MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt các biến số về chi phí, và dựa theo phương thức xuất khẩu doanh nghiệp cần có chính sách giá phù hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc và gia tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu. Bên cạnh hoạt động quảng cáo với các hình thức qua báo trí, tạp trí, tivi, internet… thì các doanh nghiệp xuất khẩu cần tham gia vào các hội trợ, triển lãm thương mại và các hôi chợ, triển lãm chuyên ngành quốc tế nhằm thúc đẩy quảng cáo đưa thông tin về các mặt hàng đến với khách hàng.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển đầy khó khăn với sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo, công nhân viên trong Công ty mà hiện nay Công ty cổ phẩn sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt đã xây dựng được một mô hình Công ty hiện đại, ngày càng phát triển và phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Một nhân tố gây ảnh hưởng rất lớn cho công ty Long Đạt đó là thiếu nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty chủ yếu là do nhập khẩu và gom hàng nhỏ lẻ trong nước vì thế nguyên vật liệu đầu vào không ổn định gây khó khăn cho công ty khi có những đơn đặt hàng lớn. Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt là một Công ty có vốn cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp là do các cổ đông đóng góp vì thế tiềm lực tài chính của Công ty chưa cao, quy mô còn nhỏ điều đó gây trở ngại cho công ty khi đầu tư cho hoạt động sản xuất mở rộng quy mô để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Đối với tất cả các lại đồ gỗ, kể cả gỗ dán cho các nhà nhập khẩu Hàn Quốc, các nhà nhập khẩu Hàn Quốc rất quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích cho người sử dụng vì vậy các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, chứ không nên chỉ đơn thuần vào tập trung vào việc làm hàng giá rẻ.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2009 tăng lên đáng kế nhưng đến năm 2010 do sự xuất hiện của các doanh nghiệp trẻ, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn và ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu, nguồn hàng không ổn định nên tổng giá trị xuất khẩu của Công ty đã có dấu hiệu giảm đi. Hơn nữa do Công ty có quy mô nhỏ, môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp, chế độ ưư đãi cho cán bộ công nhân viên trong Công ty còn nhiều hạn chế vì vậy Công ty đã gặp phải tình trạng nhảy việc của nhân viên, một số nhân viên có trình độ cao, có kinh nghiệm đã bỏ việc điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh sự cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam trong công tác thu mua nguyên vật liệu sản xuất và cùng xuất khấu sang thị trường Hàn Quốc như công ty cổ phần tổng hợp gỗ Tân Mai, công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành, công ty tổng hợp và chế biến gỗ Đồng Nai..thì trên thị trường Hàn Quốc mặt hàng gỗ dán của công ty còn chịu sự cạnh tranh của Malaysia.
Giám đốc công ty nhận thấy nhân lực chính là nguồn lực quan trọng nhất góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy công ty luôn chú trọng đến sức khoẻ người lao đông, quan tâm đến đới sống vật chất và tinh thần của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty, luôn tạo cho nhân viên trong công ty có được một môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt nhất. + Chính sách sản phẩm: Công ty đưa ra các giải pháp trong khâu sản xuất, chất lượng và chủng loại… Công ty đã có những chính sách nhằm ủng hộ chủ trương trồng rừng phủ xanh đồi trọc của chính phủ, giúp nhân dân trồng rừng bằng việc hỗ trợ cây giống, phân bón và khai thác rừng hiệu quả nhằm thu được sản lượng gỗ cao giúp duy trì nguồn nguyên vật liệu cho hoạt động xuất khẩu của công ty. + Chính sách xúc tiến thương mại: Công ty tìm kiếm và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế tại nước ngoài, các hội chợ thương mại quốc tế tại Việt Nam, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ công thương và Cục xúc tiến tổ chức, áp dụng một số các chương trình quảng cáo qua tivi, báo chí, internet … để thúc đẩy giới thiệu, quảng cáo mặt hàng xuất khẩu với thị trường xuất khẩu.
Vấn đề hiện nay là Doanh nghiệp phải làm tốt công tác dự báo nhu cầu và tình hình giá cả của thị trường, tạo được nguồn hàng cung cấp ổn định, đảm bảo chất lượng các sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường Hàn Quốc khó tính và đảm bảo có thể cạnh tranh về chất lượng đối với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút lực lượng lao động tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tranh thủ công nghệ, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước đã sử dụng nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ như: đào tạo nông lâm ngiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khuyến khích nhân dân thực hiện công tác trồng và bảo vệ rừng, nghiêm cấm chặt phá, khai thác rừng bừa bãi…Các chính sách đã góp phần làm giảm khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong công tác tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất, kich thích xuất khẩu.
Công ty có thể tiến hành đồng bộ một số giải pháp về phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, áp dụng thương mại điện tử…thông qua các mối quan hệ sẵn có để nắm bắt xu hướng sử dụng đồ gỗ trong trang trí nhà cửa, nội thất văn phòng…tại thị trường Hàn quốc, tìm kiếm khách hàng, đối tác kinh doanh, hợp đồng xuất khẩu, đưa ra chiến lược kinh doanh mặt hàng gỗ dán trong thời gian tới.
- Trang bị cho cán bộ nghiệp vụ các hiểu biết về đặc điểm của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là về văn hoá, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, tuân thủ các nguyên tắc cũng như thông lệ quốc tế, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất có thể cho hoạt động xuất khẩu của Công ty. - Hệ thống văn bản pháp lý: Các quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các công ty xuất nhập khẩu, tránh tình trạng khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đó nhưng lại không khuyến khích sản xuất mặt hàng đó. Đó là việc áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu miễn giảm thuế đối với các nhà xuất khẩu khi nhập nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu cũng như khi xuất sản phẩm ra nước ngoài… các nhà xuất khẩu được hưởng giá ưu đãi các đầu vào của quá trình sản xuất như điện, nước, thông tin liên lạc.
Trong điều kiện hiện nay Công ty cần sự giúp đỡ của Nhà nước trong việc nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, giới thiệu, tổ chức hội nghị, Tổ chức tham gia các hoạt động hội trợ, triển làm trong và ngoài nước nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và học hỏi kinh nghiệm đối tác.