Quy trình kiểm soát chất lượng của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên

MỤC LỤC

Khái quát về công tác Kiểm toán 1 Đặc điểm quy trình kiểm toán

Qui trình kiểm soát chất lượng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA

Đây là một người độc lập, không tham gia vào công tác kiểm toán hay tư vấn chỉ tập trung vào việc soát xét các hồ sơ kiểm toán. Quy trình kiểm soát chất lượng của công ty gồm các bước sau: các giấy tờ làm việc của các KTV mới hoặc cấp thấp trong nhóm sẽ được xem xét bởi các KTV có kinh nghiệm hơn. Sau đó, các giấy tờ này sẽ được lưu hoàn chỉnh vào hồ sơ kiểm toán và đưa lên để trưởng nhóm kiểm toán soát xét và bước tiếp theo là chủ nhiệm kiểm toán sẽ soát hồ sơ kiểm toán.

Ở Công ty có sự kiểm soát chéo tức là chủ phần hùn, chủ nhiệm kiểm toán phụ trách nhóm này sẽ xém xét hồ sơ kiểm toán của nhóm khác. Hàng năm, Công ty còn chịu sự giám sát về chất lượng thông qua các cuộc kiểm tra của Hội Kiểm toán độc lập Việt Nam (“VACPA”. Tại công ty hiện nay, công tác tuyển dụng các KTV do trực tiếp Giám đốc và các chủ nhiệm kiểm toán tiến hành từ việc chọn lọc hồ sơ tới ký hợp đồng lao động để đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên đầu vào có các kiến thức nền tảng cho công việc kiểm toán.

Hàng năm, Công ty có ngân sách để tài trợ cho các hoạt động đào tạo nghiệp vụ và hỗ trợ các nhân viên theo học các chương trình lấy chứng chỉ ACCA, CPA, MBA…. Việc thiết kế một bộ máy kiểm soát chất lượng như vậy là tương đối chặt chẽ, các công việc của từng nhân viên sẽ được cấp cao hơn soát xét đánh giá một cách độc lập đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng với chất lượng tốt nhất cũng như đảm bảo toàn bộ rủi ro kiểm toán đã được phát hiện và kiểm soát.

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN

Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC

Quản đốc, đốc công, trưởng bộ phận sẽ là người đề xuất việc thay đổi mức lương, thưởng lên ban giám đốc để xin phê duyệt dựa trên sự đánh giá về quá trình làm việc của người lao động. Chứng từ ban đầu để hạch toán thời gian lao động, khối lượng công việc hoàn thành là bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, hợp đồng giao khoán. Sau khi nhận được các chứng từ chấm công lao động, khối lượng công việc hoàn thành, bộ phận nhân sự hoặc một bộ phận riêng biệt sẽ kiểm tra lại tính chính xác của các chứng từ trên và tiến hành tính lương, thưởng cho từng người lao động.

Sau khi nhận được các phiếu chi lương, séc chi lương, thủ quỹ tiến hành kiểm tra đối chiếu lại với bảng tính lương về tên người thụ hưởng và số tiền, chữ ký phê duyệt và tiến hành chi lương cho người lao động và yêu cầu người lao động ký nhận vào phiếu chi lương đồng thời kế toán đống dấu đã chi vào phiếu chi lương. Vai trò của chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC Một cuộc kiểm toán bao gồm rất nhiều các phần hành như: tiền, vốn, tài sản cố định, giá thành, bán hàng thu tiền, mua hàng và thanh toán, tiền lương và nhân viên…Trong đó, phần hành tiền lương và nhân viên luôn được KTV rất coi trọng. Thứ nhất, trong doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một khoản chi phí lớn, chiếm tỷ trọng cao trong các thành phần chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

Nếu việc phân bổ chi phí tiền lương không chính xác cho các đối tượng thì sẽ dẫn tới sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và trị giá hàng tồn kho. Chính vì tiền lương có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên sự chính xác trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên có ảnh hưởng trọng yếu tới kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC.

Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA

Đối với khách hàng có quy mô nhỏ, số nhân viên ít, KTV bỏ qua thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành trực tiếp các thử nghiệm cơ bản, trong đó quy mô mẫu chọn để kiểm tra lớn, tập trung thủ tục kiểm tra chi tiết. Đối với khách hàng có quy mô lớn, số lượng nhân viên nhiều, KTV thiên về việc thu thập các bằng chứng về sự hiện hữu và hiệu lực của hệ thống KSNB làm cơ sở để giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản. Xác định mức trọng yếu Đánh giá về rủi ro ban đầu Lập chương trình kiểm toán.

Tìm hiểu và đưa ra đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hách hàng. Bước chuẩn bị kiểm toán chính là bước xuất phát từ các thông tin chung đầu vào về khách hàng, KTV phải vận dụng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để đưa ra chiến lược kiểm toán phù hợp. Các công việc cụ thể liên quan tới kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên bao gồm: phân công công việc cho các KTV trong nhóm kiểm toán trong đó có lựa chọn KTV thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, dựa trên mức trọng yếu ban đầu để xác định mức điều chỉnh cho tất cả các khoản mục (trong đó có cho các khoản mục liên quan tới chu trình tiền lương và nhân viên như TK 334, TK 3382, TK 3383, TK 3384, TK 351), xác định các rủi ro ban đầu liên quan tới chu trình tiền lương như rủi ro trong việc ghi nhận thiếu hoặc thừa chi phí lương, rủi ro thiếu trong ước tính dự phòng trợ cấp thôi việc và lập chương trình kiểm toán cho kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên.

Quá trình thực hiện kiểm toán chính là quá trình tiến hành các thủ tục kiểm toán được đưa ra trong chương trình kiểm toán. Bước 1: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát có liên quan tới chu trình tiền lương và nhân viên đặc biệt là hệ thống thông tin từ việc cập nhật thông tin (capture information) tới truyền tải thông tin (transfer information), chuyển đổi thông tin để lên các bảng tính lương, lên sổ, lên báo cáo (convert information). Bước 2: Đưa ra đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB của khách hàng với chu trình tiền lương và nhân viên. Bước 3: Chọn các thủ tục kiểm soát kiểm soát được nhiều rủi ro nhất để tiến hành các thử nghiệm kiểm soát. Bước 4: Tiến hành thử nghiệm kiểm soát. Tùy thuộc vào kết quả của thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ quyết định số lượng thử nghiệm cơ bản được thực hiện. Nếu hệ thống KSNB của công ty khách hàng được đánh giá tốt, KTV sẽ thực hiện ít thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, kết quả kiểm tra hệ thống KSNB là không hiệu quả, KTV buộc phải tăng các thử nghiệm cơ bản để giảm rủi ro kiểm toán.  Thực hiện thử nghiệm cơ bản: Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. - Thủ tục phân tích: Thông thường KTV sẽ tiến hành phân tích sự biến động qua từng tháng của tổng quỹ lương cùng số lượng nhân viên qua đó nhận xét về tính hợp lý của sự biến động chi phí lương. - Thủ tục kiểm tra chi tiết:Thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm:. a) Kiểm tra chi tiết chi phí lương, số dư TK 334 cuối kỳ : Các thủ tục được tiến hành gồm đối chiếu số dư trên sổ chi phí và bảng tính lương, kiểm tra. tính chính xác của bảng tính lương, kiểm tra các chứng từ các chi phí liên quan không nằm trong bảng tính lương. b) Kiểm tra chi tiết các khoản trích theo lương (TK 3383, TK 3384): Kiểm tra phát sinh tăng (Đối chiếu số trên sổ với số liệu trên biên bản đối chiếu BHYT, BHXH) và kiểm tra nghiệp vụ nộp hoặc chi trả BHXH, BHYT. c) Kiểm tra chi tiết dự phòng trợ cấp mất việc làm (TK 351): Kiểm tra tính tuân thủ của việc trích lập qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm với chuẩn mực kế toán Việt Nam, kiểm tra việc chi trả trợ cấp mất việc làm.