Thực trạng và chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Huế

MỤC LỤC

NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Trong thời kỳ này, mặc dù Nghị quyết Đại hội VI của Đảng - Đại hội đánh dấu sự nghiệp đổi mới tư duy kinh tế của Đảng - đã khẳng định trong điều kiện kinh tế của nước ta, các thành phần kinh tế: cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế .., nhưng về phía Nhà nước vẫn chưa cụ thể hóa các hình thức hoạt động của các thành phần kinh tế nên trong công tác thống kê, các thành phần kinh tế được phân loại vẫn dựa trên các hình thức và cơ sở kinh tế tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Về phía Nhà nước, ngay từ khi ban hành Luật doanh nghiệp (có hiệu lực từ 1.1.2000), đã có hành lang pháp lý cho việc ra đời nhiều pháp nhân với các hình thức sở hữu vốn đa dạng, đồng thời cũng có nhiều văn bản pháp quy nhằm đẩy mạnh sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội theo hướng đa dạng hóa các hình thức nhằm phát huy tối đa mọi nguồn vốn của xã hội vào quá trình phát triển đất nước.

VỊ TRÍ VAI TRề CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Kế hoạch 5 năm 1976- 1980 chủ trương tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người sản xuất nhỏ ở miền Bắc và triển khai mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam, nhưng trong công nghiệp vẫn có trên 60 vạn người sản xuất cá thể, chiếm 20% tổng số lao động ngành công nghiệp và tạo ra khoảng trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành. Đến Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, một lần nữa đó làm rừ thờm quan điểm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước, trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng dẫn tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

    Hiện nay chúng ta có đến 5 luật khác nhau: Luật doanh nghiệp Nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình, Luật Hợp tác xã áp dụng cho các doanh nghiệp tập thể, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước áp dụng cho các nhà đầu tư trong nước. - Thị trường tiêu thụ giới hạn về địa bàn, quy mô và thiếu sự đa dạng hoá: Do hầu hết các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các ngành dịch vụ và sản xuất tư liệu tiêu dùng với các sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường nước ngoài, nhất là tiếp cận các thị trường mới nên chủ yếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước với dung lượng nhỏ hẹp.

    THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

    Thành tựu

    Tính đến cuối tháng 9 năm 2003, số doanh nghiệp đăng ký theo Luật doanh nghiệp trên cả nước Việt Nam lên tới gần 80.000 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung khoảng 10 tỷ USD, đưa tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước lên 120.000 doanh nghiệp, trong đó 96% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong điều tra của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, năm 1996 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 27%, lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 9%, thương mại dịch vụ chiếm 38,8% và các lĩnh vực khác chiếm 26%.

    Bảng 3 : Tỷ trọng đầu tư và tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế ĐVT: %
    Bảng 3 : Tỷ trọng đầu tư và tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế ĐVT: %

    Nhận dạng, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển kinh tế tư nhân Căn cứ tình hình đăng ký kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp

    - Nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, giờ làm việc. Thứ sáu, cùng với sự lớn mạnh và thành công của nhiều doanh nghiệp và nhiều tập đoàn doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân sẽ ngày càng trở thành động lực chủ yếu đẩy nhanh và đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế đất nước.

    KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ

    Kinh nghiệm của Nhật Bản

    Cuối cùng, để tăng cường sức cạnh tranh cho khu vực doanh nghiệp, Nhật Bản rất quan tâm đến việc thành lập các hiệp hội và tổ chức hỗ trợ toàn diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là về tín dụng và bảo lãnh tín dụng, tư vấn; tạo “thị trường ngách” cho doanh nghiệp (thông qua các hợp đồng gia công giữa các Công ty lớn với các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường viện trợ và ký kết các hiệp định kinh tế - thương mại với các Chính phủ nước ngoài để mở đường cho doanh nghiệp Nhật Bản thâm nhập thị trường thế giới..); đổi mới giáo dục nhận thức và đào tạo nghề cho công nhân, tạo cơ hội phát triển những ngành công nghệ mới, linh hoạt hóa thị trường lao động. Có thể nói, cùng với quá trình hoàn thiện nội dung và phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, Nhật Bản đã, đang và sẽ ngày càng trở thành một quốc gia cởi mở hơn, có môi trường kinh doanh được quốc tế hóa hơn trên cơ sở Nhà nước pháp quyền và các quy luật kinh tế thị trường hơn; Chính phủ ít can thiệp thô bạo hơn vào hoạt động kinh doanh của khu vực doanh nghiệp; quan hệ giữa Chính phủ và khu vực tư nhân sẽ minh bạch hơn.

    Kinh nghiệm của một số nước ở Châu Á

    Thực chất đây là một mạng máy tính nối liền giữa các cơ quan quản lý thủ tục Nhà nước về xuất - nhập khẩu với các doanh nghiệp và được nối mạng với một số nước khác, cho phép các doanh nghiệp hoàn tất toàn bộ thủ tục xin giấy phép xuất - nhập khẩu qua mạng trong vòng 30 phút mà không cần đem chứng từ đến tận “cửa quan” để xin phép (trừ một số trường hợp đặc biệt vẫn xử lý theo mẫu in sẵn có bán rộng rãi ở thị trường, với toàn bộ quy trình trung gian đòi hỏi 4 giờ đồng hồ). Về triển vọng, các nước ASEAN đều chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chủ động đón nhận toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngành công nghiệp, phát triển kinh tế tri thức, phát triển các tập đoàn kinh tế đủ sức giữ vững thị phần trong nước và cạnh tranh hiệu quả ở nước ngoài trên cơ sở đa dạng hóa, linh hoạt hóa và hiện đại hóa công nghệ sản xuất và dịch vụ cung ứng sản phẩm, hoàn thiện hơn cơ chế thị.

    Kinh nghiệm của Trung Quốc

    Trung Quốc cũng coi trọng việc lập các quỹ tín dụng xuất khẩu, quỹ hỗ trợ sản xuất chuyên ngành (cấp Nhà nước và cấp địa phương) nhằm cấp tín dụng xuất khẩu, tín dụng cải tiến kỹ thuật, tăng cường khả năng sản xuất sản phẩm gia công xuất khẩu và thưởng xuất khẩu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, phát triển các hình thức gia công lắp đặt với các đối tác nước ngoài, sử dụng linh hoạt các hình thức mậu dịch bồi hoàn, thuê mua tài chính. Tóm lại, cả Nhật Bản, các nước ASEAN hay Trung Quốc và bất kỳ nước nào khác, dù khác nhau về lộ trình, nội dung và hình thức trong quá trình hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, song đều nổi lên nhiều điểm chung, đó là việc coi trọng sự định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước để chuyển từ định hướng phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu, sang tích cực hướng về xuất khẩu và kết hợp thay thế nhập khẩu tùy theo lợi thế so sánh của mỗi nước, mỗi giai đoạn phát triển và tình hình thị trường trên.

    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

    Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Huế

    Không chỉ nổi danh với những cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng biển rất kỳ thú, Thừa Thiên - Huế còn được biết đến với các di sản văn hóa cố đô Huế - nơi lưu giữ kho tàng văn hóa vật thể đồ sộ với quần thể di tích cố đô cùng hàng trăm chùa chiền mang phong cách kiến trúc. Vị trí địa lý trọng yếu cùng những ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú là những tiền đề quan trọng để Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là Thành phố Huế xây dựng cho mình định hướng phát triển riêng, khai thác tối đa và phát huy hiệu quả thế và lực của địa phương để vững bước tiến vào thế kỷ XXI.

    Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực 1. Giao thông và vận tải

    Đến nay, tại Thành phố Huế đã có hệ thống NHTM đóng trên địa bàn bao gồm: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển; Chi nhánh Ngân hàng Công Thương; Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương; Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Thương Tín, Ngân hàng các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Qui hoạch các khu công nghiệp trải dài theo chiều dài tỉnh đồng thời chống ô nhiễm giữ cho thành phố Huế có một môi trường xanh - sạch - đẹp giữ bản sắc của một di sản văn hoá thế giới mà vẫn tạo sự thuận lợi tối đa cho việc đầu tư sản xuất của các nhà đầu tư.

    Bảng 4:  Dân số và lao động trên địa bàn Thành phố Huế Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
    Bảng 4: Dân số và lao động trên địa bàn Thành phố Huế Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH

    Chọn điểm nghiên cứu

    Sự gia tăng này góp phần thúc đẩy hoạt động chi tiêu trong sinh hoạt của từng gia đình, kích thích quá trình tiêu thụ, mở ra cơ hội cho sự phát triển của các ngành, trong đó có sự phát triển của kinh tế tư nhân.

    Phương pháp thu thập số liệu 1. Số liệu thứ cấp

    Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả phỏng vấn điều tra các doanh nghiệp nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng nhóm ngành nghề, đề tài sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các lĩnh vực hoạt động, các loại hình doanh nghiệp từ đó thấy được những ưu điểm, nhược điểm, lợi thế và khó khăn làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển.

    Bảng 6: Cơ cấu mẫu điều tra các doanh nghiệp kinh tế tư nhân  có trên địa bàn Thành phố Huế
    Bảng 6: Cơ cấu mẫu điều tra các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có trên địa bàn Thành phố Huế

    Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

    + Tỷ suất lợi nhuận chi phí: Là tỷ số giữa lợi nhuận với chi phí của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, được ký hiệu là: LN/CP. Chỉ tiêu này cho biết 100đồng chi phí trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng thu nhập (lợi nhuận trước thuế).

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ

    TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ

      Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế ở Thành phố Huế Mặc dầu kinh tế tư nhân mới được thừa nhận trong thời gian ngắn, nhưng hình thức kinh tế này đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng của nó trong các ngành kinh tế. - Xây dựng: Đây là lĩnh vực mà các công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Thành phố Huế hoạt động khá nhiều vì đây là khu vực có thị trường đầu ra đang tăng nhanh dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá cũng như sự phát triển về nhu cầu xây dựng nhà ở của nhiều người.

      Bảng 7: Số lượng doanh nghiệp của tư nhân đăng ký thành lập hàng năm trên địa bàn Thành Phố Huế
      Bảng 7: Số lượng doanh nghiệp của tư nhân đăng ký thành lập hàng năm trên địa bàn Thành Phố Huế

      THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Ở CÁC ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA

        Đối với các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân ở Thành phố Huế, số liệu ở bảng trên phản ánh phần lớn lao động trong các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đã được trải qua đào tạo nghề (chiếm khoảng 76 % bao gồm tất cả các hình thức đào tạo). Trong đó trình độ Đại học có khoảng 3,61 người trên một doanh nghiệp và chiếm khoảng 14,5%, còn chủ yếu là đào tạo sơ cấp hay đào tạo nghề với tỷ lệ lên tới 34% còn lại là có trình độ trung cấp). Một thực trạng phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân ở thành phố nói riêng và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là sự thiếu hụt thông tin về thị trường, giá cả, đối thủ cạnh tranh, xu hướng biến động trong nền kinh tế … Điều này đã làm hạn chế rất lớn đến kết quả và hiệu sản xuất kinh doanh và sự thành công của doanh nghiệp.

        Bảng 11. Một số đặc trưng chung của các doanh nghiệp
        Bảng 11. Một số đặc trưng chung của các doanh nghiệp

        ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ

        Ngoài ra, trình độ quản lý cũng được các doanh nghiệp đề cập đến như là một vấn đề cần được quan tâm, tuy rằng số lượng doanh nghiệp trả lời có khó khăn không phải là lớn, 4 trong tổng số 60 doanh nghiệp chiếm 7,4% số doanh nghiệp có khó khăn về vấn đề này. - Cần chú trọng một cách toàn diện nhiều yếu tố nếu muốn phát triển thành phần kinh tế này ở Thành phố Huế, trong đó đặc biệt chú ý chất lượng nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận nguồn vốn và những tiếp cận về khoa học kỹ thuật, cách thức tổ chức quản lý của các DN thuộc loại hình kinh tế này.

        ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ

        CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ

          Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, mở rộng các hoạt động nghiên cứu và cung cấp thông tin cần thiết về tiến trình và nội dung của chương trình CEPT/AFTA, phân tích và dự báo các xu hướng thị trường, cập nhật các biến động về chính sách thương mại và đặc điểm thị trường địa phương, cung cấp thông tin và các dịch vụ về pháp lý thương mại thị trường, các thông lệ và tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp tư nhân. - Chính quyền địa phương cần phối hợp với các cơ quan chức năng Nhà nước, đưa ra các chính sách xây dựng các trung tâm tư vấn, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, các trung tâm này sẽ giúp các doanh nghiệp trên các khía cạnh như: bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ cao cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường, mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại, hướng dẫn xây dựng và quản lý dự án đầu tư cho doanh nghiệp.