Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT ở Huyện Quảng Xương.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp, khái quát hoá các nhận định độc lập, mô hình hoá. - Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu các sản phẩm hoạt động : Nhằm xác định các cơ sở thực tiễn, xây dựng những cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.

Những đóng góp chính của đề tài

- Lấy ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý: Nhằm xác định tính khả thi của các giải pháp đưa ra.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

    Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài các quy định trên, còn có thêm những nhiệm vụ như: tìm hiểu nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; phối hợp với GV bộ môn, phụ huynh HS, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể ở địa phương; nhận xét đánh giá xếp loại HS cuối kì cuối năm học, đề nghị khen thưởng kỉ luật HS; báo cáo định kì, đột xuất với hiệu trưởng. Giáo viên THPT có quyền: được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục HS; được hưởng mọi quyền lợi vật chất tinh thần và được chăm sóc bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ chính sách đối với GV; được trực tiếp thông qua các tổ chức của mình tham gia quản lí nhà trường; được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có) khi đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện hành; được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và nghiên cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ nói trên.

    CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

    Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa

    Hiện nay, 100% số xã đã có đường ôtô đến xã, toàn huyện có 60 km đường rải nhựa, hệ thống cầu cống trên các trục đường giao thông đảm bảo thông tuyến, không những tạo nên thuận lợi cho việc đi lại, mà còn là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đối với hệ thống thủy lợi, hiện có 65% diện tích sản xuất được tưới bằng nguồn nước tự chảy (8.000 ha), 35% diện tích còn lại được tưới bằng nguồn nước tạo nguồn với hình thức chủ yếu là bơm điện và bơm dầu (4.000 ha), kênh mương tưới phần lớn đã được xây dựng và kiên cố, tạo thuận lợi lớn cho nông nghiệp phát triển.

    Thực trạng chung về GD&ĐT Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa

    Từ thực trạng cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, thiết bị dạy học nghèo nàn, thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng thư viện của những năm trước, trong 5 năm trở lại đây Phòng đã tích cực tham mưu với HU-HĐND-UBND huyện, để đề ra các chủ trương, biện pháp tích cực trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, xây dựng kế hoạch và lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trong 10 năm. Bằng nhiều giải pháp, các địa phương, nhà trường huy động được nhiều nguồn lực: Đóng góp của nhân dân, đấu thầu đất, các chương trình dự án, các nhà hảo tâm để xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan, mua sắm trang thiết bị dạy học, theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

    Thực trạng chung về giáo dục THPT ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

    Tuy nhiên, do cơ sở vật chất các nhà trường còn hạn chế, phương tiện, thiết bị dạy học còn thiếu thốn, một số cán bộ- GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn non, chậm đổi mới phương pháp, việc cập nhật kiến thức, ứng dụng công nghệ còn hạn chế, nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục toàn diện HS, số lượng HS xếp loại học lực yếu - kém còn nhiều, tỷ lệ xếp loại học lực khá - giỏi còn thấp, còn có hiện tượng HS vi phạm kỷ luật nhà trường, các tệ nạn xã hội vẫn còn có nguy cơ xâm nhập vào học đường, số lượng HS bỏ học hàng năm vẫn còn (năm học 2008-2009 có 42 em bỏ học giữa chừng). Một số CBQL chưa được đào tạo cơ bản; một bộ phận chưa thật sự tâm huyết với nghề, chậm đổi mới phương pháp quản lý, đời sống của CBQL còn khó khăn, trình độ ngoại ngữ, tin học quá yếu, khả năng ứng dụng các phương tiện khoa học hiện đại, công nghệ thông tin vào công tác quản lý còn quá thấp; bản lĩnh chính trị, tính trung bình chủ nghĩa, công tác tham mưu, giao tiếp, lập kế hoạch, tầm nhìn còn hạn chế, chưa mạnh dạn, sáng tạo, giám nghỉ giám làm.

    Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xếp loại học lực cấp THPT trong 5 năm trở lại đây
    Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xếp loại học lực cấp THPT trong 5 năm trở lại đây

    Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên THPT Huyện Quảng Xương

    Tuy nhiên vẫn còn một số GV do kinh nghiệm, do tinh thân trách nhiệm, nên thường áp đặt, thiếu dân chủ, thiếu tôn trọng đối với HS cho nên chưa tạo được không khí hăng say học tập, lôi cuốn mọi HS tham gia vào các hoạt động học tập có sự cộng tác, hợp tác(đặc biệt là số HS yếu kém); thiếu bình tĩnh, tự tin trong giải quyết tình huống sư phạm, chưa lắng nghe ý kiến HS, chưa chú trọng tổ chức các hoạt động nhận thức, giúp HS chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm. Các loại hồ sơ từng năm được quy định cụ thể, có tổ chức kiểm tra, thi hồ sơ chuẩn nên hầu hết GV có đủ loại hồ sơ, sắp xếp bảo quản khá tốt, một số GV đã có ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung. Tuy nhiên phần đông GV còn xem nhẹ xây dựng hồ sơ đạt chuẩn, đặc biệt. là hồ sơ tự học, tự bồi dưỡng, hồ sơ tích luỹ chuyên môn, mới làm để đối phó, nên chất lượng nội dung hồ sơ chưa cao. + Về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục. Hàng năm GV được tham gia các lớp tập huấn, các chuyên đề về giáo dục HS, do đó phần đông GV chủ động khai thác được nội dung bài học, biết liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho HS, gần gũi với HS, luôn lấy hành vi, đạo đức, tác phong người thầy làm gương cho các em, biết khai thác các nội dung bài dạy phục vụ cho giáo dục pháp luật, dân số, môi trường, an toàn giao thông, truyền thống quê hương, đất nước,…Bên cạnh đó vẫn còn một số GV chưa chú ý đúng mức việc liên hệ thực tế hoặc chưa biết liên hệ một cách sinh động nên gò bó, khô cứng dẫn đến kết quả giáo dục HS chưa cao. * Giáo dục qua các hoạt động giáo dục khác:. Các hoạt động giáo dục khác như: Chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp số đông GV thực hiện khá tốt, biết gắn với phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Nhiều GV chủ nhiệm đã xây dựng được mục tiêu, kế hoạch, tổ chức hoạt động đối với lớp mình chủ nhiệm. Có kế hoạch hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh HS và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục HS. Tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh, chịu khó tìm hiểu đặc điểm, hoàn cảnh HS để có biện pháp giáo dục thích hợp. Song vẫn còn một số GV do năng lực quản lý HS yếu nên ngại làm công tác chủ nhiệm, chưa tận tuy để thúc đẩy phong trào ở lớp mình phụ trách. Ý thức xây dựng tập thể, xây dựng trường chưa cao dẫn đến việc tham gia các hoạt động ngoài giờ của một số GV chưa thật tốt. Công tác quản lý của các cấp lãnh đạo chưa đủ mạnh, chưa kích thích động viên để họ tham gia, hăng say công việc. * Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng:. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: Lao động công ích, hoạt động xã hội, chăm sóc và bảo vệ các khu di tích lịch sử, văn hoá,.. đã được giao cho từng nhà trường, từng GV theo từng năm, do đó GV đã thực hiện khá đầy đủ theo kế hoạch. Tuy nhiên mức độ linh hoạt, sáng tạo của GV trong các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, ứng xử hợp lý, linh hoạt các tình huống sư phạm xẩy ra khác với kế hoạch đã thiết kế còn rất hạn chế. * Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục:. Phần đông GV đã vận dụng hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp với đối tượng và có chuyển biến tích cực. + Về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức. * Đánh giá kết quả học tập:. Việc GV đối xử công bằng với HS, không thành kiến với HS, số lượng GV chưa thực hiện tốt còn chiếm tỷ lệ xấp xỉ 63%. Nguyên nhân là số GV này còn nể nang với con em bạn bè thân thích, việc đánh giá cho điểm còn chưa chú trọng chặt chẽ, chưa sát thực, gần gũi, thân ái độ lượng với HS. Một số GV còn thiếu trách nhiệm, thiếu công khai, công bằng, khách quan, chính xác dẫn đến việc xếp loại học sinh nhất là xếp loại học lực, học sinh tiên tiến, HS giỏi toàn diện chưa thực chất. Chưa chú trọng phát triển năng lực tự đánh giá của HS, chưa sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh dạy và học. Đa số GV chưa sử dụng một cách linh hoạt sáng tạo các phương pháp truyền thống và hiện đại, chưa biết tự thiết kế công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. * Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức:. Điều đáng lưu ý là hiện nay tiếng nói GV đề xuất những biện pháp thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động GD của nhà trường là chưa đồng đều. Mặt khác nhiều GV cũng có ý buông xuôi, phó mặc cho các nhà lãnh đạo. bình và yếu). Phần đông GV có ý thức cố gắng vươn lên, song trên thực tế và theo đánh giá của các chuyên gia thì vẫn còn nhiều GV thoả mãn với công việc hiện tại, không có chí tiến thủ, không hứng thú với việc tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, kể cả việc tham gia các đợt bồi dưỡng thường xuyên của ngành, dẫn đến số GV thực hiện đúng kế hoạch tự học tự bồi dưỡng đó vạch ra, đem lai kết quả rừ rệt về phẩm chất đạo đức, nõng cao trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ là chưa nhiều.

    Bảng 2.8: Thực trạng số lượng và độ tuổi giáo viên THPT Huyện Quảng Xương năm học 2010-2011:
    Bảng 2.8: Thực trạng số lượng và độ tuổi giáo viên THPT Huyện Quảng Xương năm học 2010-2011:

    Thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT ở huyện Quảng Xương

    Ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị 40/CT-TW về “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giỏo và cỏn bộ quản lý giỏo dục”, chỉ thị đó chỉ rừ: mục tiờu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; Đội ngũ chính là yếu tố quyết định mọi hoạt động GD trong nhà trường, việc Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kĩ năng dạy học cho giáo viên các trường phổ thông là công việc thường xuyên và cấp thiết để nâng cao chất lượng GD-ĐT. Dựa trên cơ sở lý luận, qua sự nghiên cứu các Nghị quyết, định hướng của Đảng và nhà nước; dựa trên các kết quả điều tra và khảo sát, phân tích các hoạt động thực tiễn ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quảng Xương; Qua ý kiến của các nhà quản lý, ý kiến của các chuyên gia để xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo cần có sự cố gắng không chỉ riêng của ngành giáo dục mà còn có.

    Một số giái pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

    Hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể thực sự có mối quan hệ khăng khít khi đó sẽ đảm bảo chế độ chính sách cho tập thể sư phạm; sẽ xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm; sẽ xây dựng và cũng cố và phát huy các truyền thống tập thể trong nhà trường; sẽ xây dựng bầu không khí, tâm lý thuận lợi, đoàn kết trong tập thể sư phạm và đó là nền tảng để nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Quy chế nội bộ trường học là việc thể chế hoá các quy định giáo dục đào tạo, tạo thành những quy chế, những chủ trương, những kế hoạch, những chỉ tiêu phấn đấu, những quy định, những nguyên tắc, lề lối làm việc dựa trên pháp luật hiện hành phù hợp tình hình thực tế của cơ quan tạo điều kiện cho cán bộ GV, công nhân viên và học sinh trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

    Bảng 3.1: Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy.
    Bảng 3.1: Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy.

    Mối quan hệ giữa các giải pháp

    - Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên tại trường hoặc cử cán bộ phụ trách thiết bị(thực trạng số cán bộ phụ trách thiết bị gần như chưa được đào tạo), giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học do các cấp quản lý giáo dục tổ chức, phải có những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tại địa bàn huyện Quảng Xương, việc các cấp quản lý, các trường không ngừng chăm lo tới đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đã có những tác động to lớn về nhận thức, hoạt động thực tiễn trong các ban lãnh đạo các trường và trong đội ngũ GV, bước đầu tạo sự chuyển động tích cực và sự lan toả tác dụng tới hoạt động đội ngũ GV.

    Sơ đồ mối quan hệ:
    Sơ đồ mối quan hệ:

    Tính khả thi của các giải pháp

    Dựa vào thực trạng giáo dục, thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên THPT huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT với mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT huyện Quảng Xương nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Trong phạm vi của mỗi trường THPT, nếu hiệu trưởng vận dụng đồng bộ các giải pháp quản lý mà chúng tôi đưa ra một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi trường thì nhất định chất lượng GD sẽ được nâng lên.