Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ

MỤC LỤC

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Một số phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình và là cơ sở quan trọng để nhà quản trị đưa ra các chiến lược, các quyết định kinh doanh, là một công cụ quan trọng thuộc một trong những chức năng quản trị ở doanh nghiệp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.

Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải

Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại,… thường có ROA nhỏ hơn so với ROA của các ngành thương mại, dịch vụ, quảng cáo, phần mềm,… Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bố và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả của nhà quản lý. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần tăng lượng hàng sản xuất, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng mua nguyên vật liệu, kéo theo yêu cầu phải có lượng tiền nhiều hơn, trong khi thời điểm đó lượng tiền của doanh nghiệp không đủ và đáng ra nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có đủ số tiền cần thiết để mua đủ số lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn. Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu hoặc sản phẩm đầu vào với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị hàng hoá tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị trường, lợi nhuận giảm.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Giới thiệu chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ Cũng như các công ty TNHH MTV khác, Công ty Cao Trụ có cơ cấu tổ chức tương ứng với quy mô khá nhỏ hẹp, điển hình là các bộ phân sau: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Cung ứng – Kho vận, Phòng Quản trị - Nhân sự.  Xác định và triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch nghiên cứu thị trường, quan hệ giao dịch với khách hàng trong nước và quốc tế (ngắn hạn và dài hạn); phê duyệt, công bố chính sách chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội, sổ tay hệ thống quản lý và các tài liệu quản lý hệ thống như quy trình, quy định, các quyết định; phê duyệt thành lập các đoàn đánh giá nội bộ;. Ngoài ra, Công ty Cao Trụ cũng đầu tư nhiều vào mảng kinh doanh, phân phối sản phẩm, thiết bị vật tư ngành nhiệt nóng lạnh, thiết bị viễn thông, thiết bị khoa học, thiết bị đo lường thử nghiệm điện, điện tử, cơ khí, thiết bị an ninh bảo vệ, kiểm soát nhân sự, thiết bị máy móc thi công xây dựng, vật liệu xây dựng, dây chuyền tự động hoá, thiết bị nội thất tự nhiên và công nghiệp, máy phát điện, cầu thang máy, máy công nghiệp.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên  Thương mại và dịch vụ Cao Trụ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại và dịch vụ Cao Trụ

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ

Với đặc thù ngành nghề của Công ty Cao Trụ là thương mại và dịch vụ, công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử điện lạnh cũng như dịch vụ sửa chữa, lắp đặt… không yêu cầu nhiều vào đầu tư sản xuất nên lượng TSCĐ chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản của công ty, vốn lưu động mới là yếu tố chính đóng góp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh lời cho doanh nghiệp. Ta có thể thấy trên bảng tính lượng Doanh thu thuần của công ty trong cả hai năm 2012 và 2013 đều có giá trị nhỏ hơn lượng Tài sản ngắn hạn trung bình tương ứng theo năm khiến cho số vòng quay tài sản ngắn hạn có giá trị <1 vòng, phản ánh sự chưa hiệu quả trong tốc độ bán hàng, tốc độ lưu chuyển tài sản ngắn hạn và khả năng tạo doanh thu trên tài sản ngắn hạn. Công ty không nên để xu hướng này tiếp tục trong thời gian tới, cần có chiến lược đối với việc sử dụng vốn ngắn hạn hiệu quả hơn, thận trọng hơn với các khoản phải thu khách hàng để tránh bị chiếm dụng vốn ngắn hạn quá lâu, tránh thu mua và lưu trữ hàng tồn kho quá mức cần thiết có thể dẫn đến bị ứ đọng hàng hóa trong thời gian dài nếu tình hình kinh doanh đột nhiên trở nên khó khăn không lường trước dưới tác động của thị trường, hoặc cũng có thể là sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

Kỳ thu tiền bình quân càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng chậm, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt thấp, điều này khiến cho công ty có thể bị thiếu tiền mặt trong thời gian dài, gây ra sự thiếu chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong kinh doanh, có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này và phải chịu thêm nhiều chi phí lãi vay không đáng có. Trong năm 2011, số vòng quay tổng tài sản của công ty đạt giá trị 1,21 vòng, số vòng quay này >1 vòng thể hiện rằng công ty đã tạo được lượng doanh thu vượt trên tổng tài sản của mình, thể hiện hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản cao trong năm 2011, hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, hàng hóa được tiêu thụ một cách nhanh chóng và tương đối dễ dàng.

Bảng 2.1.Tình hình tài sản từ năm 2011 – 2013 của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ
Bảng 2.1.Tình hình tài sản từ năm 2011 – 2013 của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ

Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ

Năm 2013, công ty đã điều chỉnh về lượng hàng nhập bán cũng như chủ động tìm hiểu về thành phẩm, hàng hoá, nguồn cung cấp… để giảm thiểu chi phí đầu vào, một phần giúp cho tỷ suất sinh lời này tăng nhẹ vào năm 2013. Trong thời gian quan môi trường kinh tễ vĩ mô khá bất ổn, các doanh nghiệp hoạt động với quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ cả về thị trường và về mặt hàng dễ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sau khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới và ngày càng gắn kết chặt chẽ với xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT

Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ

Thứ tư, công ty luôn coi việc định hướng vào khách hàng là trung tâm của hoạt động kinh doanh, là yếu tố chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai. Nhằm giữ vững và mở rộng thị trường, thu hút khách hàng công ty luôn cố gắng tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, Công ty cố gắng ổn định và phát triển thị trường truyền thống, không ngừng mở rộng thị trường đối với những khu vực có nhiều tiềm năng.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ

Để hỗ trợ cho lượng vốn có hạn, công ty có thể cân nhắc nghiên cứu, xem xét những phương tiện vận tải hiện có, phương tiện nào thời gian sử dụng đã lâu, khả năng sử dụng hiện tại kém thì cần thanh lý để mua sắm phương tiện mới, hiện đại để kịp thời đáp ứng với yêu cầu của công ty. Để công tác thu thập thông tin, điều tra nghiên cứu thị trường đạt kết quả mong muốn, công ty cần chia thị trường nội địa thành các vùng hẹp theo địa phương, tỉnh, huyện… Đối với mỗi vùng, nhân viên nghiên cứu thị trường cần nắm vững mức sống dân cư, công tác nghề nghiệp, cũng như phong tục tập quán của từng vùng để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu, giá cả phù hợp với từng vùng. Doanh nghiệp cần cú hỡnh thức theo dừi, thống kờ chủng loại, mẫu mã hàng hoá đã tiêu thụ theo từng mùa, từng giai đoạn ở các khu vực khác nhau để định hướng tiêu thụ sản phẩm theo từng mùa, từng giai đoạn, từng thời kỳ theo nhu cầu thị trường.