MỤC LỤC
Ở Việt Nam, theo tác giả Phạm Quang Anh (1983): “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống cấu trúc và chức năng về mối quan hệ biện chứng và nhất quán giữa xã hội và tự nhiên trên một đơn vị lãnh thổ nhất định đang diễn ra mối tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng tài nguyên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất - năng lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực về kinh tế (giàu có, trung bình, nghèo đói) và cùng với một bậc trạng thái môi trường (ô nhiễm khắc nghiệt, bình thường, và trong sạch, dễ chịu) nhằm thỏa mãn cho bản thân mình về vật chất và nơi sống”[1]. Theo tác giả Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải (1999): “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, chịu sự điều khiển của con người để đạt mục đích lâu bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế), vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ”[12].
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". "Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng; nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lối phát triển ấy đến môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa..), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt).
Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho trồng chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các dữ liệu đã có quản lý trong hệ thống có thể tính toán nhằm đưa ra các kết luận, các quyết định chính xác, kịp thời, đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động.
Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khóa X về chiến lược kinh tế biển, trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất của các nhà khoa học, tỉnh Quảng Trị xác định khu vực từ Gia Đẳng, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong đến thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng có đường đẳng sâu tốt nhất phù hợp với xây dựng cảng biển nước sâu bằng phương pháp cảng đào, đầu tư xây dựng khu kinh tế biển. Liền kề vùng mở cửa cảng nước sâu Mỹ Thuỷ có diện tích đất rộng 40-50 km2 bằng phẳng, có độ cao trên 5 mét không bị ngập lụt, có độ che phủ thực vật tốt chống cát bay, địa chất tốt và dân cư hiện rất thưa thớt nên rất phù hợp để xây dựng các công trình kho bãi, công nghiệp. Trong công tác xoá đói giảm nghèo của xã Hải An, bên cạnh việc chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn hộ nghèo làm ăn, tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất, hiện nay chính quyền xã đang thực hiện chính sách dãn dân nhằm làm giảm sức ép dân số lên tài nguyên đất.
Trong định hướng một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu trong năm 2009, Uỷ ban nhân dân xã Hải An chú trọng phát triển thêm 2 đến 3 trang trại vùng cát phía tây các thôn, đưa tổng diện tích trồng màu hàng năm bình quân đạt 35 ha, và dần dần phát triển chăn nuôi có quy mô theo hướng hàng hoá, nhất là phát triển theo từng địa bàn, từng mô hình. Khái niệm hồ sinh thái: "Hồ sinh thái là hồ chứa nước mang đầy đủ đặc trưng tính chất và tiêu chuẩn của một hồ vừa đủ sạch nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái cảnh quan, mang đến các lợi ích to lớn cho cuộc sống con người như cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra còn là nơi nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, cải tạo vi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường trong lưu vực hồ. (cấp nước, phát triển, nuôi thuỷ sản, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo môi trường, vi khí hậu), phù hợp với hiện tại, không mâu thuẫn với tương lai về hiệu quả kinh tế xã hội môi trường, được quản lý chặt chẽ, vận hành và khai thác đúng quy trình, hiệu quả.
Vai trò của hồ sinh thái đối với khu vực nghiên cứu: Hồ sinh thái đóng vai trò quan trọng đối với vùng cát ven biển như xã Hải An, cụ thể: (i) Điều tiết dòng chảy sông suối: việc xây dựng hồ sinh thái sẽ giúp giảm mức độ ngập lụt, giảm dòng chảy lũ vào mùa mưa, đồng thời duy trì độ ẩm vào mùa ít mưa cho các khu vực xung quanh. (iii) Cải tạo vi khí hậu: khi được xây dựng, hồ giúp tăng độ ẩm không khí vào mùa ít mưa, tạo điều kiện cho sự phát triển của thảm thực vật xung quanh.(iv) Nâng cao mực nước ngầm: khi hồ được hình thành, mực nước ngầm đồng thời cũng được nâng lên tương ứng với mực nước trong hồ, từ đó giúp tạo điều kiện phát triển cho thực vật, tăng khả năng giữ nước mặt khi có mưa, cung cấp thêm lưu lượng duy trì dòng chảy trong mùa ít mưa. • Lựa chọn vị trí xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An Với các mục tiêu và nguyên tắc đã đề ra, kết hợp với định hướng không gian đã tổng hợp và các chính sách phát triển kinh tế xã hội hiện có, khu vực được lựa chọn để xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An là khu vực tiếp giáp với quần cư nông thôn, nằm về phía tây các thôn Tân An Tây và Tân An Đông.
Ngoài ra, những diện tích đất khác không được lựa chọn do những diện tích đó đã được quy hoạch trong các chính sách khác (bãi tắm, cảng biển Mỹ Thuỷ) hoặc được sử dụng cho các mục đích khác (quần cư nông thôn dọc hai bên đường quốc phòng ven biển đã hình thành từ lâu đời, khu vực ưu tiên trồng rừng phòng hộ, khu vực nuôi trồng thuỷ sản, khu vực nghĩa trang nghĩa địa). Vào mùa đông (mùa mưa), hợp phần ao có thể kết hợp giữa nuôi ếch với nuôi cá (cá rô phi, cá trê). + Chuồng: Các chuồng trại được sử dụng để chăn nuôi lợn và gia cầm, trong đó chủ yếu là chăn nuôi lợn vì hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh các hợp phần trên, để phục vụ cho chức năng sinh thái, bảo vệ môi trường, mô hình còn chú trọng xây dựng hệ thống bờ bao và hệ thống hào nước:. - Hệ thống bờ bao: Do vào mùa mưa, khu vực này thường bị ngập, vì vậy, bờ bao bằng cát xây cao bên ngoài có tác dụng ngăn nước lũ ngập vào bên trong. - Hệ thống hào nước, mương thoát nước và ống dẫn nước: hệ thống này được xây dựng bao quanh mô hình. Vào mùa mưa, đặc biệt tháng IX, X, hệ thống làm nhiệm vụ xả nước, giảm bớt ngập lụt. Vào mùa ít mưa, hệ thống có nhiệm vụ dẫn nước tưới cho cây trồng phía trong và giữ độ ẩm cho đất. Hào nước bên ngoài có nhiệm vụ dẫn nước, giảm bớt lượng nước vào mùa lũ, hào nước bên trong có nhiệm vụ giữ ẩm vào mùa ít mưa và tiêu nước vào mùa mưa. Hợp Loại Diện Thời Chi phí đầu tư Năng Tổng Thu Lợi. Giống Phân Công Rừng. Phi lao, tràm. Ao Cá trê Rô phi. a) Hệ thống bờ bao và hào nước. b) Hợp phần Vườn, Rừng. c) Hợp phần Ao, Chuồng.