Đánh giá chi tiết về hoạt động của Ban Nghiên cứu và Phát triển Hạ tầng

MỤC LỤC

ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

Chức năng và nhiệm vụ của Ban

Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện, Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư mà chủ yếu giúp Viện lập kế hoạch, chiến lược. Là công cụ quan trọng để quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư, cũng như thẩm định các quy hoạch có liên quan đến ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Mạng lưới kết cấu hạ tầng gồm nhiều lĩnh vực có thể chia thành kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất (hay kết cấu hạ tầng kinh tế ) và kết cấu hạ tầng xã hội.

-Hệ thống các công trình văn hoá, thể thao khu vui chơi giải trí (cung văn hoá, rạp hat, rạp chiếu bóng, sân vận động, công viên.). - Đội ngũ cán bộ trong Ban có độ tuổi từ 30-50 tuổi - là những người đã tốt nghiệp các trường Đại học, cao học và được Viện cử đi nghiên cứu tại nước ngoài như Hà Lan, Nga…. - Về công tác nghiên cứu khoa hoc: Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Viện, Ban có tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong phạm vi Ban và hàng tháng tổ chức sinh hoạt khoa học theo từng chuyên đề do từng các nhân tổ chức.

- Đối với cá nhân: các cá nhân đã tự kiểm điểm, tập thể Ban đã đánh giá và bình bầu lao động xuất sắc và tiên tiến trong đó có 1 danh hiệu lao động xuất sắc và 5 danh hiệu lao động tiên tiến. - Về công tác đời sống: Xây dựng quỹ phụ cấp Ban và thường xuyên tổ chức tham quan nghỉ mát trong dịp hè và các ngày lễ tết để cải thiện vật chất lẫn tinh thần cho các cán bộ trong Ban. + Mọi cán bộ trong Ban phải nhận thức được trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện các công việc được giao, bám sát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thi hành các công việc của mình.

Bên cạnh đó không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, các cán bộ trong Ban phụ trách ngành nào phải nắm vững tình hình phát triển của ngành,mỗi ngành cần hoàn thiện dữ liệu. Mặt khác các yêu cầu của cấp lại thường rất gấp gáp, nên mặc dù Ban đã quan tâm sát xao song so với các nhiệm vụ chức năng vẫn còn phải có nhiều cố gắng hơn nữa. + Hơn nữa điều kiện đi thực tế của cán bộ trong Ban có hạn, vì vậy điều kiện nghiên cứu các lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị chưa sâu, chưa có điều kiện thực tế.

+ Lực lượng cán bộ còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu phát triển kết cấu hạ tầng nói chung mà mới tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế chưa tập trung nghiên cứu được kết cấu hạ tầng xã hội. Nếu trong một môi trường làm việc có nhiều hạn chế nghĩa là khả năng đóng góp vào thành công của công việc chưa cao và ngược lại. Khoản kinh phí được cấp cho Ban hạn hẹp không thể tránh khỏi những hạn chế của hiệu quả công việc, Do đó một chính sách đãi ngộ về vấn đề kinh phí hợp lý là điều quan trọng cần thực hiện.

Giới thiệu về một nghiệp vụ lựa chọn của Ban nghiên cứư phát triển hạ tầng

Phần thứ nhất: Mục đích, yêu cầu, căn cứ việc lập quy hoạch điều chỉnh phát triển GTVT đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ đến năm 2010. -Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện là thu thập tài liệu điều tra cơ bản về các yếu tố nguồn lực phát triển. + Điều kiện phát triển, những thuận lợi – khó khăn, lợi thế so sánh với các tỉnh khác và xa hơn nữa là có tính cạnh tranh quốc tế.

Xét về điều kiện địa chất, thuỷ văn và vật liệu xây dựng của tỉnh nhận thấy có những thuân lợi và khó khăn cho sự phát triển, xây dựng giao thông. - Vùng trung du và vùng núi có cơ sở nền móng cho xây dựng công trình chắc chắn, có nguồn vật liệu đất đắp tại chỗ rất tốt, là cơ sở để giảm suất đầu tư cho công trình. Đá xây dựng ở Vĩnh Phúc chủ yếu là đá hoa cương(Granit) chỉ tốt cho xây dựng nhà cửa, không phù hợp cho việc xây dựng đường xá.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có các mỏ đá Tân Lập (Lập Thạch), Yên Mỹ (Xuân Hoà - Mê Linh), Minh Quang vàTrung Mỹ (Bình Xuyên). Tất cả mỏ đá này chỉ sản xuất các loại đá thông thường cho xây dựng dân dụng, song chưa có mỏ đá nào có dây chuyền sản xuất vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD) cho xây dựng các lớp móng đường. Năm 1996-1997 mỏ đá Yên Mỹ có dây chuyền sản xuất vật liệu CPĐD cho xây dựng các lớp móng đường song hiện nay cũng không còn, đã chuyển đi nơi khác.

Những năm vừa qua do thiết kế áp dụng loại vật liệu CPĐD nhưng địa bàn tỉnh không có nên nhiều công trình đường các nhà thầu không có biện pháp thích hợp mà lại đưa hỗn hợp cốt liệu đất đá trộn không đúng tiêu chuẩn vào nên ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình và quan tâm xã hội. Đây là đặc điểm đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tăng cao suất đầu tư xây dựng công trình nếu sử dụng CPĐD mua ở tỉnh ngoài. - Hai mặt phía Tây và Nam của tỉnh là 2 con sông lớn (sông Hồng và sông Lô) có tiềm năng lớn cho vận tải thuỷ song lại bất lợi cho công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ.Về mùa lũ các xã ven đê và vùng nhiều hồ đầm bị ngập lụt gây hư hỏng nặng cho hệ thống đường xá.

Đây là một đặc điểm cần đặc biệt quan tâm để định hướng đầu tư một cách chính xác loại hình kết cấu công trình giao thông, chẳng hạn như áp dụng kết cấu mặt đường bê tông, xi măng, gia cố lát mái đường…. -Sau khi hoàn thành Báo cáo nghiên cứu, Ban sẽ gửi Báo cáo cho chủ đầu tư là Sở Ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc để hội thảo, đóng góp ý kiến. Sau khi chỉnh sửa Sở Kế hoạch - đầu tư gửi Báo cáo lên Uỷ Ban nhân dân tỉnh dưới sự chấp nhận của Bộ Giao Thông để thẩm định và phê duyệt.

ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHO GIAI ĐOẠN THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ