MỤC LỤC
Nhìn chung do giá cả tiêu thụ hợp lý, người chăn nuôi có lợi nhuận đáng kể, khuyến khích phong trào chăn nuôi trong tỉnh phát triển nhanh đặc biệt là chăn nuôi heo, gia cầm, nuôi ong lấy mật, không những đầu tư phát triển về số lượng mà người dân đã tích cực sử dụng các loại giống vật nuôi tiên tiến có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra trong năm đã rà soát, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các điểm du lịch, lập quy hoạch chi tiết mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch trọng điểm, xây dựng quy hoạch chi tiết khu du lịch Cù lao Hiệp Hòa, Cù lao Ba Xê gắn với tuyến du lịch trên sông, duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch Chùa Gia Lào, lập đề cương quy hoạch chi tiết khu du lịch Thác Mai - Hồ nước nóng.
Hiện nay trên địa bàn thị trấn Xuân Lộc cũng đã hình thành được một số nhà máy công nghiệp đang đi vào hoạt động sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đã và đang từng bước được cải tạo chỉnh trang, xây dựng mới đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển kinh teỏ cuỷa huyeọn. - Ngòai ra, đầu năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định hình thành hai hai huyện mới là huyện Trảng Bom và huyện Cẩm Mỹ trên cơ sở tách huyện Thống Nhất thành 2 huyện Trảng Bom và Thống Nhất; tách huyện Long Khánh thành Thị xã Long Khánh và huyeọn Caồm Myừ. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, theo tính toán của Tỉnh cùng với các ngành Trung ương đã tiến hành lựa chọn bước đi trong việc phát triển các KCN với một số căn cứ: khả năng đất xây dựng, khả năng cấp nước, khả năng cấp điện, khả năng vận tải, khả năng cung cấp lao động, đã dự kiến hình thành 17 KCN và một số KCN nhỏ ở các huyện, xã.
- Xem xét các quy định, chiến lược môi trường quốc gia và các định chế quốc tế về các vùng, tiểu vùng cần phải được bảo vệ. Phân vùng lãnh thổ gắn với quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Đồng Nai.
Song song với việc phát triển các KCN vùng II, các vùng nguyên liệu được đẩy mạnh phát triển như đậu nành, mía, thuốc lá, cao su, càphê, điều…bên cạnh đó ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường học, trạm xá, nhà văn hóa, cấp nước và vệ sinh môi trường…. Biên Hòa sẽ hình thành các đô thị là Thị trấn Trảng Bom, Thị trấn Dầu Giây, Thị xã Long Khánh và thị trấn Gia Ray, Thị trấn Cẩm Mỹ và các khu dân cư Bắc Sơn, Hố Nai 3, Sông Mây phục vụ các KCN. Như vậy để xây dựng quy họach môi trường tỉnh Đồng Nai, cơ quan thực hiện đã phân chia tỉnh thành 5 kiểu vùng ứng với 22 tiểu vùng khác nhau.
Lượng chất thải này với thành phần chủ yếu là bùn thải công nghiệp, sản phẩm điện trở bằng sứ, bảng mạch in, phế phẩm giày da… Đối với các loại chất thải rắn công nghiệp có khả năng tái chế như gỗ, nilon, nhôm, đồng, sắt, thép phế liệu, vải vụn…được giao cho các đơn vị tư nhân phân loại, tái chế và bán cho các đầu mối tại Tp. Tại một số doanh nghiệp, chất thải lỏng (chủ yếu là hóa chất) được thu gom theo từng nhóm chất riêng, các thùng chứa hóa chất nguyên liệu sau khi sử dụng hết được dùng để chứa hóa chất thải (sau khi xóa nhãn bao bì), bùn thải được thu gom vào các thùng chứa hoặc bao nhựa. Ngoại trừ một số tiêu chuẩn COD, BOD là vượt nhẹ khu vực nhà máy đường Trị An và đoạn sông gần nhà máy nước Thiện Tân là có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt từ đất liền từ cửa sông Bé đổ vào và các chất thải công nghiệp của nhà máy đường Trị An thải ra không đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại A theo quy định của tỉnh Đồng Nai.
Tổng số báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã duyệt là 16 báo cáo, trong đó do Sở KH, CN và Môi trường thực hiện thẩm định báo cáo (ĐTM) và Tỉnh đã cấp quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM gồm 6 dự án bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh và Thống Nhất (2 dự án); 3 dự án bệnh viện, 3 dự án về sản xuất kinh doanh, 01 dự án nghĩa trang và 3 dự án về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. Trong năm 2002, với lực lượng cán bộ gồm 5 đồng chí trong đó 01 thanh tra viên cấp 02 (Quyền Chánh thanh tra) cùng với 03 thanh tra viên cấp 01 và 01 cán bộ thanh tra, được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc Sở, Thanh tra Tỉnh và Thanh tra Bộ KHCN&MT cùng với sự phối hợp gắn bó với các phòng chức năng trong Sở, Thanh tra đã thực hiện 1 khối lượng công việc lớn và đạt được kết quả đáng khích lệ trong các mặt hoạt động sau đây : III.2.2.3. Kết quả toàn bộ các số liệu đo đạc ngoài hiện trường và kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm đã đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh, trong năm 2002, phục vụ có hiệu quả cho công tác thông tin hiện trạng diễn biến các thành phần môi trường cho UBND tỉnh kịp thời; đồng thời qua đó đã cung cấp các thông tin dữ liệu về các thành phần môi trường cho một số Sở, Ban, ngành, đơn vị trong tỉnh.
Đến năm 2010, hướng suy thoái rừng ở Đồng Nai là các kiểu rừng bị khai phá, cấu trúc rừng bị thay đổi, các tầng cây gỗ bị mất đi và thay vào đó là tre nứa và tầng cây bụi, trảng cỏ, cuối cùng cây bụi trảng có biến thành đất canh tác ở những nơi có độ dốc thích hợp. Như vậy từ năm 2004 đến năm 2010, tổng diện tích khai thác khóang sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khỏang 1.400 ha, phân chia thành 80 mỏ phân bố rộng khắp các địa phương như Biên Hòa, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Số liệu thống kờ ghi nhận rằng trong 10 năm qua tỷ lệ tăng tự nhiờn đó giảm đi rừ rệt, nhưng luồng di dân từ các nơi khác đến để tìm việc làm ngày một tăng, tăng dân số cơ học (không chính thống) ngày một gia tăng dẫn đến sự tập trung dân cao tại khu vực đô thị.
Đến năm 2010, đất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giảm đi khỏang 15.000 ha, đất lâm nghiệp dự kiến tăng khỏang 4.500 ha, phần lớn diện tích nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở, đất lâm nghiệp lấy từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đây là lọai hình kinh tế khá đặc thù, chúng vừa chịu ảnh hưởng bởi chất thải từ các họat động khác nhưng cũng là nguyên nhân gây ra chất thải ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sinh họat cũng như họat động nông nghiệp quanh vùng. Trên đây là các hệ số do Trung tâm Kỹ thuật Nhiệt đới – Viện VITTEP (đối với Biên Hòa I, II) và Trung tâm Công nghệ Môi trường – Viện Môi trường và Tài nguyên (đối với KCX Tân Thuận và Linh Trung) đưa ra dựa trên số công ty có trong KCN, diện tích đất và nhiên liệu tieõu thuù.
Như vậy đến năm 2010, qũy đất ở Đồng Nai còn rất hạn hẹp, với bình quân đất tự nhiên và đất ở trên đầu người thấp rất dễ xảy ra hiện tượng khai thác đất tự phát dẫn đến cạn kiệt và suy thóai đất. Đây là vấn đề khá phức tạp và khó kiểm sóat do nhân lực và kinh phí còn hạn hẹp do vậy công tác kiểm tra giám sát lọai hình này còn gặp nhiều khó khăn. Mặt dù hiện nay dự án khu xử lý chất thải công nghiệp tại Giang Điền đã được đầu tư bước đầu, nhưng dự báo đến năm 2010 vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải công nghiệp của tỉnh do tốc độ phát triển các KCN khá cao.
Mục tiêu tổng quát của quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai là từng bước bằng các giải pháp khoa học trong quản lý và thực thi nhằm phòng ngừa và kiểm sóat ô nhiễm; Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường các đô thị, các KCN và vùng nông thôn; Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới là khá cao mà nhất là việc xâm hại đến các vùng sinh thái nhạy cảm là điều khó tránh do vậy việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và đặc biệt là các vùng nhạy cảm sinh thái là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân và muốn phát triển lâu bền phải làm cho toàn xã hội được giáo dục và thông tin đầy đủ để tham gia có hiệu quả bằng việc thay đổi nhận thức trách nhiệm và hành động với lòng nhiệt tình trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và phát trieồn.
Mở rộng công suất các nhà máy nước ngầm Xuân Lộc, Gia Ray, Hố Nai và nhà máy nước Vĩnh An đảm bảo cấp nước cho khỏang 90% hộ dân các đô thị Long Khánh, Gia Ray, Thống Nhất và Vĩnh An. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung các KCN quy họach mới như Tam Phước, An Phước, Oâng Kèo, Bàu Xéo, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh vào naêm 2010. Giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng dân tộc thiểu số về bảo vệ tài nguyên và môi trường, hạn chế chặt phá rừng, phòng chống cháy rừng cũng như việc chăn thả gia súc.