Trò chơi hiệp sĩ trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra

MỤC LỤC

TRề CHƠI HIỆP SĨ (Xem bảng 1 : Trò chơi hiệp sĩ)

Luật chơi

    Và việc chiến đấu để lập những chiến công hiển hách của một hiệp sĩ cũng còn nhằm mục đích làm rạng danh tên tuổi của tình nương, nhằm phụng sự nàng. Theo đó giám mã phải luôn giữ bổn phận của một người đầy tớ: trung thành, tận tụy phục tùng, biết phép lịch sự để không làm ảnh hưởng đến thanh danh của chủ, giúp đỡ chủ trong những tình huống nguy hiểm hoặc khi được chủ cho phép.

    Người tham gia trò chơi

      Tập thể ấy bao gồm từ những người chủ động tham gia, góp phần vào việc tổ chức trò chơi như: chủ quán trọ (trong vai quan trấn thành); Đôrôtêa, cha xứ và bác phó cạo (trong chuyện công chúa bị nạn cầu cứu); con gái chủ quán và người hầu (trong vai tiểu thư xinh đẹp); cậu tú Xanxơn Caraxcô (trong vai hiệp sĩ thách đấu); ông bà công tước và người hầu trong lâu đài; các hiệp sĩ và quý tộc ở Barxôlena, Altixôđôra (trong vai cô gái xinh đẹp si mê hiệp sĩ). Ông bà công tước một mặt đón rước chàng, phục vụ chàng như một hiệp sĩ cao quý, mặt khác lại bày ra đủ trò làm cho chàng khốn khổ, điêu đứng; một mặt họ phong cho Xantrô Panxa làm thống đốc một "hòn đảo" mặt khác đấy lại là một thị trấn, họ theo dừi từng hành động của chàng để chờ đợi những điều nực cười và khi muốn chấm dứt trò chơi thống đốc họ tạo ra một cuộc tập kích giả và làm cho Xantrô Panxa bị một trận nhừ tử.

      Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 1. Không gian của trò chơi hiệp sĩ

        Cervantes với ý thức về hiện thực sâu sắc: "tôi thai nghén nó (tác phẩm Đôn Kihôtê) trong một nhà tù nơi trú ngụ của mọi bất tiện và những âm thanh buồn thảm" chắc chắn không chỉ ám chỉ nhà tù Xêvil (1602) mà còn rộng lớn hơn. Theo khảo sát của chúng tôi dù cho các trò chơi diễn ra ở những địa điểm khác nhau, đặc trưng cho từng kiểu loại hoạt động thì cũng đều tập trung ở 6 địa điểm lớn: quán trọ, đường đi, lâu đài, thành phố Barxôlena, thị trấn Baratariô, núi Môrêna (chiếm 96%). Nhưng khi theo dừi tỏc phẩm ta cú cảm tưởng như đó là thời gian của cả một đời người, từ lúc Đôn Kihôtê ra đi để thực hiện lý tưởng cứu khốn phò nguy, trải qua rất nhiều thăng trầm đến lúc trở về nhà ốm và chết.

        Cách xây dựng thời gian tổ chức trò chơi như vậy vừa mang tinh thần của lễ hội Carnaval: lễ hội kéo dài suốt cả năm, hết lễ hội này đến lễ hội khác, hết trò diễn này đến trò diễn khác cứ kéo dài như bất tận nhưng cũng có lúc tạm ngừng nghỉ; vừa cho ta có cái nhìn sâu sắc về một con người, một thời đại, thời gian cuộc đời được đặt trong mối liên hệ với không gian thế giới. Thông qua việc tìm hiểu luật chơi, người tham gia trò chơi, không gian và thời gian tổ chức của trò chơi, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về trò chơi hiệp sĩ. Lý tưởng của Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa là cao đẹp, tiến bộ, mục đích hành động là phù hợp với lý tưởng nhưng phương thức hành động theo kiểu những hiệp sĩ thuở trước là một phương thức lỗi thời.

        CÁC TRề CHƠI LỒNG GHẫP

        Trò chơi mục ca

          Tuy nhiên có người thì do yêu mà chưa được đáp lại (Antôni) có người do đem lòng yêu mà không được đáp lại (Grixôxtômô), cũng có người bị phụ bạc (Carđêniô, Đôrôtêa), lại có người tưởng tượng bị tình nương hắt hủi (Đôn Kihôtê), người lại muốn phục hồi cuộc sống điền viên thuở trước. Bao trùm lên họ là nỗi đau buồn, bi ai: Antôni vừa hi vọng vừa thất vọng Grixôxtômô đau khổ đến chết, Carđêniô, Luxinđa, Đôrôtêa, Đôn Phernanđô bị nỗi ghen tuông, giận hờn giày vò, Đôn Kihôtê cũng tự hành xác để chứng tỏ tình yêu. Sự phân tách các nhân vật của trũ chơi mục ca về mặt ý thức tham gia trũ chơi khụng rừ ràng, đậm nột như ở trò chơi hiệp sĩ nhưng chúng tôi cũng tạm chia họ thành hai nhóm: tham gia với ý thức sống và tham gia với ý thức chơi.

          Họ khoác áo mục phu chẳng phải vì một nỗi đau, nỗi bất hạnh nào do tình yêu mang lại, đơn giản chỉ vì họ muốn phục hồi cuộc sống điền viên thuở trước, muốn sống trong thế giới ấy trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài những người này ra, các nhân vật còn lại đều là những người tham gia với ý thức sống, có thể họ chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết mục ca nhưng mọi hành động của họ đều thể hiện ý thức sống trong trò chơi, trong suy nghĩ của họ không khi nào nghĩ rằng mình đang chơi. Chỉ đến khi bị hiệp sĩ Trăng sáng đánh bại, buộc phải quay về nhà một năm chàng mới nghĩ tới việc sắm vai mục phu sống một cuộc đời ẩn dật, lúc đó thế giới mục ca và thế giới hiệp sĩ trong ý thức của Đôn Kihôtê mới tách rời, không chồng xếp lên nhau.

          Trò chơi bợm nghịch

            Bởi vậy tiểu thuyết bợm nghịch đặc biệt phát triển trong thời gian này với những tác phẩm nổi tiếng như: Lazarilô ở Tormơ (khuyết danh), Guyxman ở Anpharas (của Matêơ Alêman), Đông Pablơt ở Xêgôvi (của Kêyêđô). Nếu các anh chàng bợm nghịch hành động không lý tưởng thì bi kịch của Đôn Kihôtê lại là lý tưởng mâu thuẫn với hiện thực xã hội, lý tưởng chẳng thể hiện thực hóa vì phương thức hành động đã lỗi thời. Nhà quý tộc nghèo Alônxô Kihana đã "tự làm nên chính mình" khi biến mình thành chàng hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra trứ danh nhưng ở cuối tác phẩm chàng lại trở lại là chính Alônxô Kihana nhân hậu.

            Như trên đã nói cách ứng xử của họ với trò chơi hiệp sĩ mà cụ thể là với Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa hoàn toàn khác cách ứng xử của các nhân vật mục ca và ngược lại thái độ của Đôn Kihôtê với các anh chàng picarô cũng không giống thái độ giành cho các mục đồng. Trong vai quan trấn thành, chủ quán trọ đã làm lễ tấn phong hiệp sĩ cho Đôn Kihôtê một cách rất khôi hài: "Chủ quán vội vã đi lấy cuốn sổ ghi tiền rơm và lúa mạch bán cho đám lái la… rồi lẩm nhẩm đọc trong cuốn sổ như thể ta cầu kinh, hắn vung tay dùng sống gươm nện hai nhát khá mạnh vào gáy và lưng Đôn Kihôtê, mồm vẫn lẩm nhẩm" (I, 3). Họ không chấp nhận những hành động lỗi thời đi ngược về quá khứ của Đôn Kihôtê, không chấp nhận cung cách cư xử cầu kì, xa rời thực tế của chàng, nhưng điều đáng buồn họ không nhận ra và vì vậy họ cười nhạo, tung hê cả lý tưởng tốt đẹp của chàng hiệp sĩ.

            PHẦN KẾT LUẬN

            Kết lại vấn đề

            Với tinh thần của lễ hội Carnaval, với cảm quan hậu kì Phục hưng coi cuộc đời là một hí trường và tất cả mọi người đều đang sắm vai, tác phẩm Đôn Kihôtê đã được xây dựng trên thủ pháp trò chơi. Ba trò chơi này đã tạo nên sự gắn kết giữa các nhân vật, liên kết các mạch chuyện nhỏ thành một kết cấu hoàn chỉnh xoay quanh một cảm quan chung. Thông qua việc phân tích mỗi trò chơi, chúng tôi đã cố gắng chỉ ra đặc điểm riêng của từng loại: về luật chơi (cở sở, nội dung), người tham gia trò chơi (là ai, đặc điểm, hành động, ý thức tham gia trò chơi), không gian và thời gian tổ chức trò chơi; phân tích mối liên hệ giữa các trò chơi trong một chỉnh thể để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của tác phẩm, từ đó có những phát hiện thú vị về ý thức của người tham gia trò chơi.

            Chúng tôi cũng hiểu thêm rằng thủ pháp trò chơi là một nét dị biệt nhằm bảo tồn tác phẩm Đôn Kihôtê trước sóng gió thời gian. Bằng ba trò lớn đó, Carvantes đã khai tử cho những yếu tố lỗi thời của tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu thuyết mục ca, tiểu thuyết bợm nghịch, kết tinh những gì là tinh túy của ba loại tiểu thuyết đó để khai sinh ra cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của thế giới. Đặc biệt, lần đầu tiên Cervantes đã đặt ra vấn đề độ vênh giữa hiện thực - lý tưởng - hành động, vấn đề trung tâm của Thời Hiện Đại.

            Hướng nghiên cứu mở

            Tác phẩm là sự đan dệt của ba trò chơi lớn: trò chơi hiệp sĩ, trò chơi mục ca, trò chơi bợm nghịch. Những điều đó thực sự không phải là mới mẻ nhưng đã được nhìn nhận đánh giá ở một góc độ mới: thủ pháp trò chơi. - Vấn đề: "Thủ pháp trò chơi" trong các tác phẩm văn học Phục hưng nói riêng và văn học nói chung trên bình diện một tác phẩm và trên bình diện so sánh đối chiếu giữa nhiều tác phẩm.

            - Vấn đề "Hiện Thực - Lý Tưởng - Hành Động" trong văn học từ tác phẩm Đôn Kihôtê đến văn học hiện đại và hậu hiện đại, ở phạm vi một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm trên cơ sở so sánh dối chiếu để tìm ra giá trị.