MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý (QL) công tác giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh (HS) ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, đề xuất các biện pháp QL nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Các phương pháp này dùng để nghiên cứu các công trình khoa học đã có và các tài liệu thu thập được có liên quan đến đề tài.
Đồng thời chúng ta có thể hiểu rằng đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội, điều hoà và thống nhất mâu thuẫn giữa lợi ích chung (của tập thể, của xã hội) và lợi ích riêng (của cá nhân) nhằm đảm bảo trật tự xã hội, khả năng phát triển xã hội và cá nhân, để giải quyết mâu thuẫn đó, xã hội đề ra các yêu cầu dưới dạng những chuẩn mực giá trị được mọi người công nhận và được củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận, lương tâm. Quản lý công tác GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm giúp hoạt động GDĐĐ đạt được kết quả mong muốn, làm cho tất cả mọi người trong xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác GDĐĐ trong xã hội; nắm vững và vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện gắn với sự đổi mới của đất nước; có thái độ, hành vi đúng đắn đối với công tác quản lý GDĐĐ trong xã hội; ủng hộ những việc làm tốt, phê phán những việc làm xấu và những biểu hiện tiêu cực trái với qui định của luật pháp; tích cực tự rèn luyện, tu dưỡng, tự hoàn thiện bản thân; có thói quen thực hiện và thực hiện tốt những qui định của các tổ chức trong xã hội.
Đến đại hội lần thứ X (25/04/2006), Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”và “Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục” [8]. Điều 2, Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH 11 ngày 14 thỏng 6 năm 2005 chỉ rừ mục tiờu giỏo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24].
Do vậy, trẻ em dù được hưởng một nền giáo dục khá đầy đủ trên ghế nhà trường thì chúng mới chỉ hình thành trên bình diện xã hội, ý thức xã hội; chúng vẫn cần được bổ sung, hoàn thiện những hiểu biết xã hội, tính năng động và sáng tạo thông qua việc thực hiện các vai trò xã hội và thể hiện tính tích cực xã hội thông qua những hoạt động thực tiễn ở trong lớp học cũng như ngoài giờ lên lớp, trong học tập cũng như trong xã hội. - Điều 27 của Luật giáo dục Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 chỉ rừ: Mục tiờu của giỏo dục phổ thụng là giỳp học sinh phỏt triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách cho con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở trường tiểu học, phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của Hội đồng giáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên, nghị quyết của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và học sinh phải thực hiện.
+ Có sự quan tâm đúng mức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp tập thể, cá nhân đóng trên địa bàn huyện tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần cho các nhà trường thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Do đó việc điều tra để đánh giá đúng thực trạng về hạnh kiểm, học tập của HS và nhận thức về giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh này của các lực lượng giáo dục là rất cần thiết để từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
- Điều đáng lo ngại khi nhận định xu thế tình hình đạo đức của học sinh có 10% (30/130) số ý kiến nhận xét đạo đức học sinh đang xuống cấp nghiêm trọng do những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của sự bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu quốc tế, của việc thiếu sự tổ chức quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thiếu sự giám sát và phối hợp động bộ của toàn xã hội. Do vậy, nếu quản lý phù hợp, thiết lập được các mối quan hệ từ gia đình, nhà trường xã hội thì, có nội dung giáo dục thiết thực có thể phát huy được mặt tích cực của các yếu tố khách quan và chủ quan, hạn chế được mặt tác động tiêu cực hoặc chuyển mặt tiêu cực thành tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh trong nhà trường.
+ Những năm gần đây Đội thiếu niên tiền phong và Sao nhi đồng đã có nhiều đổi mới, cải tiến trong việc tổ chức các hình thức, phương pháp GDĐĐ học sinh như diễn đàn tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ kính yêu và truyền thống lịch sử của dân tộc; diễn đàn giao lưu với học sinh, các trường bạn; thi biểu diễn các hoạt động văn hóa nghệ thuật thể thao trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm,. Trong khi đó còn nhiều tổ chức xã hội, nhiều lực lượng kết hợp chưa thường xuyên với nhà trường trong công tác này (70.9%) và hiệu quả của sự kết hợp chỉ có 17.7% số đối tượng điều tra đồng ý, khiến cho nhà trường vào thế khó khăn, đôi khi “đơn phương độc mã”,một mình chèo ngược dòng nước trong việc GDĐĐ học sinh.
Bởi vì, Phối hợp chưa tốt giữa tập thể giáo viên và tập thể HSTH; Phối hợp chưa chặt chẽ giữa Gia đình- Nhà trường- Xã hội thì không tạo ra được sức mạnh tổng hợp, không tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của lực lượng tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HSTH. Theo điều II Luật Giáo dục của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24].
- Các tổ chức, đơn vị kinh tế - xã hội với 3 loại hình thức tổ chức: quốc doanh, tập thể, tư nhân, các tổ chức đều có kiều kiện về CSVC, Nhà trường tranh thư sự giúp đỡ của họ trong việc xây dựng CSVC cho dạy và học, giúp học sinh làm quen với công nghệ sản xuất hiện đại và truyền thống, giáo dục ý thức lao động và khả năng thu nhận học sinh khi tốt nghiệp, cung cấp cho họ nguồn lao động tương lai. Tóm lại: Đổi mới hoạt động phong trào tự quản của học sinh, trong đó GVCN giúp ở khâu quan trọng nhất hoặc chỉ giữ vai trò cố vấn, giám sát, học sinh trực tiếp tham gia quản lý tự quản, tự tổ chức, chuẩn bị là một giải pháp quan trọng góp phần giáo dục đạo đức học sinh làm cho quá trình giáo dục trở thành quả trình tự giáo dục, hoàn thiện nhân cách của người học sinh, người công dân, đáp ứng được nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Để các hoạt động trên có tác động thực sự, ngay từ đầu năm học các hội nghị lớn của nhà trường cần quá triệt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, có kế hoạch, tổ chức thực hiện tới toàn thể giáo viên và mỗi học sinh trong trường. Trong việc chỉ đạo, các biện pháp trên như những đinh ốc của “cỗ máy quản lý”, tạo nên sự chặt chẽ đồng bộ thúc đẩy “cỗ máy quản lý” giáo dục đạo đức cho học sinh hoạt động nhịp nhàng hiệu quả cao.
Điều đó chứng tỏ rằng, đây là giải pháp tổng hợp để thực hiện các giải pháp khác: phát huy tính tự chủ của học sinh (90,7% số ý kiến tán thành và 80,5% số phiếu tán thành có thể thức hiện được), huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia giáo dục đạo đức học sinh trên cơ sở thống nhất mục tiêu nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện trong thực tế. - Việc đề xuất các biện pháp như trên là hoàn toàn cần thiết, từ chổ định hướng chung đến việc thiết kế xây dựng cơ chế hoạt động có tính đồng bộ, hài hòa ngay trong các bộ phận, phòng, ban ngành trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đến gia đình học sinh và các lực lượng xã hội nhăm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức HSTH huyện Hoằng Hóa nói riêng và GDĐĐ cho HSTH nói chung.
Các giải pháp trên từ thế khả năng có thể chuyển thành hiện thực một cách phổ biến, bởi chúng chủ yếu phát huy nội lực chủ quan của cán bộ quản lý trường học, tính tự giác cao của học sinh, huy động tiềm năng của các phương pháp quản lý, phương tiện quản lý. Hơn nữa, với chất lượng quản lý không ngừng được nâng cao, mỗi cấp quản lý giáo dục đều có thể vận dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài này vào thực tiễn của trường mình một cách năng động, sáng tạo.