MỤC LỤC
Do đó, để có được một nguồn nhân lực tốt đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc nghiên cứu và từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc doanh - VPBank là quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, rút ra những kết quả đã đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc doanh - VPBank, giúp VPBank có được một đội ngũ.
Sự hiểu biết và kỹ năng có thể giúp họ thành công ngày hôm qua, nhưng hôm nay và tương lai có thể nó sẽ không còn giá trị thực tế do những thay đổi nhanh chóng của các yếu tố bên ngoài (chính sách kinh tế của chính phủ, luật và hệ thống thuế, sự xuất hiện những cạnh tranh mới…), cũng như các yếu tố bên trong như (việc tái cơ cấu tổ chức, thay đổi công nghệ…), điều này đã khiến cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đứng trước nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thường xuyên phù hợp với sự thay đổi của từng giai đoạn. Soạn thảo nội dung đào tạo chủ yếu là tiến hành soạn giáo trình, bao gồm mục tiêu đào tạo, phương pháp đào tạo, phương tiện truyền thông đào tạo, giới thiệu sơ lược về nội dung giáo trình, đưa ra ví dụ, luyện tập và các hoạt động khác… Đồng thời, đảm bảo đầy đủ tài liệu đào tạo, giảng dạy như sách dùng cho giảng viên, sách dùng cho học viên…Tài liệu giảng dạy phải có nội dung chính xác, không được để sai sót, phải đạt được yêu cầu đào tạo, phù hợp với mục đích đào tạo; kết hợp với nghiên cứu, thiết kế,. Việc chuẩn bị tư liệu liên quan dùng cho việc đào tạo bao gồm sơ đồ địa điểm tập trung và địa điểm lớp học đào tạo, bàn ghế… phải được sắp xếp theo yêu cầu của khóa trình, chuẩn bị dụng cụ dạy học như máy chiếu hình, máy ghi hình, băng video, phông màn chiếu, đạo cụ, bảng bút… cùng giáo trình đào tạo và các tài liệu liên quan như thời gian biểu, bảng đăng ký độ chuyên cần, bằng khen, phần thưởng, bảng sát hạch đánh giá thành tích đào tạo, bảng đánh giá của học viên đối với giảng viên….
Phản ứng của nhân viên được đào tạo đối với khóa đào tạo có liên quan đến các phương diện đào tạo, như mục tiêu đào tạo có hợp lý không, nội dung đào tạo có thiết thực không, phương thức đào tạo có thích đáng không, phương pháp dạy học có hiệu quả không, trình độ học thức của giảng viên cao thấp ra sao… Những phản ứng này vừa liên quan tới những vấn đề vĩ mô trong việc lập ra và thực thi phương án đào tạo, vừa liên quan tới một số vấn đề nhỏ và cụ thể. Chính những nhu cầu về dịch vụ ngân hàng: nhu cầu vốn, thanh toán, ngoại hối, tiền tệ… ngày càng cao của nền kinh tế cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, và đặc biệt, phải đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đủ năng lực, khả năng và trình độ để thực hiện tác nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ, trong giao tiếp, giao dịch với khách hàng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các tổ chức tín dụng đã và đang áp dụng mô hình ngân hàng bán lẻ, thực hiện giao dịch một cửa nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch và quan hệ với ngân hàng.
Có thể nói, nguồn nhân lực – yếu tố con người là một trong bốn yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay (vốn, tài nguyên, nhân lực và công nghệ), đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, với trình độ phát triển cao của khoa học công nghệ, yếu tố nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, đến sự thành công của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, giảng viên nội bộ chính là những cán bộ làm việc tại ngân hàng, tại những bộ phận liên quan trực tiếp tới môn học, là những người có tâm huyết với ngân hàng, nên hơn hết, họ sẽ truyền đạt được những ý tưởng, những mục tiêu phát triển của ngân hàng, những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn thực tiễn nhất và đặc biệt là những kinh nghiệm nghề nghiệp, những tình huống thực tế đã xảy ra, mà đây là những bài học có ý nghĩa và giá trị rất lớn đối với các học viên, nhất là các nhân viên tân tuyển. - Trang bị một cách có hệ thống và toàn diện những kiến thức cần thiết về ngành, nghề kinh doanh ngân hàng, chế độ chính sách, quy trình nghiệp vụ của VPBank cho nhân viên tân tuyển nhằm đáp ứng yêu cầu: mọi nhân viên mới vào ngân hàng đều phải hiểu kỹ lưỡng về nơi mình làm việc, phải biết mình phải làm gì, phải làm như thế nào và được làm những gì và không được làm những gì.
Đối với các chương trình đào tạo và phát triển được thực hiện tại VPBank thì Trung tâm Đào tạo có sự chỉ đạo tổ chức thực hiện sắt sao hơn và đòi hỏi có sự liên kết, phối hợp với các phòng ban khác như văn phòng (về khâu phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, đón tiếp..), phòng kỹ thuật (hệ thống âm thanh, ánh sáng..), Trung tâm Tin học (hệ thống máy tính, máy chiếu..). Nói chung, trong thời gian qua, tuy công tác chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo và phát triển có nhiều tiến bộ, có thể đảm bảo về cơ bản, nhưng một thực tế diễn ra là do số lượng nhân viên của Trung tâm Đào tạo cũng như các phòng ban khác còn thiếu, người có kinh nghiệm chưa nhiều nên nếu trong quá trình đào tạo có vấn đề xảy ra thì việc xử lý còn thiếu linh hoạt, gây đứt quãng, mất thời gian của chương trình.
Và mở rộng hơn ra, không chỉ ở phạm vi một cán bộ nhân viên trong một đơn vị, bộ phận, chi nhánh mà trên phạm vi cả hệ thống, do hệ thống các chi nhánh và Phòng Giao dịch của VPBank nằm rải rác ở các tỉnh thành phố cả ba miền Bắc, Trung, Nam và Trung tâm Đào tạo phía Bắc đặt tại Hội sở chính Hà Nội, Trung tâm Đào tạo phía Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, nên tình trạng các đơn vị tại hai khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tham gia nhiều chương trình đào tạo và phát triển hơn so với các đơn vị khác, đặc biệt là những chi nhánh nằm ở miền Trung. Vì số lượng cán bộ nhân viên Trung tâm Đào tạo không nhiều, khụng thể cử cỏn bộ theo dừi, chỉ đạo tất cả cỏc chương trỡnh đào tạo, đặc biệt là khi cú nhiều chương trình được tổ chức cùng một thời điểm, nên đối với những chương trình đào tạo mà số lượng học viên VPBank tham dự nhiều (từ 10 người trở lên) hoặc nội dung chương trình đào tạo là rất quan trọng, mang tính cấp thiết (như các chương trình đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ mới, kiến thức mới về các quy định của Nhà nước,. thụng lệ quốc tế…) thỡ Trung tõm Đào tạo cần bố trớ người để theo dừi, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với bên cung cấp chương trình để thực hiện chương trình một cách hiệu quả. Còn đối với các chương trình đào tạo nội bộ hoặc những chương trình đào tạo do bên ngoài cung cấp dành riêng cho cán bộ nhân viên VPBank thì phải đảm bảo 100% các chương trình đều có ít nhất một cán bộ của Trung tâm Đào tạo theo sát quá trình thực hiện, quản lý học viên nhằm cho chương trình được thực hiện theo đúng kế hoạch định sẵn và có sự linh hoạt trong việc điều chỉnh hợp lý các vấn đề phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện chương trình như thay đổi giảng viên, học viên, thời gian, địa điểm học, trục trặc máy móc, kỹ thuật… Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo không chỉ có sự liên kết với bên cung cấp chương trình mà còn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác có liên quan tại VPBank, phục vụ cho chương trình đào tạo.