng hoạt động đầu tư nước ngoài giữ một vị trí rất quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân, các nước đều gia sức xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn thuhút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Và song song với việc xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.. thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng. Bởi ở những nước có điều kiện tương đương nhau thì ở nước nào có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và thông thoáng hơn sẽ thu hút được sự đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Hơn nữa sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài đảm bảo cho quyền lợi không những cho chính nước sở tại mà cả đối với nhà đầu tư nước ngoài vào nước đó. Nếu như trước đây, việc quy định về đầu tư nước ngoài còn rất ít ỏi, bó hẹp và chỉ được xem là thứ yếu thì hiện nay ở tất cả các nước đều rất chú,. trọng tới việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về đầu tư nước ngoài. một số nước xây dựng riêng một hệ thống pháp luật điều chính về hoạt động đầu tư nước ngoài; ở một số nước lại mở rộng hơn khi quy định về sự bình đẳng về hoạt động đầu tư trong và ngoài nước; bên cạnh đó Chính phủ mỗi nước trên cơ sở những định hướng chiến lược phát triển kinh tế của mình, ban hành những chính sách đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Với những cố gắng này, ASEAN trở thành khu vực có môi trường đầu tư hấp dẫn vào bậc nhất thế giới. Hai là: Các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh theo hướng mở và mang tính cạnh tranh cao. Đây là một đặc điểm không thể phủ nhận trong khi không chỉ các nước trong khu vực ASEAN nhận thấy tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia mà nó là nhu. cầu, đòi hỏi của tất cả các nước đang phát triển khác trên thế giới. Điều này thể hiện rất rừ khi hầu hết cỏc nước đều đặt ra một cỏch trực tiếp hay gián tiếp danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cấm và hạn. chế đầu tư. Trong khi số lượng các lĩnh vực khuyến khích đầu tư ngày càng. được mở rộng hơn cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các lĩnh vực hướng về xuất khẩu và các lĩnh vực phát huy tiềm năng sắn có của mỗi nước.. thì các lĩnh vực hạn chế và cấm đầu tư dần thu nhỏ lại, chỉ quy định với các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng hay các. lính vực mang lại lợi ích công. fe) việc quy định về hình thức đầu tu cũng cho. Khi một nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào một nước để thu lợi nhuận, điều trước tiên cần quan tâm đến là các quy định điều chỉnh về hoạt động đầu tư của họ của pháp luật nước sở tại, xem xét hoạt động đầu tư của mình do luật nào điều chỉnh, có phải là có sẵn một hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh hay là nó áp dụng tương tự như đối với các hoạt động đầu tư trong nước. Một hạn chế của hoạt động đầu tư nước ngoài so với hoạt động đầu tư trong nước là không được đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào ở nước sở tại mà mình cho là sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận nhất (trừ những nước có mức độ tự do hoá các lĩnh vực đầu tư vào lĩnh vực nào ở nước sở tại phải dựa trên các quy định của nước đó; đó là lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cấm hay hạn chế đầu tư.
Đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các yêu cầu như tạo nhiều việc làm, có thể chuyển giao công nghệ, kỹ năng cho công dân Inđônêxia trong thời hạn ngắn nhất và phải bảo vệ thiên nhiên và chất lượng môi trường, phải phục vụ mục đích tăng cường sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. - Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư hướng vào các lĩnh vực sản xuất hàng hoá công nghệ kỹ thuật cao, hàng xuất khẩu, nông lâm ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thiết bị xử lý chất thải, nguyên liệu thuốc kháng sinh, xử lí ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Qua việc xây dung danh mục các lĩnh vực đầu tư, han chế và cấm đầu tư ở mỗi nước trên, cho thấy các nước đều chú trọng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và nhân lực sẵn có trong nước.
Nội dung này được phản ánh ở thượng tầng pháp lý trong luật đầu tư, ở đó người ta cố gắng tạo ra những hình thức pháp lý thoả mãn hai điều kiện cơ bản nhất của đầu tư trực tiếp là có sự dịch chuyển tư bản trên phạm vi quốc tế và chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào việc sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư. Như vậy, để xin giấy phép đầu tư, các phê chuẩn, các thủ tục hành chính cần thiết đối với việc thành lập hoặc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như xin các ưu đãi về tài chính và các khuyến khích đầu tư khác, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần liên hệ với BKPM. Để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn, BKPM đã đơn giản hoá cơ bản thủ tục đầu tư vào tháng 4 — 1985 #, Theo các quy định mới, một loạt các đơn từ, thủ tục và hạn chế đã được giảm bớt, thời hạn xét cấp giấy phép đầu tư được rút ngắn lại; có thể thấy một số sự thay đổi trong thủ tục như.
- Trong | số trường hợp nhất định, nhà đầu tư có thể xin cấp giấy phép đầu tư chính thức ( giấy phép của Chính phủ) và sẽ được nhận trong thời hạn 6 tuần kể từ ngày nộp đơn. - Đối với các dự án ưu tiên , luận chứng kinh tế kĩ thuật khả thi không yêu cầu phải nộp khi xin công văn chấp thuận tạm thời. - Miễn yêu cầu phải cung cấp số liệu về tỷ lệ vay vốn hiên đang có của dự án khi xin phép chính thức của tổng thống.. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có dự định đầu tư vốn Indonexia có thể liên hệ với BKPM để được hướng dẫn về các văn bản pháp luật mới hoặc các thư mục có thể áp dụng đối với lĩnh vực đầu tư mà họ đang xem xét khả năng đầu tư. ở Việt Nam, việc cấp giấy phép đầu tư thực hiện theo một trong hai qui trình. a) Đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với cac dự án có điều kiện :không thuộc nhóm A theo qui định; các dự án có tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80%. trở lên; thuộc lĩnh vực sản xuất có qui mô lớn vốn đầu tư tư 5 triệu USD. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đăng kí cấp giấy phép đầu tư gồm 3 bộ trong đó có 3 bộ gốc cho cơ quan cấp giấy phép đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày làm. việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ , cơ quan cấp giấy phép đầu tư thông báo quyết định chấp nhận đưới hình thức giấy phép đầu tư. b) Thẩm định cấp giấy phép đầu tư: bao gồm các dự án không có điều kiện như các dự án thuộc qui trình đăng kí cấp giấy phép đầu tư.