Cải thiện hoạt động đào tạo để phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội

MỤC LỤC

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Với những chương trình học khác nhau mà doanh nghiệp có thể có những quy định giữ người lao động (chẳng hạn nếu doanh nghiệp cho nhân viên đi học cao học, họ sẽ có ràng buộc nhân viên sau khi đi học phải làm việc cho họ bao nhiêu năm, và điều này sẽ được quy định từ đầu. Đây chính là một việc đầu tư cho nguồn nhân lực). Ở NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thì đào tạo nghiệp vụ là hoạt động thường xuyên nhằm cung cấp, nâng cao, bổ sung những kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, để hoàn thành công việc theo một tiêu chuẩn cụ thể với mức độ từ thấp tới cao nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của NHNo&PTNT đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và phục vụ cho sự phát triển bền vững của NHNo.

Sự cần thiết phải nâng cao trình độ cho người lao động

- Nâng cao ý thức, thái độ làm việc: Người lao động có trình độ cao sẽ có hiểu biết nhất định nên họ sẽ có ý thức cao hơn, cẩn thận giữ gìn máy móc, kỷ luật lao động tốt hơn. Khi ngườilao động được học tập tức là họ đã được coi trọng, ý thức được việc đó, họ có thái độ lao động tích cực, không phá phách công việc chung, không có thái độ bất hợp tác với đồng nghiệp.

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI

Nhiệm vụ, chức năng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội * Nhiệm vụ của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội

+ Kinh doanh ngoại hối: Bảo lãnh, tái bảo lãnh, thanh toán quốc tế, huy động vốn cho vay, mua, bán ngoại tệ, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, của NHNo&PTNT Việt Nam. + Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác gồm thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính tín dụng, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, đại lý cho thuê tài chính, các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. - Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho khách hàng trong nước.

- Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội trong chỉ đạo, kiểm tra chuyên đề toàn chi nhánh và trực tiếp thực hiện tại Hội sở các hoạt động tín dụng, bảo lãnh, mở rộng thị trường, nghiên cứu cải tiến thủ tục cho vay tạo thuận lợi cho khách hàng với mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả. Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tổ chức tiếp dân, đầu mối tiếp nhận đơn thư tố cáo, xác minh đề xuất phương án giải quyết theo quy định của pháp luật. Phải đảm bảo chế độ bảo mật cao cho khách hàng là một yêu cầu rất quan trọng, tuyệt đối không để lộ thông tin cá nhân, số tiền gửi của khách hàng cho người khác khi người muốn tìm hiểu đảm bảo an toàn tiền gửi và giữ uy tín với khách hàng.

- Những nghiệp vụ về hoạt động dịch vụ của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội: Trong cơ chế thị trường, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, hoạt động dịch vụ trong kinh doanh trên thế giới đang chiếm cơ cấu chủ yếu trong kinh doanh thay thế dần nghiệp vụ cho vay truyền thống ( Ngân hàng Mỹ, Anh, Pháp cơ cấu thu trong doanh thu hàng năm chiếm 70-80%), nghiệp vụ cho vay chỉ còn 20-30%. Chi nhánh đã tổ chức và vận động toàn bộ cán bộ công nhân viên thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ bằng mọi hình thức và khả năng có thể, và có hình thức khen thưởng với những người có kết. Cán bộ ngân hàng phải được đào tạo tại các trường lớp kinh tế kỹ thuật chính quy chuyên ngành phù hợp những nghiệp vụ và vị trí tại đây như kế toán – tài chính, ngân hàng, nhân sự…Phải có thời gian tập sự tại ngân hàng, đảm bảo thao tác đầy đủ đúng yêu cầu về từng loại nghiệp vụ, phải có sự hiểu biết về kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế trên địa bàn giao dịch.

- Người lao động phải luôn trau dồi kiến thức, ham học hỏi, nâng cao trình độ để nâng cao chất lựơng sản phẩm dịch vụ, nâng cao doanh thu cũng là đóng góp cho nền kinh tế quốc dân và cho chính thu nhập của bản thân.

Bảng 2.2: Phân chia lao động theo trình độ
Bảng 2.2: Phân chia lao động theo trình độ

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM CẢI TIẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NHNo&PTNT BẮC

Người quản lý có thể kích thích nhân viên chủ động tham gia đào tạo, họ có mong muốn đi học thì mới tham gia đầy đủ, hăng say nghiờn cứu, phải cho họ thấy rừ tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ; Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp nên loại bỏ những người không muốn tham gia đào tạo vì những người từ chối đào tạo là những người từ chối cơ hội việc làm. Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực…Để đo lường các kết quả trên có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra. Phân tích con người là việc xem xét: Liệu có phải những yếu kém của kết quả thực hiện công việc là do sự thiếu hụt những kỹ năng, kiến thức và khả năng của người lao động hay là do những vấn đề liên quan đến động lực làm việc của người lao động, thiết kế công việc không hợp lý…Ai là đối tượng cần phải dược đào tạo, Sự sẵn sang của người lao động đối với hoạt động đào tạo.

Ta thấy, đặc điểm của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội là khách hàng trên địa bàn lớn; các dịch vụ sản phẩm mới đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, kịp thời cho khách hàng; Mức độ cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội là rất khốc liệt, đòi hỏi NHNo Bắc Hà Nội phải có đội ngũ lao động giỏi nghiệp vụ, xử lý tình huống nhanh nhạy – đúng, an toàn tài sản, đồng thời phải biết tiếp xúc ngoại giao phù hợp vừa lòng khách hàng. Ví dụ: bộ phận tín dụng sau khi thẩm định, xem xét sẽ quyết định cho vay, khách hàng sẽ nhận tiền tại bộ phận kế toán – ngân quỹ, như vậy sẽ phải qua nhiều phòng, khi đã thảo luận thì các phòng sẽ quyết định kết hợp làm để tiện cho khách hàng và nhanh chóng cho chính công việc của mình là khi nhận được quyết định cho vay thì cán bộ ngân quỹ sẽ phải có người chi ngay cho khách hàng, cán bộ phải được thảo luận để hiểu rừ những gỡ mỡnh đó học và người đồng nghiệp học để có sự kết hợp nhuần nhuyễn. Việc bố trí hợp lý giúp người lao động rút ngắn thời gian hoà nhập vào cuộc sống lao động tại doanh nghiệp, nhanh chóng làm quen với môi trường lao động, có ảnh hưởng tích cực tới đạo đức và hành vi của họ, góp phần lôi cuốn họ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.Việc bố trí hợp lý, có định hướng hiệu quả, số người thôi việc, di chuyển cũng giảm, số người bị sa thải cũng giảm từ đó giảm những chi phí liên quan.

TTĐT quản lý, có các cán bộ thực hiện công việc trong lĩnh vực như quản lý khoa học, quan hệ quốc tế, dự án…Giám đốc đơn vị thực hiện quản lý đào tạo như hiện nay nhưng cần phải đổi mới, cải tiến phương pháp, quy trình quản lý, giao cụ thể cho 1 người phụ trách việc này và tránh thay đổi nhân sự nhiều. - Xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao: Bên cạnh việc tìm kiếm, chọn lọc để có đội ngũ giảng viên bên ngoài tin cậy, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên kiêm chức cần có chủ trương và kế hoạch xây dựng lực lượng giảng viên chuyên nghiệp của NHNo từ số giảng viên kiêm chức.

BẢNG 3.1: KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NĂM 2008
BẢNG 3.1: KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NĂM 2008