MỤC LỤC
Những năm gần đừy,Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam , bên cạnh những yếu tố thị trường, giá BĐS tương đối cao so với các nước trong khu vực, cùng với việc cải thiện thủ tục hành chính (phân cấp cho địa phương thẩm quyền về giỏ thuờ đất, thủ tục đất đai..), đồng thời với việc Quốc hội đã ban hành Luật Kinh doanh BĐS, luật về sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Đất đai khiến cho việc tiếp cận đất dễ dàng hơn, diện tích đất giao cũng cao hơn, thời gian dự án ổn định hơn. Hiện nay đã có nhiều dự án đầu tư vào Vũng Tàu như: Dự án trung tâm Hội nghị triển lãm du lịch quốc tế Dragon See - Vũng Tàu tại khu Chí Linh - Cửa Lấp (Thành phố Vũng Tàu), do Tập đoàn Skybridge Intercontinental Development Corporation (Mỹ) làm chủ đầu tư có tổng số vốn đăng ký hơn 900 triệu USD, là dự án có số vốn đăng ký lớn nhất được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao giấy chứng nhận đầu tư.
ĐTNN tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư.
Với việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp ĐTNN trở thành những ”mụ hỡnh mẫu” giới thiệu những kinh nghiệm về áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, kinh doanh thân thiện với môi trường đồng thời cũng tạo áp lực để các công ty trong nước thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường của mình thông qua hoạt động liên doanh hoặc bạn hàng cung cấp đầu vào, các công ty vệ tinh.
Tuy cụng tỏc xỳc tiến đầu tư khụng được quy định rừ ràng như là chức năng của cỏc cơ quan này song ở một chừng mực nào đú cũng cú thể coi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và coi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố và Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp như cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương. Do chức năng chính của Ban quản lý khu chế xuất & khu công nghiệp là điều hành và phát triển hoạt động của khu chế xuất và khu công nghiệp nên hoạt động của hầu hết cỏc phũng ban đều có liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó phòng Quản lý Đầu tư chịu trách nhiệm thu hót đầu tư và cấp giấy phép đầu tư, phòng Quản lý doanh nghiệp thì đảm nhận các hoạt động sau cấp phép, cỏc phũng ban khác tiến hành cấp giấy phép xuất nhập khẩu và giấy phép hoạt động. Xu hướng xúc tiến FDI có trọng điểm hơn, tức là tập trung các nguồn lực phục vụ xúc tiến vào việc thu hút một phân nhánh cụ thể nào đó, điều đó có thể giúp đất nước đạt được các mục tiêu mang tính chiến lược liên quan đến những lĩnh vực như tuyển dụng, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu và sự phát triển gắn kết theo cụm nhóm phù hợp.
Ngoài hai thành phố lớn, việc thu hút đầu tư nước ngoài đã và đang được thực hiện một cách mạnh mẽ tại các tỉnh khác như Đà Nẵng, Phỳ Yờn, Bỡnh Dương, Khánh Hoà, Vĩnh Phỳc, Từn Thuận … Các tỉnh đề ra chính sách chiến lược để thu hút đầu tư nước ngoài như giảm giá thuê đất, loại bỏ nhiều thủ tục phiền hà, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đô thị, xây dựng các công trình như đường giao thông, hoàn thiện hệ thống điện…. Lấy phòng quản lý đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội làm ví dụ, hiện tại chỏ có 6 nhân viên đang làm việc tại đây tuy nhiên văn phòng lại phải đảm nhiệm mọi vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó bao gồm cả thu hót đầu tư lẫn cung cấp dịch vụ sau cấp phép. Hầu hết các Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ nhân viên và đang tích cực tổ chức cỏc lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức đồng thời cử cán bộ ra nước ngoài tham gia cỏc khoỏ học nâng cao trình độ.
Hồi đầu năm, danh mục các dự án này có giá trị vốn 20 tỷ USD, giữa năm lên đến 35 tỷ USD và đến nay danh sách đã cập nhật 50 dự án với tổng số vốn 50 tỷ USD như đề xuất xây dựng một số khu công nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao lĩnh vực điện tử với tổng số vốn 5 tỷ USD của Tập đoàn Foxconn - Đài Loan, dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 được Tập đoàn AES - Mỹ liên doanh với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trị giá 1,4 tỷ USD, v.v. Trong khi đó cũng không thể không kể đến các hoạt động mạnh mẽ của các trung tâm xúc tiến đầu tư tại nước ngoài thông qua các hội nghị, diễn đàn kinh tế để nhằm quảng bá hình ảnh nền kinh tế VN đến các nước bạn và đống thời cũng để cho các nhà đầu tư thấy được những lợi nhuận sẽ đạt được khi đầu tư vào VN. Nặng nề thủ tục hành chính: Mặc dù, chúng ta luôn chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ cho nhà đầu tư, nhưng thực tế thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư vẫn còn quá rườm rà, qua nhiều khâu, nhiều cơ quan và tốn rất nhiều thời gian, công sức của nhà đầu tư.
Nội dung và phương thức tổ chức vận động đầu tư cũn quỏ đơn giản, nặng nề về tuyên truyền pháp luật, chính sách, chưa tập trung vào chương trình vận động các nhà đầu tư tiềm năng theo từng lĩnh vực, đối tác và dự án cụ thể nên hiệu quả còn thấp, địa phương chưa có kinh nghiệm nờn khụng cung cấp được đầy đủ thông tin mà nhà đầu tư quan tâm.
Tuy nhiên nếu thiếu nguồn tài chính đảm bảo thì thành công của chương trình rất khó đạt được nên vấn đề cải tạo ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư cần được quan tâm hơn nữa trong quá trình lập dự thảo sử dụng ngân sách quỗc gia hàng năm.Đồng thời các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng phải tự nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ để bổ sung cho ngân quỹ hoạt động của mình. Trong bối cảnh của cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia thu hót FDI, cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, các văn phòng đại diện cũng như các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương càng phải chú trọng xác định không chỉ các ngành mà cả những hoạt động, những khu vực kinh tế mới. * Sách giới thiệu: Mặc dù hiện nay đó cú một số công cụ hiện đại khác như CD-ROM, Internet nhưng một tập sách giới thiệu mỏng về những hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia có thể cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về tính chuyên nghiệp cũng như các dịch vụ có thể cung cấp.
Quảng cáo trờn cỏc phương tiện truyền thông nước ngoài ( báo chí hay truyền hình) là một công cụ rất có hiệu quả nhằm nâng cao hình ảnh của khu vực, đặc biệt là đối với những giới đầu tư vốn không có được Ên tượng tốt đối với một số địa điểm đầu tư trên thị trường thế giới như Việt Nam. Liên lạc với cá nhân các nhà đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng do các nguồn lực có hạn nên chỉ có thể tiến hành với một số công ty được lùa chọn như các INC Đối với các INC thì việc các quan chức cấp cao của chính phủ như Thủ tướng, Bộ trưởng, Đại sứ … còng tham gia vận động có thể giúp cải thiện mối quan hệ với họ và góp phần rất lớn trong quá trình cải thiện hình ảnh quốc gia trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng khi họ muốn thăm dò thị trường đầu tư. Các đề xuất trên đây đều xuất phát từ những tồn tại trong thực trạng xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, các yêu cầu khách quan của hoạt động xúc tiến đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI mạnh mẽ ở phạm vi quốc tế và trờn cơ sở cừc đinh hướng, quan điểm chung của Nhà nước nhằm cải thiện, nâng cấp hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư trong tương lai.