MỤC LỤC
Số sản phụ có cảm giác căng tức vú nhiều và căng tức vú vừa: tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Số sản phụ có cảm giác căng tức vú ít: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Lượng sữa vắt được trong một phút tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa.
Tỷ lệ thời gian một bữa bú mẹ dưới 5 phút: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Tỷ lệ thời gian một bữa bú mẹ trên 15 phút: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Sau mỗi bữa bú mẹ, tỷ lệ trẻ không khóc tăng lên, tỷ lệ trẻ khóc giảm xuống sau các ngày điều trị và cả sau khi dừng thuốc 7 ngày.
Số trẻ tiểu tiện dưới 6 lần/ngày: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Số trẻ tiểu tiện trên 6 lần/ngày: tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa.
Qua điều trị 40 sản phụ thiếu sữa bằng uống cốm lợi sữa, nhóm nghiên cứu chúng tôi không gặp bệnh nhân nào bị đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa lỏng, đau đầu, mẩn ngứa.
Có thể do người lao động vận động nhiều, ít căng thẳng về trí óc, tâm lý thoải mái nên sinh đẻ dễ, không ảnh hưởng tâm lý, không mất máu nhiều nên số sản phụ sau sinh thiếu sữa không cao. Những người nội trợ, tâm lý đỡ căng thẳng, nghỉ ngơi theo ý muốn ở thời kỳ mang thai, như thế mẹ khoẻ, con khoẻ có nhiều thuận lợi cho sinh đẻ nên tỷ lệ sản phụ sau sinh thiếu sữa cũng thấp (chỉ chiếm 22,5%). Những sản phụ là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 57,5%, có thể do cường độ làm việc trí óc nhiều, áp lực công việc lớn, nghỉ ngơi dưỡng sức không đầy đủ, có sự hiểu biết về thai sản, nên họ lo lắng nhiều hơn về sinh đẻ, gây căng thẳng tinh thần, nên ảnh hưởng đến tiết sữa.
Ở đây, có thể do đề tài thực hiện tại Hà Nội, nơi trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật nên có tỷ lệ các sản phụ có học vấn là đại học chiếm tỷ lệ cao hơn. Với tỷ lệ trên, chúng tôi nghĩ rằng: ở những sản phụ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm còn lo lắng, bỡ ngỡ trong thời gian mang thai cho đến khi sinh và nuôi con. Ngoài ra, khi mổ đẻ, các bác sĩ có thể sẽ cho sản phụ dùng một số kháng sinh chống chỉ định với con, nên trong thời gian dùng thuốc, sản phụ sẽ không thể cho con bú.
Kết quả này được đánh giá qua hỏi kỹ sản phụ, chúng tôi thấy số trẻ bú thêm với tỷ lệ trên chứng tỏ số sản phụ thiếu lượng sữa rất cao, không đáp ứng nhu cầu ăn cho trẻ, nên việc phục hồi tăng lượng sữa cho các sản phụ là rất cần thiết. Có thể do uống cốm lợi sữa đã làm cho hai mạch Xung Nhâm thịnh, Tỳ Vị mạnh, khí huyết đầy đủ, chức năng tạng phủ được điều hoà, nên có thể hoá sinh ra sữa được. Có lẽ khi sản phụ uống cốm lợi sữa đã có tác động đến kinh mạch và tạng phủ trong cơ thể như: Phế, Tâm, Tỳ và Thận làm thúc đẩy hoạt động chức năng của các tạng này.
Theo lý luận của Y học cổ truyền: cơ chế sinh ra sữa là do hoạt động sinh lý của kinh mạch, tạng phủ để sinh ra sữa, thông qua hệ kinh mạch mới có thể đưa đến tuyến vú để đẩy sữa ra ngoài. Mạch Nhâm đảm bảo âm huyết của toàn thân, mạch Xung thuộc kinh dương minh là bể của huyết, cho nên gốc khí thịnh, bể huyết đầy đủ, làm cho sữa xuống đầy đủ. Thành phần chủ yếu của sữa là tân dịch do khí huyết sinh ra, khí huyết do tạng phủ biến hoá mà ra, thông qua hệ kinh mạch khí huyết mới có thể chuyển hoá tới tuyến vú để sinh ra sữa.
Vị khí thịnh thì xung mạch cũng thịnh, Vị thịnh thì thu nạp nhiều thức ăn (nhào trộn làm nhuyễn) tạo điều kiện cho Tỳ hấp thu tốt nhất những chất tinh hoa từ thức ăn để bổ sung cho huyết. Với chức năng của tạng phủ, kinh mạch trình bày ở trên cho thấy cơ chế sinh sữa, bài tiết sữa tuỳ thuộc vào hai mạch Xung, Nhâm và có quan hệ mật thiết với tạng phủ. Người phụ nữ sau đẻ các tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận được sung túc thì khí huyết thịnh, lúc này mới đủ rót vào hai mạch Xung, Nhâm rồi tới tuyền vú mà sinh sữa [37].