MỤC LỤC
Thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến tiết kiệm thấp, đầu tư thấp; tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình phát triển của vốn, làm cho tỉ lệ tích lũy vốn thấp, không đủ vốn cho hoạt động đầu tư; vốn đầu tư không đủ cho nhu cầu sản xuất sẽ dẫn đến năng lực sản xuất giảm, từ đó đưa đến một kết quả là thu nhập bình quân thấp. Đầu tư tạo ra tăng trưởng kinh tế và bản thân tăng trưởng kinh tế tác động trực tiếp đến việc góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: thất nghiệp, lạm phát, xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạt động từ thiện… do đó có thể cải thiện môi trường sống của xã hội.
Vì thế, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình độ lao động của các nước là một tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư. Do vậy, để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ các nước cần có kế hoạch dành ra một quỹ ngân sách nhất định cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong nước.
Tuy còn nhiều hạn chế, song những năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO cùng với một loạt thay đổi trong chính sách quản lý, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật… môi trường đầu tư nước ta cú những chuyển biến rừ rệt, tạo thờm niềm tin cho cỏc nhà đầu tư. Một trong những thách thức đó là sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia lớn mạnh có nhiều kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… Do vậy, trong thời gian tới, nước ta cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc tạo lập, cải thiện môi trường đầu tư, học hỏi kinh nghiệm các nước khác để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển công nghiệp.
Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cần chỳ trọng phỏt triển nụng nghiệp hàng húa, hỡnh thành cỏc vựng nụng nghiệp sạch, cụng nghệ cao, chăn nuôi đại gia súc, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ưu tiêu thu hút đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp có sử dụng công nghệ sinh học, dự án bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch, sản xuất giống chất lượng cao. Đối với chính quyền cấp tỉnh, trước hết cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu; tạo lập môi trường pháp lý (trong phạm vi thẩm quyền), môi trường tâm lý xã hội thuận lợi, đảm bảo tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn ổn định, an toàn để các nhà đầu tư yên tâm khi bỏ vốn vào một thị trường mới; cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh chóng, đơn giản; xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp để các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng lợi nhuận kinh doanh.
Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực bên ngoài để phát triển, là một trong những quốc gia vay nợ nhiều nhất trên thị trường tài chính quốc tế (đến năm 2000, nợ nước ngoài là 142 tỷ USD), đứng thứ 3 ở Châu á và thứ 6 trên thế giới, trong khi lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được là khá nhỏ so với các nền kinh tế khác trong khu vực. Đạt được kết quả trên là do Chính phủ biết cách sử dụng vốn nước ngoài vào việc hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, mua thiết bị kỹ thuật phát triển doanh nghiệp trong nước, thành lập bộ máy quản lý vốn quản lý chặt chẽ dự án đầu tư khi sử dụng vốn vay nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào những nơi phát huy hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Các nước NICs đã tập trung vào 2 vấn đề chính: Thứ nhất, nhà nước dần dần chú trọng việc thành lập và nâng cấp các thị trường trái phiếu, cổ phiếu để thu hút và phân bổ các nguồn vốn trong nền kinh tế cho đầu tư phát triển. Trong công tác quản lý nhà nước, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, điển hình là năm 2003 đã lập kỷ lục về thời gian cấp phép cho DN nước ngoài (Công ty Mainetti Vietnam 100% vốn Singapore) chỉ mất 3 giờ để được vào khu công nghiệp Amata.
Để phát triển nông nghiệp, quan trọng nhất là phải khai thác triệt để mọi nguồn vốn trong tỉnh, trên cơ sở thúc đẩy thực hành tiết kiệm triệt để và sử dụng tiết kiệm cho phát triển nông nghiệp; khuyến khích mọi người dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn thông qua việc tạo môi trường sản xuất - kinh doanh thuận lợi bằng cơ chế chính sách; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn;. Cải thiện môi trường đầu tư tạo sự hấp dẫn cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, gồm: hoàn thiện hệ thống chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền lợi người đầu tư, đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh, giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, lần thứ XVI, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đó ban hành và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thứ nhất, mặc dự gặp nhiều thiờn tai (hạn hỏn, bóo, lũ) dịch bệnh, sản xuất, nụng, lừm, ngư nghiệp vẫn liờn tục phỏt triển, gúp phần vào tăng trưởng kinh tế chung và giữ.
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện đạt kết quả khá các mục tiêu: phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong thời gian qua ở tỉnh Thanh Hóa đã được mở rộng và đa dạng hóa, số lượng vốn được tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nhìn chung việc xây dựng và quản lý quy hoạch nông nghiệp vẫn còn hạn chế: Do mong muốn phát triển nhanh để tránh tụt hậu nên dự báo về mục tiêu của các quy hoạch trong nông, lâm, ngư nghiệp còn mang nhiều tính chủ quan và chưa được cân nhắc đầy đủ các điều kiện đảm bảo, do đó nhiều mục tiêu đề ra quá cao khó thực hiện, đặc biệt là quy hoạch nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm trên cát đến năm 2010; Quy trình xây dựng quy hoạch thiếu tính hệ thống, quy hoạch ngành nông nghiệp của tỉnh chưa gắn với quy hoạch vùng và toàn quốc, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trung ương và địa phương; chậm rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch; quản lý quy hoạch chưa tốt; lực lượng cán bộ làm công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các dự án quy hoạch. Các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm chính đối với 3 lĩnh vực (cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế và mua hóa đơn) là sở Kế hoạch và Đầu tư, cục Thuế và Công an chưa phối hợp, trao đổi thông tin một cách hiệu quả, doanh nghiệp không thể thực hiện nhiều thủ tục đồng thời với nhau mà phải thực hiện hết thủ tục này mới được làm thủ tục khác, do vậy phải chuẩn bị nhiều hồ sơ và phải cung cấp nhiều thông tin lặp lại cho các cơ quan; trình độ, kỹ năng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có nhiệm vụ, thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ chưa đáp ứng nhu cầu công việc; tác phong, lề lối làm việc, ý thức phục vụ, văn hóa giao tiếp, ứng xử chậm đổi mới.
Đầu năm 2006, UBND tỉnh đã tổ chức gặp mặt các doanh nhân là con em Thanh Hóa hiện đang công tác, làm việc tại nước ngoài với chủ đề gặp gỡ, giới thiệu cơ hội đầu tư và vận động đầu tư về quê hương Thanh Hóa; đã tổ chức một số đoàn thăm quan học tập và xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Thanh Hóa; tiếp đón, làm việc với các đoàn khách, các nhà đầu tư nước ngoài vào Thanh Hóa tìm kiếm cơ hội đầu tư,. Năm là, nội dung các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua chưa thực sự đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hơn nữa, khi tổ chức thực hiện do trình độ của cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành còn hạn chế, nhất là ở cấp chính quyền huyện, xã, đã làm cản trở, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Phát triển toàn diện ngành thủy sản (cả đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến) không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất nhằm đưa thủy sản thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Như vậy, nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thu hút vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp nói riêng trên địa bàn Thanh Hóa còn rất nặng nề, đòi hỏi Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phải có những giải pháp đồng bộ để thu hút mọi nguồn vốn có thể, đồng thời có kế hoạch sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng và ban hành quy định về trình tự thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư theo hướng phân định rừ ràng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ, thời gian hoàn thành cụng việc được giao của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đầu tư phát triển nhằm loại bỏ sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm thời gian giải quyết, phòng chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng, cởi mở, minh bạch, quy định cụ thể về phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cấp phép đầu tư. Với tinh thần đó, luận văn đạt được một số kết quả chủ yếu sau: Một là, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển nông nghiệp; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và tác động của quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn; phân tích kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư của một số nước trong khu vực và địa phương trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa.