Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Dệt 8 - 3 và giải pháp cải thiện

MỤC LỤC

Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty

Mặt hàng vải thành phẩm cũng vậy, tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch chỉ đạt 88,45% điều này cho thấy rằng Công ty cần xem xét lại tình hình tiêu thụ mặt hàng này, tạo sao mức thực hiện kế hoạch lại ở mức như vậy?. Có thể do công tác lập kế hoạch chưa đúng, có thể vị trí của sản phẩm đó trên thị trường đã không còn như trước nữa hay do chất lượng, giá cả của sản phẩm chưa đạt ở mức mà các khách hàng mong đợi, hoặc do tình hình cung cầu trên thị trường hay đổi. Và mức tiêu thụ thực tế đối với tất cả các mặt hàng cũng đều tăng lên so với năm 2000 do trong năm này Công ty đã mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới và một số biện pháp khác, tuy nhiên kết quả thực hiện kế hoạch vẫn còn ở mức thấp.

Có được kết quả như vậy là do Công ty đã tìm thêm được nhiều bạn hàng mới, mặt khác, năm 2001 Công ty đã mua sắm thêm được một số máy móc hiện đại nâng cao được chất lượng vải sợi và khánh thành Xí nghiệp May mới với nhiều máy tiên tiến do đó đã nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm lên rất nhiều so với dự kiến. Tuy nhiên, vấn đề dự báo của công ty còn chưa sát thực tế điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất, cò nhiều khi sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được trong khi đó có lúc nhu cầu tăng lên nhanh thì lượng sản xuất không đủ đáp ứng được nhu cầu, để khắc phục được tình trạng như vậy Công ty phải cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. - Các mặt hàng như vải thành phẩm, sản phẩm may cũng giống như vải mộc, mức tiêu thụ thực tế đã tăng so với kế hoạch, nguyên nhân cũng giống mặt hàng trên nhưng mức tồn cuối kỳ vẫn còn tương đối lớn do đó Công ty cần có những biện pháp thích đáng hơn để cân đối được giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ.

Tóm lại, tình hình tồn trữ ở Công ty Dệt 8/3 chưa được tốt, vẫn còn nhiều bức xúc và cần phải xem xét vì đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của Công ty. Chúng ta biết rằng, sợi là nguyên liệu của công nghệ dệt vải và quy mô thị trường trong nước của sản phẩm này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Trên thực tế hiện nay các cơ sở chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nên quy mô thị trường của sản phẩm sợi còn nhỏ hơn tiềm năng của nó nhiều, cung cấp khoảng 65%-70% so với công suất tối đa.

Ngoài ra khách hàng tiêu thụ vải chủ yếu của Công ty là Công ty May như: Công ty may Thăng Long, may Đức Giang, Công ty Vải sợi may mặc Miền Nam, Công ty Vải sợi 2 Sài Gòn… Đối với các Công ty này số lượng đạt 70% trong đó doanh thu chiếm 80% còn các doanh nghiệp tư nhân và buôn bán nhỏ chỉ đạt 30% chiếm 20% doanh thu. Số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty ra thị trường nước ngoài chiếm tỷ lệ ít chủ yếu là các sản phẩm qua may như quần soóc, sơ mi, tạp dề, quần áo bảo hộ lao động, ga gối… Đây là những sản phẩm có chất lượng không cao, những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao còn rất ít. Tóm lại, xét về mặt giá trị thì Công ty đã có được kết quả tốt là mức tổng doanh thu tiêu thụ hàng năm được tăng lên trong giai đoạn vừa qua, xét riêng về từng mặt thì vẫn có mặt hàng bị giảm xuống điều này gây nên sự gia tăng không cân đối giữa các sản phẩm, cần điều chỉnh sao cho nó phù hợp hơn.

Tất cả những điểm phân tích ở trên cho thấy kết quả tình hình tiêu thụ của Công ty trong thời gian vừa qua còn có hạn chế, nếu ta so sánh kết quả đó với một số các doanh nghiệp khác cùng ngành thì Công ty Dệt 8/3 vẫn chưa phải là một Công ty làm ăn có hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay. Những năm gần đây, Công ty đã thay thế dần sản phẩm dệt thô bằng những sản phẩm dệt có chất lượng, nguyên liệu chính để sản xuất ra vải dệt chính là những loại sợi có chất lượng của Công ty đang chiếm ưu thế trên thị trường. Công ty đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu thị trường như: thăm dò thị trường, quan sát mỗi sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, xu hướng mốt trên thế giới để tìm ra nhu cầu..Bên cạnh đó, Công ty đã khống chế tỷ lệ hàng không đạt chất lượng xuất khẩu, hàng phế phẩm và đàm phán với khách hàng để tiêu thụ sản phẩm với giỏ hợp lý.

Công ty đã áp dụng những hình thức đặt giá.Tuy nhiên so với các sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng thì sản phẩm của Công ty khó được chấp nhận vì mẫu mã không được ưa chuộng trong khi giá cả Công ty cũng xấp xỉ với hàng của doanh nghiệp khác. Ở Công ty Dệt 8/3 hiện có 3 loại sản phẩm chủ yếu bán ra trên thị trường đó là các sản phẩm về sợi, các sản phẩm về vải và các sản phẩm quần áo may mặc, ngoài ra Công ty còn sản xuất các sản phẩm khác như vải bò, khăn bông, vỏ chăn ,vỏ gối….

Quần âu trẻ em cái 40,000 3,2

Mỗi loại sản phẩm lại có nhiều chủng loại và có các tiêu chuẩn pha trộn khác nhau trong sản xuất. Do chủng loại đa dạng như vậy nên Công ty có nhiều cách xác định giá khác nhau.

Quần âu cái 10,000 65,000

Chính sách phân phối và tiêu thụ

Những người tiêu dùng không có điều kiện mua trực tiếp thì có thể mua sản phẩm thông qua các Công ty này. Đối với các nhà may ở các tỉnh phía Bắc thì phương thức vận chuyển chủ yếu của Công ty là vận chuyển bằng ô tô. Còn đối với các tỉnh phía nam Công ty vận chuyển hàng bằng phương tiện đường sắt.

Công ty còn tổ chức tiêu thụ qua các đại lý, trung gian áp dụng hình thức trả hoa hồng, tuy nhiên hình thức này được trả các mức khác nhau cho từng loại hình và từng loại sản phẩm. Các đại lý đều phải đặt tiền khoảng 5 triệu đồng khi muốn bán sản phẩm của Công ty các đại lý sẽ được hưởng hoa hồng 3% tính theo doanh số bán ra. Đối với các cá nhân ký hợp đồng uỷ thác được hưởng 1,5% doanh số bán ra.

Công ty còn tổ chức bán hàng theo hình thức ký gửi, Công ty mang hàng đến tận nơi cần bán ký gửi để nhờ bán và chỉ khi nào bán được hàng mới thu tiền. Các hình thức bán hàng này đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Chính sách xúc tiến bán hàng và phục vụ hậu mãi

Nhờ đó mà sản phẩm của Công ty đã tiêu thụ không ngừng trên thị trường. Công ty Dệt 8/3 đã liên tục tham gia các hội chợ triển lãm trong nước Công ty đã luôn danh được huy chương vàng, bạc cho sản phẩm của mình. Nhờ tham gia vào hội chợ triển lãm Công ty tăng cường mở rộng sản xuất, mở rộng thị thường thông qua các hợp đồng được ký kết.

Tham gia hội chợ triển lãm cũng là một cách để người tiêu dùng có thể đánh giá các sản phẩm của Công ty với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, thông qua đó Công ty có những cải tiến sản phẩm của mình sao cho nó phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Công ty cũng sử dụng những hình thức thanh toán khác nhau cho các khách hàng của mình. Các hình thức thanh toán trước, trong và sau khi bán hàng đều được sử dụng, bán hạ giá với những sản phẩm lỗi thời, sai sót, tồn kho….

Với các giao dịch thương mại quốc tế, vì những người bán hàng là những người dễ chịu rủi ro hơn cả nên Công ty phải sử dụng những cán bộ có kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực xuất khẩu, đảm bảo Công ty được thanh toán đầy đủ thông qua mở L/C, qua các ngân hàng, với đội ngũ có năng lực trách khỏi thiệu thòi trong kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo thoả mái thuận lợi cho khách hàng.