MỤC LỤC
Giải quyết tranh chấp, theo Từ điển tiếng Việt (1992), có nghĩa là làm cho các xung đột, bất đồng không còn thành vấn đề nữa. Thông thường, khi xảy ra tranh chấp, các chủ thể có thể lựa chọn, sử dụng một hoặc một số phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp của mình. Xét từ góc độ các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp, có thể khái quát thành ba nhóm:. a) Đơn phương giải quyết tranh chấp bằng cách tránh xung đột hoặc trực tiếp hành động chống trả đối phương;. b) Song phương giải quyết tranh chấp: Hai bên có tranh chấp trực tiếp gặp nhau để thương lượng, đàm phán;. c) Nhờ người thứ ba giúp đỡ giải quyết tranh chấp (trung gian hòa giải, Trọng tài, cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án). Như vậy, trong các phương thức giải quyết tranh chấp thuộc nhóm này, ngoài các bên tranh chấp còn có sự hiện diện của người thứ ba với vai trò và mức độ tham gia khác nhau trong quá trình giải quyết tranh chấp. Mỗi phương thức đều có những đặc trưng riêng, được thực hiện thông qua các nguyên tắc, hình thức và thủ tục riêng, tạo nên những ưu điểm và hạn chế của mình. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp cần được cân nhắc dựa trên hàng loạt vấn đề: mục tiêu cụ thể cần đạt được, bản chất của tranh chấp,. mối quan hệ kinh doanh giữa các bên, chi phí, thời gian cần bỏ ra để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp đều có chung mục đích là bằng việc loại bỏ các bất đồng, xung đột phát sinh để khôi phục, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đã bị xâm phạm, để duy trì và phát triển các quan hệ kinh doanh vốn có giữa các bên, để góp phần tạo lập và ổn định môi trường pháp luật lành mạnh cho các hoạt động kinh tế. Do những đặc trưng của tranh chấp kinh tế như đã phân tích ở trên, nên các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế đều phải đáp ứng các yêu cầu sau:. a) Đảm bảo quyền bình đẳng và quyền tự định đoạt của các bên có tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật;. b) Việc giải quyết tranh chấp phải kịp thời, triệt để và phù hợp pháp luật để các bên có tranh chấp có thể nhanh chóng tiếp tục hoạt động, sản xuất, kinh doanh bình thường;. c) Giữ gìn được bí mật kinh doanh, bí quyết công nghệ cũng như uy tín trên thương trường của các bên có tranh chấp; phục hồi và giữ gìn các mối quan hệ hợp tác, tin tưởng vốn có giữa các bên;. d) Đảm bảo hiệu lực thi hành của kết quả giải quyết tranh chấp với chi phí công sức, thời gian, vật chất, tài chính ở mức hợp lý nhất. Trong phạm vi nghiờn cứu đề tài, luận ỏn sẽ tiếp tục làm rừ hai phương thức là hòa giải tranh chấp kinh tế và giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục tư pháp (tại Tòa án) trước khi đi đến những phân tích sâu hơn về sự kết hợp giữa hai phương thức này trong cùng một quá trình giải quyết tranh chấp.
Cụ thể hơn, đối với tranh chấp kinh tế, Từ điển Kinh tế của Vương quốc Anh (Longman Dictionary of Business English) tại trang 341 giải thích:. "Nếu người thứ ba được hai bên lựa chọn để giúp họ giải quyết tranh chấp kinh doanh mà có quyền buộc hai bên phải tuân theo quyết định của mình thì người đó là Trọng tài viên. Nếu người thứ ba chỉ có quyền đề xuất cách giải quyết để hai bên tự nguyện quyết định, thì người đó là Hòa giải viên". Các cách giải thích thuật ngữ này tuy có một vài điểm khác biệt nhỏ nhưng qua đó đều có thể rút ra một số yếu tố cơ bản của hòa giải như sau:. a) Là một phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên với sự hiện diện của bên thứ ba trung gian do các bên lựa chọn;. b) Vai trò của bên thứ ba trung gian là giúp đỡ, hỗ trợ các bên tranh chấp bằng cách đưa ra các đề nghị, phương án giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn, thỏa thuận tự quyết định;. c) Tính chất của hòa giải là quá trình giải quyết tranh chấp một cách tự nguyện trên cơ sở tự định đoạt của các bên nhằm mục đích dàn xếp ổn thỏa, thân thiện về tranh chấp đã xảy ra giữa họ. Nhằm giúp các bên tranh chấp có điều kiện tham khảo, lựa chọn các quy trình hòa giải hữu hiệu và tăng cường sử dụng các dịch vụ hòa giải, các Trung tâm Trọng tài/ hòa giải quốc gia và quốc tế đã ban hành các Quy tắc hòa giải hay các bản hướng dẫn quy trình hòa giải mẫu, như "Quy tắc hòa giải không bắt buộc" (sửa đổi, bổ sung từ 1-1-1988) của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) tại London; Quy tắc hòa giải của UNCITRAL ban hành năm 1980 gồm 20 điều đã được nhiều nước tham khảo hoặc thông qua thành Quy tắc hòa giải của các tổ chức hòa giải trong nước.
Trong khi đó, theo mục 1.1.4, giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức tố tụng mang tính chất quyền lực công (quyền tư pháp), cụ thể là:. a) Tòa án (nói chính xác hơn là Hội đồng xét xử của Tòa án) nhân danh Nhà nước để xem xét giải quyết công khai vụ việc tranh chấp trên cơ sở các đạo luật- sự thể chế hóa ý chí của quyền lực công. b) Một bên hoặc các bên tranh chấp kinh tế có quyền tự quyết định việc khởi kiện hay rút đơn kiện, nhưng một khi đơn kiện đã được Tòa án thụ lý, quy trình tố tụng đã được khởi động, thì các bên (đương sự) và bản thân Tòa án đều phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về hình thức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như phải thi hành các biện pháp có tính cưỡng chế cần thiết cho việc bảo đảm kết quả giải quyết tranh chấp;. c) Các quyết định, bản án do Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử tuyên có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp và đều được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, nếu các bên không tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp chúng lại tạo nên một cách thức giải quyết tranh chấp mới (hòa giải trong tố tụng tư pháp) với bản chất pháp lý mới: sự kết hợp và chuyển hóa biện chứng giữa quyền lực tư và quyền lực công; cụ thể là:. a) Một mặt, quyền tự do ý chí, quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp vẫn được tôn trọng trong quá trình hòa giải tại Tòa án: Các bên có quyền chủ động yêu cầu Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử hoặc ngay trong khi đang xét xử, trước khi Tòa tuyên án; Các bên có quyền chủ động đưa ra các chứng cứ, lập luận để thương lượng, đàm phán trên cơ sở các gợi ý, hướng dẫn, tư vấn của Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử; các bên có quyền thỏa thuận về phương án giải quyết tranh chấp và vụ kiện sẽ được kết thúc bằng việc Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Đồng thời, mỗi bên cũng có quyền không chấp nhận các đề xuất của phía bên kia và của Thẩm phán-Hòa giải viên. Trong trường hợp đó, hòa giải được coi là không thành và vụ việc sẽ được tiếp tục giải quyết theo trình tự tố tụng do Thẩm phán điều hành theo luật định. b) Mặt khác, quyền tự định đoạt của các bên bị hạn chế ở phạm vi nhất định do sự chuyển giao từ quyền lực tư sang quyền lực công: Từ hòa giải tự nguyện sang hòa giải mang tính bắt buộc với tính chất là một thủ tục tố tụng, một giai đoạn tố tụng theo luật định; từ hòa giải viên độc lập do các bên tự lựa chọn và trao cho những quyền hành động nhất định sang hòa giải viên đương nhiên (thẩm phán hay hội đồng xét xử do Tòa án chỉ định) với quyền hạn đại diện cho quyền lực công để thực hiện quá trình hòa giải theo cách thức phù hợp với pháp luật tố tụng.
Mặc dù Thẩm phán, Hội đồng xét xử không phải là do các bên tự lựa chọn, nhưng pháp luật tố tụng của các nước, trong đó có Việt Nam, đều có yêu cầu chặt chẽ về tính khách quan của Thẩm phán thông qua quy định về quyền của các đương sự được yêu cầu thay đổi Thẩm phán và về trách nhiệm của Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử, nếu biết có những căn cứ rừ ràng làm cho Thẩm phỏn cú thể khụng khỏch quan trong khi xột xử. Đồng thời, kết quả hòa giải thành phải được Tòa án công nhận và bảo đảm thi hành, nên các yêu cầu khách quan, công bằng, hợp lý, không trái pháp luật và các tập quán thương mại quốc tế cũng đã được pháp luật tố tụng kinh tế, thương mại của nhiều nước ghi nhận là nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng.
Tuy nhiên, nguyên tắc bảo toàn bí mật trong quá trình hòa giải tại Tòa án còn đặt ra câu hỏi cần làm rừ là nếu hũa giải khụng thành, thỡ ở cỏc giai đoạn tố tụng tiếp theo, Thẩm phán-Hòa giải viên có được phép sử dụng đương nhiên các thông tin bí mật, những điều kiện, yêu cầu hoặc khả năng nhượng bộ mà các bên đưa ra trong quá trình đàm phán, thương lượng hay không?. "Trừ khi các bên thỏa thuận khác, một người đã làm hòa giải viên sẽ không được giữ vai trò là Trọng tài viên, Thẩm phán hay người đại diện, Luật sư tư vấn của một trong các bên tranh chấp tại bất kỳ thủ tục tư pháp hoặc thủ tục trọng tài nào tiếp theo liên quan đến chính tranh chấp đã được người đó hòa giải" (Điều 10 của Quy tắc hòa giải của Tòa án thương mại quốc tế ICC).
"Trừ khi các bên thỏa thuận khác, một người đã làm hòa giải viên sẽ không được giữ vai trò là Trọng tài viên, Thẩm phán hay người đại diện, Luật sư tư vấn của một trong các bên tranh chấp tại bất kỳ thủ tục tư pháp hoặc thủ tục trọng tài nào tiếp theo liên quan đến chính tranh chấp đã được người đó hòa giải" (Điều 10 của Quy tắc hòa giải của Tòa án thương mại quốc tế ICC). Tuy nhiên, pháp luật tố tụng kinh tế Việt Nam hiện hành vẫn còn hoàn toàn bỏ ngỏ các vấn đề trên. Quyết định của Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. đương sự và những người có quyền và lợi ích liên quan. Khác với bản án sơ thẩm do Tòa án tuyên, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên có giá trị thi hành ngay sau khi Tòa công bố. Quyết định này là sự kết hợp giữa ý chớ tự nguyện của cỏc bờn với ý chớ của Nhà nước, thể hiện rừ nhất bản chất của quá trình kết hợp và chuyển hóa từ quyền lực tư sang quyền lực công. Do đó, các bên đương sự và những người có quyền và lợi ích liên quan đều bị ràng buộc vào việc thực hiện quyết định này. Vì vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục xét xử phúc thẩm. Nếu sau khi quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã được công bố, các đương sự lại có sự thay đổi nguyện vọng, ý chí, thì họ chỉ được quyền làm đơn khiếu nại lên Tòa án cấp trên hoặc Viện kiểm sát cấp trên để yêu cầu các cơ quan đó xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc có chấp nhận đơn khiếu nại đó hay không tùy thuộc vào sự nhận định của Tòa án cấp trên hoặc của Viện kiểm sát cấp trên rằng đơn khiếu nại của đương sự có hợp tình hợp lý hay không. Nếu Tòa án cấp trên hoặc Viện kiểm sát cấp trên thấy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có sai sót, trái pháp luật hoặc không có sự nhất quán giữa biên bản hòa giải thành và quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, thì Tòa án cấp trên hoặc Viện kiểm sát cấp trên sẽ chấp nhận đơn khiếu nại của các đương sự, đồng thời sẽ tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu Tòa án cấp trên hoặc Viện kiểm sát cấp trên thấy đơn khiếu nại của các đương sự là không có căn cứ hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của Tòa án cấp dưới là đúng pháp luật, không có gì sai sót, thì Tòa án cấp trên hoặc Viện kiểm sát cấp trên sẽ không chấp nhận đề nghị của các đương sự trong đơn khiếu nại, không mở phiên tòa giám. đốc thẩm và yêu cầu các đương sự có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã có hiệu lực. QUY TRèNH HềA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TềA ÁN. Việc nghiên cứu để xây dựng thành mô hình lý thuyết về quy trình hòa giải tranh chấp kinh tế tại Tòa án còn rất hạn chế, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở nhiều nước khác. Đối với hòa giải ngoài tố tụng, các bên tranh chấp hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn hòa giải viên, lựa chọn địa điểm, thời gian và quy trình hòa giải phù hợp với tranh chấp cụ thể phát sinh. Vì vậy, quy trình hòa giải ngoài tố tụng mang tính lựa chọn linh hoạt, đa dạng phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp. Các quy tắc hòa giải của các trung tâm hòa giải hay trung tâm trọng tài chỉ có ý nghĩa hướng dẫn. Đối với thủ tục hòa giải tại Tòa án, với tính chất là một thủ tục, một giai đoạn tố tụng, quy trình hòa giải phải được luật hóa trong pháp luật tố tụng để áp dụng thống nhất tại mọi Tòa án theo nguyên tắc pháp chế. Trình bày một cách khái quát, quy trình hòa giải bao gồm ba giai đoạn như sau:. a) Giai đoạn chuẩn bị, thu thập, xử lý thông tin liên quan đến tranh chấp và các bên tranh chấp;. b) Giai đoạn hòa giải;. c) Giai đoạn kết thúc. Cụ thể hơn, từ việc tổng kết thực tiễn, các giáo sư Mỹ đã đưa ra mô hình Quy trình hòa giải Folberg-Taylor, không phân biệt là hòa giải trong tố tụng hay ngoài tố tụng. Các bước đó là:. 1- Hòa giải viên thu thập thông tin, gặp gỡ bước đầu với các đương sự;. 2- Hòa giải viên xác định nội dung cần hòa giải và các vấn đề có liên quan trong vụ kiện;. 3- Hòa giải viên đề xuất các phương pháp giải quyết để các bên lựa chọn trên cơ sở những phân tích, giải thích về mặt pháp lý của Hòa giải viên;. 4- Các bên tranh chấp đàm phán, thương lượng, thỏa thuận, chọn giải pháp;. 5- Hũa giải viờn và cỏc bờn làm rừ từng vấn đề được giải quyết theo thỏa thuận và lập biên bản hòa giải thành hay không thành;. 6- Hòa giải viên xem xét khía cạnh pháp lý của từng thỏa thuận đã đạt được. Nếu là hòa giải trong tố tụng, thì việc này phải được thực hiện trước khi ra quyết định công nhận hòa giải thành;. 7- Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định công nhận hòa giải thành. Đối với hòa giải trong tố tụng tại Tòa Kinh tế, quy trình hòa giải có thể được trình bày thành các bước như sau:. 1- Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử, trên cơ sở xem xét hồ sơ, tiến hành thu thập thêm chứng cứ, lấy thêm lời khai;. 2- Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử giải thích các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các đương sự và của những người có quyền lợi, nghĩa vụ cú liờn quan; làm rừ cỏc khú khăn và vướng mắc của cỏc đương sự trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế và nội dung của tranh chấp;. 3- Tũa ỏn chỉ rừ cho cỏc bờn thấy rừ ưu điểm của việc hũa giải tranh chấp kinh tế và lợi ích đối với mỗi bên khi họ đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp kinh tế;. 4) Nếu các đương sự không tự tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử sẽ đưa ra một số phương án, khả năng giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn;. 5) Tòa án ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vào biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận về phương án giải quyết tranh chấp, thì Tòa án cũng lập biên bản hòa giải không thành để tiếp tục các bước xét xử vụ việc;. 6) Tòa án ghi nhận các công việc và trình tự thực hiện các công việc mà các đương sự cần làm theo các cam kết, thỏa thuận đã đạt được. XÉT XỬ PHÚC THẨM (Hòa giải trong phần xét hỏi và tranh luận). XÉT XỬ TÁI THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ THEO THỦ TỤC HềA GIẢI TẠI TềA ÁN. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có thể phân loại kinh nghiệm nước ngoài trong việc điều chỉnh pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế thành hai lĩnh vực. a) Kinh nghiệm hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục trọng tài, và. b) Kinh nghiệm hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục tư pháp (tại Tòa án). Ngoài ra, còn có thể phân loại các kinh nghiệm hòa giải tranh chấp kinh tế của nước ngoài ra thành hai bộ phận. a) Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế về hòa giải, và b) Kinh nghiệm của một số nước về hòa giải.
Tuy nhiên, trên thực tế, cùng với việc pháp luật của nhiều nước đã công nhận hòa giải là một nguyên tắc, một thủ tục của tố tụng kinh tế, tố tụng dân sự, thì quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp được Tòa án bảo đảm trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Ở Việt Nam, trước năm 1994, trong nền kinh tế được quản lý bằng cơ chế kế hoạch tập trung, hành chính, bao cấp và ngay cả trong một số năm đầu của quá trình chuyển đổi sang quản lý theo cơ chế kinh tế thị trường, các chủ thể hoạt động kinh tế chỉ có một phương thức giải quyết tranh chấp duy nhất là đưa vụ việc đang tranh chấp ra Trọng tài Kinh tế Nhà nước để yêu cầu giải quyết.
Năm 1994, Tòa Kinh tế được thành lập trong hệ thống Tòa án nhân dân và từ ngày 1-7-1995, các công dân, doanh nghiệp ở Việt Nam đã có thêm một khả năng lựa chọn để thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp. Bằng thủ tục hòa giải, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử có vai trò hỗ trợ giúp cho các đương sự vượt qua mặc cảm, tìm ra giải pháp cho các bất đồng, nhằm duy trì và giữ gìn mối quan hệ hợp tác làm ăn tốt đẹp và sự thông cảm, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, tránh cho các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khỏi phải trả giá đắt do việc làm tổn hại hoặc mất đi những mối quan hệ này [22, tr.
Hòa giải trong tố tụng chính là chiếc chìa khóa vàng để mở ra các cơ hội cuối cho các bạn buôn, phường bán có thể dàn xếp với nhau về cách thức giải quyết ổn thỏa tranh chấp giữa họ. Nhưng khi các bên tranh chấp chấp nhận phương án hòa giải do Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử của Tòa án đề xuất và kết quả hòa giải được công nhận bằng một quyết định có giá trị chung thẩm của Tòa án thì điều đó có nghĩa là họ đã giảm bớt được một cách đáng kể rất nhiều chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc của không chỉ bản thân họ, mà còn giảm bớt được gánh nặng xét xử, giảm bớt được một phần đáng kể những chi phí của Tòa án (chi phí lấy lời khai, khảo sát, điều tra, thu thập chứng cứ, chi phí cho việc mở các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm..).
Việc xét xử phần lớn phải trải qua hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm), chưa kể trong một số trường hợp còn phải qua các thủ tục tố tụng đặc biệt là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Kết quả giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cũng có ý nghĩa và tác dụng lâu bền hơn đối với các đương sự.
Quy tắc hòa giải lựa chọn của Phòng thương mại quốc tế (ICC) cũng nhấn mạnh yếu tố giữ gìn bí mật trong quá trình hòa giải: "Bất kỳ ai tham gia vào quá trình hòa giải dưới bất cứ tư cách nào đều phải tôn trọng và bảo đảm tính bí mật của quá trình này".
Điều đó sẽ góp phần có hiệu quả làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, giảm bớt các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng kinh doanh, hoặc nếu tranh chấp tương tự có xảy ra, thì các nhà kinh doanh cũng sẽ dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các đồng nghiệp để tìm ra được phương thức giải quyết ổn thỏa, hiệu quả, ít tốn kém.
Tuy nhiên các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế đều là những thương gia có hiểu biết về mặt pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trên thương trường nên việc hòa giải làm sao giúp họ thông hiểu, để thông cảm cho nhau lại là vấn đề khó, nó không giống tranh chấp dân sự có giá trị nhỏ, sự hiểu biết của nhân dân cũng có hạn. Hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ kinh tế thị trường, quyền tự chủ kinh doanh của các xí nghiệp đáng được tôn trọng, một số giám đốc doanh nghiệp nhà nước chỉ được phép quản lý tài sản chứ chủ sở hữu lại là Nhà nước, nên khi hòa giải chúng ta phải đặt vấn đề làm sao họ có thể chấp nhận được khi họ chỉ là người được ủy quyền thường xuyên quản lý tài sản, không phải người chủ sở hữu tài sản.
Tại Điều 5 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: "Trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án tiến hành hòa giải để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ những trường hợp..", có nghĩa là ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng Tòa án đều có thể tiến hành hòa giải để giúp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau. Nhưng tại điểm a khoản 1 Điều 47 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự lại quy định thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án phải tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự, nếu trong giai đoạn này mà Tòa án hòa giải không thành thì Thẩm phán mới ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Ngoài ra, khác với trình tự thủ tục tố tụng của việc giải quyết các vụ án kinh tế thì ở Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động lại quy định một thủ tục bắt buộc đối với người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động sau khi mở phiên tòa tại Điều 50: "Trước khi tiến hành việc xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tiến hành việc hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án lao động". Có nghĩa là ngoài việc tùy thuộc vào bất kỳ giai đoạn nào của trình tự tố tụng thỡ Phỏp lệnh Thủ tục giải quyết cỏc tranh chấp lao động đó quy định rừ cú hai thời điểm bắt buộc người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án phải tiến hành hòa giải "trước khi quyết định mở phiên tòa" hoặc.
Trọng tài Kinh tế, với tính chất là một cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan quản lý (đại diện cho sở hữu nhà nước), chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền cùng cấp, mà thực hiện việc xét xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế sẽ không bảo đảm tính công bằng của pháp luật và vô tư, khách quan trong nghiệp vụ. Điều đó cho thấy cần phải chấm dứt sự tồn tại của Trọng tài Kinh tế Nhà nước và chuyển giao việc giải quyết tranh chấp kinh tế sang hệ thống các cơ quan xét xử mới là Trọng tài Kinh tế phi chính phủ và Tòa án nhân dân. Theo Pháp lệnh này, Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế như sau:. 1- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh;. 2- Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty;. 3- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;. 4- Các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có nội dung gần giống với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và kế thừa những ưu điểm của tố tụng dân sự trong thủ tục hòa giải các tranh chấp. Trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, "hòa giải" được quy định là một thủ tục bắt buộc phải tiến hành trong suốt quá trình tố tụng kinh tế. Điều 36 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định:. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt khi hòa giải. Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì Tòa án lập Biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp các đương sự không thể thỏa thuận với nhau được, thì Tòa án lập Biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Theo quy định trên, hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế có một số điểm khác với hòa giải trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Cụ thể là:. a) Sau khi lập Biên bản hòa giải thành, Thẩm phán ra ngay Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, chứ không cần phải đợi sau 15 ngày như trong thủ tục tố tụng dân sự. b) Ngoài ra, Biên bản hòa giải thành trong tố tụng kinh tế không thể bị thay đổi sau khi các đương sự, Thẩm phán tiến hành hòa giải và thư ký Tòa án ghi biên bản đã ký tên. - Giá trị tranh chấp kinh tế chỉ có 50 triệu đồng là một số tiền nhỏ, không tương xứng với giá trị các vụ án kinh tế, thương mại hiện nay (50 triệu đồng chỉ tương đương với một chiếc xe máy bình thường của người dân). - Giá trị các vụ tranh chấp dân sự có thể lên đến nhiều tỷ đồng nhưng từ xưa tới nay vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Điều này cho thấy đang tồn tại một sự bất bình đẳng, bất hợp lý giữa việc giải quyết tranh chấp kinh tế và tranh chấp dân sự tại Tòa án cấp huyện. Vì lý do gì mà một người Thẩm phán, Thư ký Tòa án hoặc một Hội đồng xét xử, khi giải quyết một vụ án dân sự, thì có thể ra những phán quyết về những tài sản có giá trị nhiều tỷ đồng, còn khi giải quyết một vụ án kinh tế, thì lại chỉ được giải quyết những vụ tranh chấp có giá trị dưới 50 triệu đồng?. - Do những quy định bất hợp lý như trên nên số lượng các vụ án kinh tế được xét xử ở Tòa án cấp huyện trong những năm vừa qua là rất ít. Đồng thời, việc hầu hết các vụ án kinh tế đều được xét xử sơ thẩm ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm cho Tòa án cấp tỉnh trở nên quá tải, không giải quyết kịp thời các vụ án kinh tế, xét xử có nhiều sai sót, khiếm khuyết hoặc làm tồn đọng nhiều vụ án kinh tế, làm cho việc phân loại vụ án dân sự - vụ án kinh tế không đem lại hiệu quả như mong muốn. Những điều vừa trình bày ở trên cho thấy việc phân cấp thẩm quyền ở các cấp Tòa án hiện nay rất bất cập, không thích hợp và cần được khẩn trương sửa đổi lại cho sát thực tế và hợp lý hơn. Tuy giá trị của vụ tranh chấp kinh tế được quy định trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự so với giá trị của các tranh chấp do Tòa án cấp huyện giải quyết hiện nay đã được tăng lên mười lần, nhưng chúng tôi cho rằng giá trị đó vẫn chưa tương xứng với giá trị của các vụ án dân sự. Quy định về giá trị tài sản tranh chấp như vậy vẫn chưa phù hợp với thực tiễn, vẫn sẽ còn gây ra sự rỗi rãi trong việc xét xử các vụ án kinh tế ở các Tòa án cấp huyện và vẫn gây ra sự quá tải của các Tòa án cấp tỉnh. Tôi cho rằng có thể quy định giá trị các vụ tranh chấp kinh tế mà Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lên đến một tỷ đồng. c) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ.
Nói chung, việc thụ lý đơn kiện của nguyên đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện (cấp sơ thẩm) hoặc tại Tòa Kinh tế (Tòa án nhân dân cấp tỉnh) cũng được thực hiện giống như quy định chung của ngành Tòa án khi thực hiện việc thụ lý đơn kiện trong các lĩnh vực khác (như trong tố tụng dân sự, tố tụng lao động..). Điều 31 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định: "Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Hiện nay, trong pháp luật hiện hành, nhất là trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, chưa có quy định nào đề cập đến việc Thẩm phán, Thư ký Tòa án cần phải thụ lý một đơn kiện về tranh chấp kinh tế như thế nào. Điều 31, khoản 2 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế chỉ quy định:. Đơn kiện phải có các nội dung sau đây:. a) Ngày, tháng, năm viết đơn. b) Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án. c) Tờn của nguyờn đơn, bị đơn; trong trường hợp khụng rừ địa chỉ của bị đơn, thì ghi địa chỉ nơi có trụ sở hoặc cư trú cuối cùng của bị đơn. đ) Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. e) Quá trình thương lượng của các bên. g) Các yêu cầu đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết. Điều này là cần thiết, vì giá trị vụ tranh chấp sẽ quyết định là vụ án có thể được giải quyết ở Tòa án cấp huyện hay cần được giải quyết ở Tòa án cấp tỉnh (Điều 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy. định Tòa án cấp huyện xét xử những vụ án kinh tế có giá trị dưới 50 triệu đồng và không có yếu tố nước ngoài. Các vụ án kinh tế còn lại đều do Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm). Thẩm phán và Thư ký Tòa án còn cần thẩm định các chứng cứ có liên quan đến vụ án để bảo đảm việc hòa giải hoặc xét xử của Tòa án được tiến hành trên những căn cứ chính xác, đáng tin cậy, không trái pháp luật. Đặc biệt, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, thì Thẩm phán, Thư ký Tòa án hoặc Hội đồng xét xử càng cần phải thẩm định xem hợp đồng kinh tế có vô hiệu hay không, vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần vì theo nguyên tắc Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải đối với những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật. Những hợp đồng kinh tế sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ:. a) Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật. b) Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. c) Người kỳ hợp đồng không đủ thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
Nếu qua sự khuyên nhủ, thuyết phục của người Thẩm phán mà nguyên đơn nghe ra lẽ thiệt hơn, rút đơn kiện về, thì nguyên đơn sẽ không phải nộp tạm ứng án phí và vụ việc tranh chấp sẽ được giải quyết bằng phương thức khác. Nếu mặc dù đã có sự khuyên nhủ, thuyết phục của Thẩm phán, nhưng nguyên đơn vẫn khăng khăng muốn yêu cầu Tòa án xét xử tranh chấp kinh tế, thì người Thẩm phán cũng phải tôn trọng ý chí, nguyện vọng của nguyên đơn và hướng dẫn nguyên đơn làm những công việc tiếp theo để tiếp tục hình thức hòa giải các bên đương sự ở những giai đoạn tố tụng khác, bằng những hình thức khác.
Nếu thấy Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án ghi biên bản không đúng với những điều các đương sự đã trình bày, hoặc không đúng với sự thỏa thuận, cam kết giữa họ, các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tranh chấp có quyền yêu cầu Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án chỉnh sửa lại cho đúng và đầy đủ, chính xác. Điều này hết sức cần thiết, vì chính các biên bản này là căn cứ, là cơ sở để Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự - Một văn bản pháp lý kết thúc vụ tranh chấp và có tính chất, vai trò, ý nghĩa như một bản án của Tòa án.
Để có căn cứ, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc hòa giải hoặc xét xử của Tòa án sau này, những lời khai của các đương sự cần được Thẩm phán và Thư ký Tũa ỏn ghi thành biờn bản một cỏch chớnh xỏc, rừ ràng, trung thực và đầy đủ. Theo các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, việc thu thập chứng cứ, tài liệu phục vụ cho việc hòa giải hoặc xét xử tranh chấp kinh tế không phải là nghĩa vụ và trách nhiệm của Tòa án, cụ thể là của Thẩm phán và Hội đồng xét xử vụ án kinh tế.
Trong một vụ kiện có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong buổi hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và Tòa án hòa giải thành, thì kết quả hòa giải thành giữa các đương sự này chỉ có giá trị đối với đối với các đương sự tham gia hòa giải, nếu thỏa thuận giữa họ không ảnh hưởng tới quyền, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt, trừ trường hợp đương sự vắng mặt cũng đồng ý với kết quả thỏa thuận của các đương sự tham gia hòa giải. Trong quá trình hòa giải chính thức, khi mà người Thẩm phán đã sử dụng tất cả những biện pháp nghiệp vụ chuyên môn, đã thể hiện tất cả thiện chí của mình, nhưng các đương sự vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến và đòi hỏi của mình, quan điểm của họ không thể xích lại gần nhau, không thể đi đến một điểm chung, thì người Thẩm phán không còn có cách nào khác là phải lập một biên bản hòa giải không thành và sau đó là ra quyết định đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.
Cũng chính vì lý do trên, Điều 20 của Quy tắc hòa giải của UNCITRAL cũng quy định nghĩa vụ của các đương sự đang có tranh chấp như sau: "Cam kết không căn cứ vào hoặc không đưa những tố tụng liên quan đến tranh chấp là đối tượng của quá trình hòa giải như là bằng chứng trong tố tụng trọng tài hoặc tố tụng Tòa án". Nếu Hội đồng xét xử thấy hé mở dấu hiệu có thể làm cho quan điểm của hai bên có thể xích lại gần nhau, thì nên hướng sự thẩm vấn của Hội đồng xét xử vào việc tìm ra một giải pháp thỏa mãn được quyền lợi của các đương sự cũng như của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không cần đến việc tiến hành tranh luận tại phiên tòa và việc Hội đồng xét xử ra phán quyết.
Trong trường hợp như vậy, Hội đồng xét xử cũng nên ủng hộ sự hòa giải của các đương sự và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, chứ không nên cho rằng hễ đã mở phiên tòa là Hội đồng xét xử phải xét xử vụ tranh chấp đến cùng và phải ra một bản án để giải quyết vụ tranh chấp. Quan điểm của tác giả luận án là: Sự tự nguyện, thỏa thuận và thống nhất ý chí của các đương sự bất cứ ở đâu và bất cứ ở thời điểm nào cũng không muộn, cũng đều làm cho quá trình giải quyết tranh chấp được nhanh gọn hơn, đỡ tốn kém hơn và có nhiều khả năng thi hành hơn.
Nếu trong thời hạn 10 ngày nói trên, các đương sự hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có kháng cáo hoặc Viện kiểm sát cùng cấp có quyết định kháng nghị, thì bản án của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp lý và hồ sơ vụ án sẽ được chuyển lên Tòa án cấp phúc thẩm để giải quyết theo trình tự phúc thẩm. Do vậy, sau khi có bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, các đương sự lại có thể thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết vụ án mà các đương sự đều có thể chấp nhận được, không còn mâu thuẫn, không còn tranh chấp, thì Nhà nước (cụ thể ở đây, Tòa án là người đại diện) cũng cần công nhận sự thỏa thuận, hòa giải của họ.
Ở đây, với việc một đương sự, các đương sự hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm đã cho thấy bản án giải quyết tranh chấp kinh tế chưa đi sâu vào lòng người, chưa "thấu tình, đạt lý", chưa có sức thuyết phục.
Khi quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền tuyên trong quyết định:. a) Hủy bản án sơ thẩm, nếu thỏa thuận giữa các đương sự có nội dung khác hoàn toàn với quyết định trong bản án sơ thẩm;. b) Sửa bản án sơ thẩm, nếu thỏa thuận giữa các đương sự chỉ khác một phần so với quyết định trong bản án sơ thẩm. - Tại thủ tục hòa giải trước khi xét xử, các đương sự phải trả lệ phí cho Hòa giải viên, còn tại hòa giải sau khi xét xử, các bên đương sự không phải trả bất kỳ một khoản lệ phí nào cho ai.
Tuy vậy, chúng tôi thấy rằng, cũng có những điểm trong các quy định này chưa hợp tình hợp lý; thí dụ như các đương sự, các người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tranh chấp không được mời đến phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm để tham gia vào các phiên tòa này. Theo chúng tôi, ở giai đoạn thẩm vấn tại phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, các đương sự vẫn có quyền thương lượng, hòa giải với nhau để đi đến một phương án giải quyết tranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được.
Có như vậy thì các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan mới có điều kiện nói lên tiếng nói và nguyện vọng của mình, mới có điều kiện để giải quyết tranh chấp kinh tế bằng hòa giải. Do đó, nếu ở phần tranh luận tại phiên tòa tái thẩm, các đương sự thống nhất với nhau được cách giải quyết vụ tranh chấp, thì Tòa án cũng cần cho phép và công nhận sự thỏa thuận đó của các đương sự.
Khác với hòa giải gián tiếp, hình thức hòa giải trực tiếp được Thẩm phán, Thư ký Tòa án thể hiện ở việc Thẩm phán triệu tập các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan để lấy lời khai của các bên về vụ tranh chấp, tìm hiểu yêu cầu, nguyện vọng và quan điểm của các đương sự về việc giải quyết tranh chấp đó. Nhưng hình thức hòa giải này cũng có điểm khác với hình thức hòa giải ngoài tố tụng, bởi vì hòa giải ngoài tố tụng trước khi xét xử là hình thức hòa giải được thực hiện bởi Hòa giải viên độc lập; việc hòa giải được tiến hành một cách khách quan, không dựa trên một kết quả phán quyết của một cơ quan tài phán nào.
Coi trọng công việc thông báo và trao đổi thông tin với các bên đương sự của hòa giải viên, Điều 10 của Quy tắc hòa giải của uncitral cũng quy định: Hòa giải viên công bố nội dung chính của thông tin do một bên cung cấp cho bên kia biết để bên kia có cơ hội trình bày những giải thích mà anh ta cho là thích hợp. Nếu thấy cần thiết, Thẩm phán cũng có thể tổ chức các buổi gặp mặt, tiếp xúc, trao đổi giữa các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liờn quan để làm rừ bản chất sự việc và cỏc tỡnh tiết của vụ tranh chấp, nhằm thu thập các căn cứ cần thiết cho việc hòa giải hoặc xét xử tại tòa án.
Vì vậy, căn cứ Điều 74, 75 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, tòa án nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 19/CNTT-KT ngày 23-3- 1996 của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời, đề nghị tòa Kinh tế - tòa án nhân dân tối cao - xét xử giám đốc thẩm để hủy quyết định nói trên. Có quan điểm cho rằng, đối với việc giải quyết tranh chấp dân sự, khi đã xác định được những người có quyền tham gia hòa giải, thì tòa án không cần chú ý đến người bảo vệ quyền lợi cho đương sự; người bảo vệ quyền lợi của đương sự không có quyền tham gia hòa giải, mà chỉ có quyền tham gia tố tụng để giúp đương sự về mặt pháp lý trong việc hòa giải.
Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự cũng chưa đề cập đến phương pháp mà tòa án cần sử dụng khi tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế. Tuy vậy, qua nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn và trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân, có thể nêu ra một số phương pháp mà tòa án cần áp dụng khi tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại như sau.
Có như vậy thì những điều mà Thẩm phán gợi mở đối với các đương sự mới đi sâu vào lòng người, có sức thuyết phục các đương sự và mới sớm được thực hiện một cách tự nguyện, tự giác, nghiêm túc, có hiệu quả.
"Trọng tài viên" để các đương sự dàn xếp vụ tranh chấp trên cơ sở các đương sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, có sự tương trợ, nhường nhịn nhau, chia sẻ với nhau những thiệt hại và mất mát trong kinh doanh, trong hoạt động thương mại; bởi vì mục đích của việc hòa giải các tranh chấp là muốn tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh tiếp tục giữ gìn và phát huy các mối quan hệ kinh tế, thương mại vốn đã được xây đắp lâu nay giữa các bên, chứ không phải là đẩy các bên đến chỗ ngày càng đối địch nhau gay gắt, hủy hoại mối quan hệ lâu dài trước đó giữa họ.
Có như vậy thì các đương sự mới càng tin tưởng nhau hơn, các đương sự tin tưởng vào tòa án hơn và việc hòa giải càng có cơ sở vững chắc hơn.
Do đó, việc xảy ra trường hợp các đương sự sử dụng quyền kháng cáo đối với bản án của Hội đồng xét xử trong một thời hạn luật định là điều dễ hiểu để nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên. Đó không phải là quyết định thể hiện ý chí chủ quan của Hội đồng xét xử mà là quyết định được xây dựng và công bố trên cơ sở biên bản hòa giải thành giữa các đương sự, là kết quả của sự trao đổi dân chủ, tự do, trực tiếp giữa các đương sự.
Thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là cần thiết, bởi vì trong thực tế, có những trường hợp tòa án tiến hành hòa giải thành tranh chấp kinh tế, nhưng trong quá trình hòa giải cũng như khi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự lại có biểu hiện vi phạm pháp luật hoặc có sai lầm, thiếu sót về nội dung và hình thức của quyết định. Những kết quả hòa giải các tranh chấp kinh tế đã góp phần quan trọng vào việc thi hành pháp luật thống nhất trong toàn ngành tòa án, bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự, đồng thời cũng bảo đảm được các quyền lợi của Nhà nước và của xã hội.
Quá hạn ngày 25-4-2001, nếu cơ sở Hải Cường không thanh toán được nợ, thì tài sản thế chấp là căn nhà số 533 phố Huỳnh Văn Chính, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh..sẽ được phát mãi theo luật định để thu hồi nợ cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam [37, tr. Một điểm khác cũng góp phần vào sự thành công của hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế là các Thẩm phán đã lựa chọn nơi tiến hành hòa giải là các phòng họp, khác với phòng xử án, tạo ra môi trường thân mật, gần gũi lẫn nhau hơn, các bên đương sự dễ tiếp xúc, trao đổi với nhau hơn và dễ đi đến những thỏa thuận, thông cảm, nhường nhịn lẫn nhau hơn.
Cơ sở Ngân Hà (bị đơn) đã xác nhận và cam kết trả cho công ty TNHH Daewoo Hanel số tiền còn nợ làm ba lần. Các bên thỏa thuận cơ sở Ngân Hà chịu toàn bộ án phí và nộp tại Phòng Thi hành án thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, một số Tòa Kinh tế ở các địa phương đã đề cao trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, ban ngành hữu quan, nắm bắt thông tin kịp thời, vận dụng pháp luật hiện hành, cố gắng hòa giải nhanh các tranh chấp kinh tế, nên đã thu được những kết quả khả quan. Một điểm khác cũng góp phần vào sự thành công của hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế là các Thẩm phán đã lựa chọn nơi tiến hành hòa giải là các phòng họp, khác với phòng xử án, tạo ra môi trường thân mật, gần gũi lẫn nhau hơn, các bên đương sự dễ tiếp xúc, trao đổi với nhau hơn và dễ đi đến những thỏa thuận, thông cảm, nhường nhịn lẫn nhau hơn. Những nhược điểm trong hoạt động hòa giải các tranh chấp. Thực ra, pháp luật hiện hành chưa quy định việc hòa giải ở Tòa án phải được thực hiện theo phương pháp như thế nào, gồm những bước gì. Các Thẩm phán thường tiến hành hoạt động hòa giải tranh chấp kinh tế theo những thông lệ xét xử và kinh nghiệm thực tế của bản thân. Chính vì vậy, hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế của một số Tòa án dễ dẫn đến sai lầm theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Trong thực tiễn, quá trình giải quyết các vụ án kinh tế, với thủ tục hòa giải, còn có một số thiếu sót phổ biến, như: Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng; Nghiên cứu chưa sâu các tình tiết của vụ án; Phân tích, đánh giá chứng cứ không chính xác, dẫn đến việc công nhận những thỏa thuận hoặc hợp đồng không hợp pháp.v.v.. Có thể nêu ra một số ví dụ cụ thể về các trường hợp trên như sau:. a) Về việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng. Đây là vụ tranh chấp kinh tế giữa Công ty xây dựng Bắc Thăng Long do ông Thân Văn Hạnh, giám đốc, đại diện và Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động do bà Lưu Thị Hồng, Phó Chủ tịch huyện Sơn Động, đại diện. Ở đây, Bà Lưu Thị Hồng không phải là đại diện đương nhiên của pháp nhân. Lẽ ra Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang phải yêu cầu bà Lưu Thị Hồng xuất trình giấy ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động, thì bà Lưu Thị Hồng mới đủ tư cách tham gia tố tụng. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên nói trên đã bị Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị và Tòa Kinh tế. -Tòa án nhân dân tối cao đã xử hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận nêu trên của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. b) Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chưa sâu; phân tích, đánh giá chứng cứ không đúng, dẫn đến việc Tòa án công nhận những thỏa thuận hoặc hợp đồng không hợp pháp. Thực tiễn cuộc sống kinh tế cũng như những yêu cầu mới to lớn của công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi các nhà làm luật, các cơ quan tư pháp cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác phải khẩn trương có những biện pháp dứt khoát, cụ thể, thiết thực để hoàn thiện việc tổ chức và hoạt động của Tòa án, nâng cao trình độ, năng lực của các Thẩm phán, Thư ký Tòa án cũng như của Hội đồng xét xử trong việc giải quyết các vụ án kinh tế nói chung và hòa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng.
Các nhà làm luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật một cách căn bản, có hệ thống, để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những quy định liên quan đến hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế nói chung và hòa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII cũng như Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã khẳng định việc tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, trong đó chú trọng việc cải cách thủ tục tố tụng.
Để nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp kinh tế nói chung và công tác hòa giải nói riêng, còn cần phải bảo đảm có đủ số lượng Thẩm phán cần thiết để đào tạo các Thẩm phán theo hướng chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực, thí dụ như Thẩm phán hình sự, Thẩm phán kinh tế, Thẩm phán dân sự, Thẩm phán hành chính. Có thể thấy rằng, quy định này đã thể hiện một sự cải tiến theo chiều hướng nâng cao chất lượng xét xử, nếu so sánh với thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, lao động và hình sự; bởi vì thành phần của Hội động xét xử ở các phiên tòa sơ thẩm dân sự, lao động và hình sự (tội nhẹ) chỉ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân.
Tác giả luận án cho rằng, các nhà làm luật cần quán triệt sâu sắc hơn tính chất, vị trí, vai trò của thủ tục hòa giải trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế, để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cũng như trong việc xây dựng các đạo luật mới về tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế theo thủ tục hòa giải. Một điểm mà ai cũng cú thể nhận thấy rừ ràng khi đề cập cỏc quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải các tranh chấp kinh tế là các quy định hiện hành cũn quỏ chung chung, khụng cụ thể, khụng rừ ràng, làm cho cỏc Thẩm phỏn, Thư ký Tũa ỏn hoặc Hội đồng xột xử rất khú hiểu rừ, khú nắm vững và khó áp dụng đúng các quy định về hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế.
Tác giả luận án cho rằng, việc xây dựng được một chế định hòa giải trong tố tụng tại tòa án hoàn chỉnh trong một văn bản có giá trị pháp lý cao là Bộ luật Tố tụng Dân sự sẽ góp phần phát huy vai trò, tác dụng và nâng cao hiệu quả của phương thức hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại. Chẳng hạn, trong trường hợp các đương sự hoàn toàn tự nguyện, Tòa án có thể tiến hành hòa giải giữa họ về việc thực hiện nghĩa vụ cụ thể phát sinh từ vụ việc không được hòa giải (thí dụ, các đương sự tự nguyện thương lượng về phương thức hoàn trả tài sản cho nhau trong trường hợp giao dịch bị tuyên bố vô hiệu).
Trong thực tiễn xảy ra cả những trường hợp bị đơn đã được triệu tập đến dự phiên họp hòa giải nhưng cố tình vắng mặt hoặc đương sự (có thể là nguyên đơn, có thể là bị đơn) không thể tham gia hòa giải vì có lý do chính đáng (ốm nặng, bị tai nạn hoặc gặp những trở ngại không thể vượt qua..). Trong những trường hợp đó pháp luật cần ghi nhận quyền của thẩm phán lập biên bản xác định vụ việc không thể tiến hành hòa giải được để làm cơ sở ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 3.2.2 Cần có các điều khoản quy định về việc thụ lý đơn khởi. Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự đã có một số điều khoản đề cập đến thủ tục thụ lý đơn khởi kiện của nguyên đơn trong các vụ án dân sự nói riêng và trong các vụ án kinh tế nói riêng. Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định:. Thư ký Tòa án có thể được phân công làm các nhiệm vụ sau đây:. a) Tiếp nhận đơn kiện, đơn yêu cầu, khiếu nại dân sự;. b) Làm thủ tục thụ lý vụ kiện. Những quy định của Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự đã đề cập một cách khá đầy đủ và chi tiết thủ tục nhận đơn khởi kiện và thủ tục thụ lý đơn khởi kiện của nguyên đơn; cụ thể là:. Trong trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án, Tòa án phải nhận đơn để xem xét. Nếu vụ kiện thuộc đúng thẩm quyền, thì Tòa án làm thủ tục thụ lý đơn kiện. Nếu vụ kiện không đúng thẩm quyền, thì phải giải thích để người khởi kiện gửi, nộp đơn tới cơ quan hay Tòa án có thẩm quyền. Trong trường hợp đơn khởi kiện.. được gửi qua đường bưu điện, Tòa án phải kiểm tra đơn.. và phải thực hiện một trong những việc sau đây:. a) Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thì làm thủ tục thụ lý;. b) Nếu vụ kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án khác, thì chuyển đơn khởi kiện..cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện.. c) Nếu vụ kiện không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Chúng tôi thấy rằng, những quy định như trên của Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự đã thể hiện một sự hoàn thiện đáng kể các quy định về thụ lý đơn kiện tranh chấp kinh tế, tạo những tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, nhất là cho việc hòa giải các tranh chấp này.
Tuy vậy, tác giả luận án cho rằng, những điều khoản trên vẫn chưa quy định đầy đủ những công việc mà Thẩm phán, Thư ký Tòa án cần làm khi thụ lý đơn kiện của nguyên đơn. Chúng tôi thấy rằng, Thẩm phán, Thư ký Tòa án còn cần kiểm tra căn cứ pháp lý của đơn kiện, phải kiểm tra xem yêu cầu của nguyên đơn có trái pháp luật không.
Các Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử phải nắm vững và quán triệt các nguyên tắc này, không được vi phạm các nguyên tắc này. Có như vậy thì thủ tục hòa giải các tranh chấp kinh tế mới được thực hiện một cách thống nhất, đúng pháp luật và có hiệu quả, góp phần đáng kể vào việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.
- Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ (đối với người không biết chữ) của các đương sự có mặt trong buổi hòa giải và chữ ký của người lập biên bản. Thẩm phán hoặc các thành viên của Hội đồng xét xử phải ký tên và đóng dấu Tòa án vào biên bản hòa giải.
Tuy vậy, tác giả luận án cho rằng Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định như vậy là chưa sát hợp, chưa đầy đủ, chưa có hệ thống các điều kiện cần thiết để Tòa án có thể tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế. Để tránh khả năng các Tòa án tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế khi chưa đủ những điều kiện cần thiết, nhiều khi dẫn đến việc lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có sai lầm, thiếu sót, làm cho các đương sự phải làm đơn khiếu nại lên Tòa án cấp trên hoặc bị Tòa án, Viện kiểm sát cấp trên ra kháng nghị, tác giả luận án cho rằng, các nhà làm luật cần phải quy định các điều kiện cần thiết cho việc Tòa án tiến hành hòa giải trong một số điều khoản của Bộ luật Tố tụng Dân sự trong tương lai.
Tuy vậy, tác giả luận án cho rằng Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định như vậy là chưa sát hợp, chưa đầy đủ, chưa có hệ thống các điều kiện cần thiết để Tòa án có thể tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế. Để tránh khả năng các Tòa án tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế khi chưa đủ những điều kiện cần thiết, nhiều khi dẫn đến việc lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có sai lầm, thiếu sót, làm cho các đương sự phải làm đơn khiếu nại lên Tòa án cấp trên hoặc bị Tòa án, Viện kiểm sát cấp trên ra kháng nghị, tác giả luận án cho rằng, các nhà làm luật cần phải quy định các điều kiện cần thiết cho việc Tòa án tiến hành hòa giải trong một số điều khoản của Bộ luật Tố tụng Dân sự trong tương lai. Theo quan điểm cá nhân, tác giả luận án cho rằng, các điều kiện cho việc Tòa án tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế cần phải là những điểm sau:. 1- Phải có đơn kiện của nguyên đơn; nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí. 2- Nguyện vọng và yêu cầu của nguyên đơn có căn cứ pháp lý và không được trái pháp luật. 3- Các bên có tranh chấp, nhất là bị đơn, chấp nhận việc hòa giải. 4- Khi Tòa án hòa giải, các bên có tranh chấp hoặc người đại diện được ủy quyền hợp pháp của các bên phải có mặt. 5- Nội dung và quá trình hòa giải tranh chấp kinh tế được lập thành biên bản. Cần có quy định về hình thức văn bản công nhận hòa. văn bản công nhận hòa giải thành tại phiên tòa và trước phiên tòa phúc thẩm chưa được quy định rừ. Do sự thiếu cụ thể này đó dẫn đến tỡnh trạng có một số Tòa án thì công nhận sự thỏa thuận và ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, lại có Tòa án ra bản án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa. Hoặc trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án các cấp còn lúng túng trong việc quyết định số phận pháp lý của bản án sơ thẩm. Để giải quyết những vướng mắc nói trên, theo chúng tôi, cần bổ sung những quy định mới trong chế định hòa giải khi xây dựng Bộ luật Tố tụng Dân sự. Ở đây chúng tôi xin nêu ra một số quy định chủ yếu:. - Nếu hòa giải thành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. - Nếu tại phiên tòa các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận. - Nếu việc hòa giải tiến hành trước khi mở phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì tòa phúc thẩm thành lập hội đồng gồm ba thẩm phán để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó và tùy từng trường hợp cụ thể mà xử lý như sau:. a) Hủy bản án sơ thẩm, nếu thỏa thuận giữa các đương sự có nội dung khác hoàn toàn so với quyết định trong bản án sơ thẩm;. b) Sửa bản án sơ thẩm, nếu thỏa thuận giữa các đương sự chỉ khác một phần so với quyết định trong bản án sơ thẩm;. c) Giữ nguyên bản án sơ thẩm, nếu thỏa thuận giữa các đương sự không khác so với quyết định trong bản án sơ thẩm. Phương hướng hoàn thiện các quy định về hòa giải tranh chấp kinh tế ở Việt Nam bao gồm việc hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức và xác định cụ thể, đầy đủ các thẩm quyền của các Tòa Kinh tế; Nâng cao trình độ của Thẩm phán, của Thư ký Tòa án và của Hội thẩm nhân dân về kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật, tài chính, kế toán.