MỤC LỤC
Trẻ điều trị ngoại trú chiếm tỷ lệ cao do phần lớn trẻ tới khám bị bệnh tim bẩm sinh nhẹ mà trên lâm sàng không có các triệu chứng hoặc ít biểu hiện triệu chứng sẽ không cần điều trị ngay cả khi trẻ đến tuổi đi học. Riêng năm 2021-2022 tỷ lệ bệnh nhi nội trú giảm chỉ còn dưới 10% đặc biệt là năm 2021, điều đó là do các quy định phòng dịch của các bệnh viện, hạn chế tối đa bệnh nhi nằm viện để phòng lây lan bệnh dịch và cắt giảm một phần không gian tập trung điều trị cho các bệnh nhi Covid. - Một nội dung khác đó là, bệnh nhi DTBST điều trị nội trú do bệnh viện tuyến dưới chuyển lên có chẩn đoán đúng chiếm 63,87%; trong khi chẩn đoán đúng từ cơ sở tư nhân chỉ chẩn đoán đúng là 5,26%.
Có sự khác nhau đó là do sau quãng thời gian 2 năm dịch bệnh, các bệnh nhi không được tới bệnh viện khám kịp thời do ảnh hưởng của các lệnh giãn cách, do đó tuổi phát hiện bệnh có xu hướng tăng. So với nhóm bệnh nhi điều trị nội trú tỷ lệ bệnh nhi có xu hướng dịch chuyển về các nhóm tuổi lớn hơn, điều này cũng dễ hiểu vì tuổi trung bình chẩn đoán bệnh của nhóm ngoại trú cao hơn so với nhóm bệnh nhi nội trú. - Nhóm bệnh nhi nội trú: Trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nhi nội trú có 16% thuộc các quận nội thành của TP.HCM, còn lại 84% bệnh nhi thuộc các huyện ngoại thành và thuộc các tỉnh/thành khác.
* Về phân bố bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo tình trạng bệnh Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong số các bệnh nhi điều trị nội trú trong tình trạng cấp cứu chiếm 21,78%, còn lại 78,22% bệnh nhi không trong tình trạng cấp cứu. Đây là một năm rất đặc biệt như đã nói ở trên, số lượng bệnh nhi DTBST khám và điều trị thấp hơn các năm khác nên đa phân bệnh nhi nhập viện đều có biểu hiện nặng được minh chứng qua tỉ lệ cấp cứu lên đến 30,13% cao nhất trong các năm;. - Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo số ngày nằm điều trị trung bình: Tại bệnh viện Nhi đồng 2 đã phân bố số bệnh nhi DTBST thành hai nhúm chiếm tỉ lệ lớn rừ rệt: là nhúm cú thời gian điều trị dưới 10 ngày (do đa phần là các bệnh DTBST thông thường) và nhóm có thời gian trên 20 ngày (đại đa số các ca cấp cứu đều có thời gian nằm trên 20 ngày, bởi những trường hợp này thường cần nhiều kỹ thuật chuyên môn hơn, mất nhiều thời gian hơn trong quá trình điều trị).
Các bệnh nhi đến khám muộn hoặc không có chỉ định điều trị phẫu thuật chủ yếu được theo dừi, điều trị nội khoa để điều trị và dự phũng cỏc biến chứng do bệnh tim bẩm sinh gây ra, cải thiện chất lượng sống của trẻ đo dó trong nghiên cứu số bệnh nhi điều trị bệnh đỡ là đa số (86,53%). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ này chỉ là 1,84% rất thấp, tìm hiểu sâu thì một số lý do muốn chuyển viện là có người quen làm trong bệnh viện nào đó; hoặc do điều kiện đi lại khó khăn chuyển đến bệnh viện gần hơn; một số ít muốn chuyển ra bệnh viện Nhi đồng 1. Nếu so sánh tỉ lệ tử vong của bệnh viện sẽ thấp hơn so với một số nghiên cứu về kết quả điều trị phẫu thuật như nghiên cứu của Pawade và cộng sự báo cáo về một loạt 60 bệnh nhi nhẹ cân đã trải qua phẫu thuật vì các khuyết tật tim bẩm sinh khác nhau, với tỷ lệ tử vong sớm là 16,5% và tỷ lệ tử vong muộn là.
Để có sự thống nhất, lãnh đạo, chỉ huy chỉ đạo và hoạt động một cách thông suốt thì ngoài 29 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng bệnh viện đã tổ chức 10 phòng chức năng và Hội đồng tư vấn chuyên môn để tham mưu, giúp việc, tư vấn cho Ban Giám đốc để chỉ đạo, hướng dẫn mọi hoạt động của bệnh viện được nhịp nhàng, thông suốt. Mặc dù cơ cấu thành phần chưa có sự cân đối Theo thông tư 08 tuy nhiên mỗi bệnh viện chuyên khoa đều mang tính đặc thù, mỗi bệnh viện đều có thế mạnh riêng đồng thời cho thấy xu thế phát triển của bệnh viện và ngành Y hiện nay ngoài việc công tác khám chữa bệnh cần chú trọng công tác phục vụ người bệnh. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, việc khám chữa bệnh và quản lí điều trị bệnh nhi DTBST tại bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn do một phần thiếu nhân lực y tế nhất là các bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu: Thiếu nguồn nhân lực như: y tá (hồi sức tim mạch, hoặc khoa tim mạch); kỹ thuật viên; bác sĩ gây mê tim; chuyên gia hình ảnh tim; bác sĩ tim mạch nhi (BV có khoảng 50 người) và bác sĩ phẫu thuật tim nhi (khoảng 20 người) [53].
Hoạt động khám chữa bệnh cho các đối tượng DTBST luôn nhận được sự quan tâm, chỉ huy, chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện và hoạt động khám chữa bệnh DTBST luôn có sự tham gia của các lực lượng chuyên môn và phục vụ công tác chuyên môn. Tuy nhiên trong nhưng năm gần đây, khoa học công nghệ và công nghệ thông tin đang bùng nổ đã và đang được ứng dụng (phần mềm quản lí khám bệnh điều trị, dây chuyền vận chuyển xét nghiệm…) vào quy trình khám bệnh nên tiết kiệm công, sức lao động làm giảm số nhân viên y tế so với trước kia. Khoa Khám bệnh có tính đặc thù nên số lượng thành phần khác chiểm chủ yếu. Bời vì đây là nơi quản lí đầu vào, và đầu ra của các đối tượng điều trị ngoại trú nên cần các thành phần khác như, bộ phân tiếp đón, bộ phận bảo hiểm, bộ phận trả kết quả, bộ phận thành toán, bộ phận cấp thuốc…) Có thể nói, phòng khám như bộ mặt của bệnh viện. Xuất phát từ thực tiễn nhu cầu khám chữa bệnh là rất lớn nên kéo theo đó là nhu cầu xét nghiệm cũng phải tăng theo trong đó có các xét nghiệm thường quy cũng tăng lên nhanh chóng (xét nghiệm huyết học, vi sinh và sinh hóa) đòi hòi nhu cầu điều dưỡng rất cao so với yêu cầu [8], [28].
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2 đã xây dựng được một số quy trình: Quy trình quản lý người bệnh có bệnh lý tim mạch; Quy trình hoạt động khoa Phẫu thuật hồi sức tích cực tim mạch lồng ngực; Quy trình thông tim; Quy trình quản lý người bệnh phẫu thuật tim hở. Là một trung tâm chẩn đoán điều trị nhi khoa lớn của cả nước với rất nhiều mặt bệnh, bệnh viện Nhi đồng 2 đã trang bị nhiều trang thiết bị để phục vụ khám chẩn đoán các bệnh nhi nhi nói chung và bệnh nhi nhi mắc DTBST nói riêng. * Các trang thiết bị phục vụ hoạt động hồi sức tích cực: là rất quan trong nhằm cứu sống tính mạng bệnh nhi nhi mắc DTBST trong cấp cứu với DTTBS là 21,78% tổng số trường hợp điều trị nội trỳ hoặc theo dừi bệnh nhi nhi mắc DTBST trước, trong và sau phẫu thuật.
Theo phân bố điều trị theo nhóm tuổi thì nhóm bệnh nhi mắc DTBST dưới 1 tháng tuổi chiếm 19,87% chiếm vị trí thứ 2 theo phân bố nhóm tuổi điều trị nội trú thì việc trang bị các lồng ấp (35 chiếc) là rất cần thiết để sửa dụng cho nhiều tình huống nhất là đối với các trẻ sinh non. Ngoài một số trang thiết bị đã phân tích ở trên một số trang bị dung phẫu thuật tim 2 bộ đang hoạt động tốt; máy ECMO hỗ trợ tuần hoàn tim; máy hạ thân nhiệt; máy tạo nhịp ngoài cơ thể; máu lọc máu; máu truyền máu, máy lọc máu hoàn hồi… Các trang thiết bị này đều hoạt động rất tốt và là nhưng tiến bộ của y học nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phẫu thuật tim hoặc thông tim can thiệp [3], [17]. Các trang thiết bị gồm: các loại đèn (đèn khe khám mắt, đèn soi đáy mắt, đèn chiếu vàng da, đèn sưởi ấm,…), máy xét nghiệm (máy cắt mô, máy cấy máu tự động, máy chưng cách thủy, máy đo khí điện giải, máy đo khí máu…) các trang thiết bị này đều ở trạng thái hoạt động tốt.