Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010

MỤC LỤC

Vai trò của vốn với qúa trình phát triển kinh tế

Vốn cấp phát thuộc NSNN được sử dụng để đầu tư theo kế hoạch nhà nước đối với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các dự án xây dựng công trình văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng, quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng và các dự án trọng điểm của nhà nước do chính phủ quyết định mà không có khả năng trực tiếp thu hối vốn. Nếu ngành ngân hàng có chính sách phù hợp như đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất, mở rộng đầu tư vốn tới tất cả các thành phần kinh tế, đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng phát triển, có lợi thế cạnh tranh, sẽ góp phần khai thác tiềm năng kinh tế, tận dụng sức lao động xã hội, nâng cao hiệu qủa sử dụng đất đai, mặt nước nhằm tăng thêm của cải, vật chất, góp phần tăng trưởng kinh tế và gia tăng xuất khẩu để mang ngoại tệ về cho xã hội.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn

Bởi các doanh nghiệp luôn có nhu cầu đầu tư để mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Nếu tỷ số thu ngân sách trên vốn đầu tư của khu vực nào cao hơn chứng tỏ khu vực đó đóng góp nhiều hơn cho NSNN từ 1 đơn vị vốn đầu tư và chứng tỏ khu vực này hoạt động hiệu qủa hơn xét trên phửụng dieọn taờng nguoàn thu cho NSNN.

Kinh tế biển Bình Thuận – Vai trò và sự phát triển

  • Vai trò và sự phát triển kinh tế biển Bình Thuận

    Ngoài ra, trên vùng biển Bình Thuận qua thăm dò, khảo sát đã phát hiện một số mỏ có dầu và khí như : Rạng Đông, Ru Bi, Sư tư đen, Sư tử trắng, Emeraldtheo, đồng thời vùng biển Bình Thuận còn nằm gần khu vực khai thác dầu khí lớn nhất nước ta hiện nay nên có nhiều triển vọng để trở thành một cơ sở hậu cần quan trọng cho ngành hải sản và dầu khí. Bên cạnh các khách sạn, nhà nghỉ, các nhà hàng, có 25 điểm vui chơi giải trí có lượng khách du lịch thường xuyên đến tham quan và một sân golf 18 lỗ có diện tích 65 ha, các điểm du lịch có trò chơi trên biển, nhà hàng, vũ trường… tuy nhiên các dịch vụ nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa được quy hoạch phát triển và đầu tư tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh.

    Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận

      Sau khi trải qua ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính - tiền tệ và khi Bình Thuận áp dụng các chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đến năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 15/01/1998 của Tỉnh Uûy Bình Thuận; Từ năm 2000 đến năm 2004 tình hình thu hút đầu tư nước ngoài đã đạt được nhiều thành công nhất định, các dự án này không chỉ tập trung ở Phan Thiết mà đã có các dự án đầu tư vào các huyện trong tỉnh với 22 dự án, tổng số vốn đầu tư đạt đến 83,3603 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA là 60.965,02 ngàn USD chủ yếu được tập trung cho các công trình hạ tầng cơ sở như: điện, nước, đường giao thông nông thôn, các dự án phát triển y tế, văn hoá , giáo dục chỉ có một dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế biển đó là dự án xây dựng Cảng cá Phan Thiết với số vốn đầu tư là 7.100 ngàn USD do tổ chức ADB tài trợ được thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002.

      Bảng 2.1       CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN
      Bảng 2.1 CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN

      Đánh giá chung công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận thời gian qua

      Trong đó, một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa có vốn để thanh toán như tuyến đường Lương Sơn – Suối Nước, đường Thuận Qúy – Tân Thành, Đường Mũi Né – Hòa Thắng (kế hoạch vốn đầu tư là 127,38 tỷ đồng, thực hiện 61,798 tỷ đồng chiến 48,51%) và một số công trình do thiếu vốn đã phải kéo dài thời gian thi công như Khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải, Khu công nghiệp chế biến hải sản Nam Phan Thiết. - Các dự án đầu tư vào du lịch thì nhiều, nhưng số dự án đã đi vào hoạt động và đang tiến hành xây dựng cơ sở vật chất chỉ chiếm 37,07% trong tổng các dự án đã được cấp phép đầu tư, đa số các dự án tập trung chủ yếu ở Thành phố Phan Thiết và các khu vực lân cận, chưa đầu tư để khai thác tiềm năng còn rất lớn ở các khu du lịch đã được quy hoạch ở các huyện; chưa có các dự án đầu tư các cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn, kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng với các loại hình vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại để hấp dẫn du khách, tăng thời gian lưu trú và tăng doanh thu cho ngành du lịch địa phương; chưa quan tâm đến việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch dã ngoại có suất đầu tư thấp, phù hợp với các nhà đầu tư địa phương để góp phần giải quyết hài hoà lợi ích của cư dân bản địa trong quá trình phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch theo quy mô đầu tư.

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN 2006-2010

      Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế biển

      Từng bước xây dựng đô thị, vùng ven biển và hải đảo có cơ sở hạ tầng và trình độ sản xuất phát triển. - Diện tích nuôi t.sản nước ngọt - Sản lượng thủy sản nước ngọt -Sản lượng tôm giống.

      Những định hướng cơ bản phát triển kinh tế biển đến năm 2010

        Khẩn trương quy hoạch và đầu tư các cơ sở đóng, sửa tàu thuyền, có biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, hạn chế tàu thuyền có công xuất nhỏ, đánh bắt hải sản ven bờ, gắn với quy hoạch, sắp xếp các bãi neo đậu, đảm bảo mỹ quan phát triển du lịch ven biển. Xây dựng các tuyến giao thông ven biển cần lưu ý đến môi trường đầu tư phát triển kinh doanh các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ, khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, ngoài ra phải tính đến tác động phục vụ xã hội, chính trị, văn hóa, quốc phòng.

        Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận giai đoạn 2006-2010

        Để hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế biển đến năm 2010, đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần phải tập trung huy động và sử dụng hiệu qủa một lượng lớn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau với những phương thức đa dạng và linh hoạt. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đòi hỏi các ngành, các cấp và người dân Bình Thuận phải biết kết hợp một cách đồng bộ các giải pháp mang tính vĩ mô của Chính phủ và các giải pháp của địa phương nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn cho đầu tư một cách hiệu qủa nhất theo định hướng đã đề ra.

        Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận

        • Các giải pháp vĩ mô
          • Các giải pháp của địa phương nhằm huy động vốn đầu tư phát triển kinh teỏ bieồn cuỷa Tổnh

            Hoàn thiện chính sách lãi suất trong điều kiện nền kinh tế có sự hội nhập về kinh tế và tài chính vào khu vực theo hướng thị trường, tiến tới có thể thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất, xóa bỏ chính sách lãi suất cơ bản và quản lý biên độ đối với lãi suất cho vay dài hạn đồng nội tệ, lấy quan hệ cung cầu về vốn để quyết định lãi suất kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất trên thị trường trong nước với lãi suất trên thị trường các nước trong khu vực cũng như trên thế giới để mở rộng phạm vi điều tiết vốn của thị trường tài chính Việt Nam. Để có thể tranh thủ được nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, địa phương cần phải làm tốt các công tác quy hoạch cụ thể ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế, trình Chính phủ xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn NSTW và từ các chương trình Chính phủ như: chương trình giống và nuôi trồng thủy sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ, chương trình Biển Đông- Hải đảo để đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá các cảng cá Phan Thiết, Phan Rí Cửa (Tuy Phong), Lagi (Hàm Tân) và Phú Qúy; Hệ thống đường giao thông, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho phát triển kinh tế biển. Trong đó, ưu tiên cho vay vốn đầu tư đối với các dự án thuộc ngành Thủy sản như các dự án chuyển đổi cơ cấu thuyền nghề khai thác hải sản theo hướng công suất lớn, trang bị hiện đại, khai thác xa bờ; các dự án đầu tư tàu thuyền dịch vụ hậu cần trên biển, các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến bảo quản sản phẩm sau khai thác, các dự án đổi mới công nghệ chế biến hải sản, các dự án nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp có quy mô lớn và các dự án thuộc ngành Du lịch ven biển như các dự án xây dựng các khu vui chơi, giải trí ven biển, các trung tâm thương mại, dịch vụ phục vụ khách du lịch.