Giải pháp phát triển lưới điện phục vụ xã nghèo tỉnh Cao Bằng

MỤC LỤC

Đặc điểm của hệ thống lưới điện

Thống nhất trên phạm vi quốc gia

Hệ thống lưới điện không những đưa điện từ các nhà máy điện đến nhân dân trong vùng và các khu công nghiệp gần đó mà còn đưa điện tới các tỉnh khác, tới các vùng sâu vùng xa, tới các khu kinh tế lớn tiêu tốn nhiều năng lượng do vậy mà hệ thống lưới điện quốc gia được kết nối liền mạch với nhau từ tất cả cả các tỉnh thành phố trong cả nước thành một thể thống nhất dưới sự quản lý của EVN, trong giai đoạn gần đây thực hiện chủ trương phát triển ngành điện đa dạng hóa trong công tác cung cấp điện nên nhiều nhà máy sản xuất điện tư nhân cũng đã xuất hiện, các nhà máy này xuất hiện chủ yếu ở các. Chính vì vậy một lần nữa ta chắc chắn rằng hệ thống lưới điện là một thể thống nhất, một mặt thực hiện phục vụ nhu cầu tại địa bàn, một mặt sẵn sàng cung cấp cho các địa phương khác trên toàn quốc đảm bảo sản xuất ổn định, góp phần phát triển nền kinh tế.

Hệ thống lưới điện được sắp xếp bố trí trên cơ sở khoa học

Chính vì vậy mà hệ thống lưới điện không bị phát triển theo tự do thiếu sự quản lý, tất cả các hệ thống đường dây điện được xây dựng đã được lên kế hoạch từ trước đến từng xã, thôn, bản trên cả nước, đảm bảo đất nước phát triển nhanh, mạnh, đúng trọng tâm phù hợp với xu hướng của thế giới.

Quy mô và tốc độ phát triển hệ thống lưới điện phụ thuộc vào lượng vốn huy động

Do vậy có thể nói rằng tốc độ phát triển của hệ thống điện phụ thuộc lớn vào nguồn vốn mà ngành điện có thể huy động từ bên ngoài, đồng thời phụ thuộc một phần vào kết quả kinh doanh của ngành điện, cả hai công tác này làm tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để hoàn thành hệ thống lưới điện trên toàn quốc. Ngoài ra các hệ thống lưới điện còn có thể được đầu tư nhờ vào nguồn vốn của chính quyền địa phương, một số địa phương có nguồn thu lớn có khả năng sẽ sử dụng một phần nguồn vốn của mình để đầu tư xây dựng trực tiếp hệ thống lưới điện tại các xã trong địa bàn, thông qua sự đồng ý và tư vấn của ngành điện, tuy vậy số vốn này thường nhỏ, không thường xuyên.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN Ở CÁC XÃ NGHÈO TỈNH CAO BẰNG

Đánh giá chung về mạng lưới điện của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn trước đây

  • Thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng
    • Đánh giá thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng 1.Đánh giá chung

      Hiện nay đường dây 35kv kéo về các xã nghèo hiện nay có tổng chiều dài 33.8km với 13 trạm biến áp bao gồm cả trạm trung gian và trạm chống quá tải, đường dây 10kv có 14 lô và đường dây với tổng chiều dài là 98.6km và 32 trạm biến áp bao gồm cả trạm biến áp trung gian và chống quá tải, số lượng lưới điện trung áp mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 10% nhu cầu của các xã nghèo hiện nay, đây là hệ thống mạng lưới điện có vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lưới điện ở các xã nghèo, là cơ sở chính để phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các xã trong tương lai do vậy mà với điều kiện như hiện nay thì ngành điện và chính quyền địa phương cần phải cố gắng hơn nữa. Các xã nghèo có địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung do vậy mà ở các xã có đường dây dẫn điện tới thì chiều dài của đường dây này là quá sức đối với cấp quản lý điện lực của xã, thường các xã thành lập các tổ sửa chữa điện gồm một vài thành viên nên không thể đảm đương hết toàn bộ số đường dây qua xã, mặt khác sự thiếu năng lực của các cơ sở này cũng là một phần khiến cho hệ thống đường dây truyền tải điện ở các xã này xuống dốc trầm trọng, hầu hết các cột điện đều lâu ngày không được cải tạo nâng cấp, các trạm biến áp đã xuống cấp, không có người quản lý dẫn tới tình trạng nhiều nơi có đường dây điện tới xã nhưng không có điện hoặc điện quá yếu không đủ để thắp sáng. Với số xã được nêu tên ở trên theo tính toán của các chuyên gia ngành điện muốn xây dựng hệ thống mạng lưới điện để đáp ứng sự phát triển của đời sống của hơn 2300 hộ dân nơi đây trong thời gian tới cũng như để phát triển sản xuất thì cần phải có một số vốn tương đối lớn khoảng 170 tỷ VNĐ bao gồm 2 phần trung áp và hạ áp, trong đó phần trung áp cần phải đầu tư xây dựng 329,725km đường dây cấp điện áp 35kv với 84 trạm biến áp với tổng trị giá lên đến hơn 93 tỷ VNĐ, phần hạ áp sẽ bao gồm 313,630km và 14710 công tơ điện để phục vụ người dân với tổng giá trị là 77 tỷ VNĐ, muốn có được như vậy thì cần một kế hoạch phát triển cụ thể và hiệu quả, về nguồn vốn không thể chỉ chờ vào nguồn vốn cấp do ngành điện mà còn cần phải huy động vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và trong thời điểm như hiện nay khi mà Việt Nam vẫn nhận được hỗ trợ này từ các nước phát triển thì đó sẽ là nguồn vốn chính và chủ yếu để xây dựng hệ thống điện nói trên.

      Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và ngành điện còn thiếu linh hoạt và nhuần nhuyễn, trong quá trình triển khai các dự án điện trên địa bàn tỉnh tất yếu tỉnh phải dành một quỹ đất riêng để ngành điện xây dựng đường dây, các trạm biến áp hạ thế và trung thế cùng với hệ thống cột điện ở khắp các làng xóm thôn bản, một số dự án còn cần phải di dời một số hộ dân bởi nơi đặt trạm biến áp lại ngay trên nơi cư ngụ của dân, mặt khác đối với các dân tộc vùng cao cần đưa các hộ dân tập trung lại để vừa định canh định cư vừa tạo ra một khu vực dân cư đông đúc tiết kiệm chi phí đường dây tải điện, tăng khả năng trao đổi mua bán của người dân , tạo cơ sở để phát triển kinh tế xã hội nơi đây.

      Bảng 1:Báo cáo tổng kết tình hình điện tại tỉnh Cao Bằng năm 2005.
      Bảng 1:Báo cáo tổng kết tình hình điện tại tỉnh Cao Bằng năm 2005.

      GIAI ĐOẠN 2010-2015

      • Căn cứ để xây dựng giải pháp phát triển mạng lưới điện tại các xã nghèo ở tỉnh Cao Bằng
        • Giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển mạng lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng

          Những nơi có kế hoạch đầu tư đặc biệt để phát triển cơ sở hạ tầng và một số ngành kinh tế dân sinh khác nằm trong khu quy hoạch và chiến lược của quốc gia và của tỉnh hay các xã nằm trong các khu vực có chính sách ưu tiên về xã hội của chính phủ như: các xã có nhiều đóng góp trong hai cuộc chiến tranh chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và cần được giúp đỡ thì việc phát triển mạng lưới điện ở các khu vực này cần phải kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Một số loại máy móc chủ yếu như máy bơm dự kiến sẽ tăng lên 15000 chiếc tăng hơn 5000 chiếc so với hiện nay, máy bơm tăng nhiều do cần có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề thủy lợi, đầu tư xây dựng nhỏ để giải quyết vấn đề thủy lợi cho các vùng miền núi, chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực như mía, đậu tương, thuốc lá, tạo điều kiện xây dựng vành đai thực phẩm các loại rau quả đậu theo hướng sạch cho các thị xã, khu công nghiệp như lê, mận bưởi, hồng không hạt trên cơ sở giống mới và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với các vấn đề xã hội trong thời gian tới ở vùng nông thôn đặc biệt là các xã nghèo của tỉnh phấn đấu để tăng để nâng cao dân trí ở khu vực nông thôn, phát triển mạng lưới giáo dục kể cả các trường dân lập và bán công, chú trọng đào tạo nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong tình hình mới; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2008; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26% vào năm 2010 và đạt 38% vào năm 2015.

          Mục đích của dự án năng lượng nông thôn 2 là cấp điện cho khoảng 2,5 triệu hộ gia đình của 30 tỉnh ở giai đoạn 2004-2010 của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN), thông qua kế hoạch điện khí hóa nông thôn với trọng tâm là cấp điện cho các xã miền núi xa xôi, cải tạo và nâng cấp mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn đáp ứng nhu cầu cấp điện phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội trong tương lai từ đó cải thiện phúc lợi, giúp tăng trưởng thu nhập và giảm đói nghèo, thành lập cơ cấu và thể chế chiến lược cho điện khí hóa nông thôn Việt Nam.

          Bảng 4: Dự án năng lượng nông thôn II ở một số tỉnh phía Bắc Tỉnh Số xã thuộc dự án
          Bảng 4: Dự án năng lượng nông thôn II ở một số tỉnh phía Bắc Tỉnh Số xã thuộc dự án